GNO - Người lớn không nên phạt khi trẻ kén ăn vì điều này không mang lại sự cải thiện nào cả.

Trẻ kén ăn có nguy cơ bất ổn tinh thần

GNO - Trẻ chỉ chọn ăn một số thực phẩm (chứ không ăn tất cả các món) là chuyện bình thường nhưng theo một nghiên cứu gần đây, có một số trường hợp trẻ kén ăn lại có khả năng bị các bất ổn tâm lý như lo lắng, kém tập trung do hiếu động thái quá (ADHD) và suy nhược tinh thần.

Kết quả nghiên cứu này được đăng tải trên Tạp chí Nhi khoa ngày 3-8 qua.

tre kem an.jpg
Trẻ kén ăn - Ảnh minh họa

Dù chưa rõ nguyên nhân tại sao nhưng trẻ con có những trải nghiệm giác quan cao độ thường nhạy cảm với thức ăn - chia sẻ của tác giả nghiên cứu Đại học Duke.

Các chuyên gia nhi khoa cho rằng những trẻ có thói quen như kiên quyết chỉ ăn trứng mà bỏ hết bông cải (chẳng hạn) trong đĩa thức ăn của mình ra thì có nguy cơ cao hơn.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện rằng, ở người lớn kén ăn (picky eaters) cũng có tỉ lệ mắc các bất ổn tâm lý cao hơn số đông khác.

Trong nghiên cứu này, các chuyên gia hỏi phụ huynh của khoảng 3.400 trẻ trước tuổi đến trường thông qua bảng câu hỏi về thói quen ăn uống, các dấu hiệu suy nhược tinh thần, lo lắng, hiếu động thái quá và các bất ổn khác cũng như sự nhạy cảm của trẻ với các trải nghiệm giác quan. 2 năm sau đó, các chuyên gia đánh giá lại kết quả bảng hỏi một lần nữa.

Trong đó, có 1/5 số trẻ kén ăn ở mức vừa phải, 3% kén ăn nghiêm trọng. Theo đó, quan sát cho thấy các trẻ này có khả năng hay bị lo lắng, suy nhược và hiếu động thái quá ngay tại thời điểm diễn ra nghiên cứu và 2 năm sau đó.

Khắc phục thế nào?

Theo Pelchat, kén ăn sẽ làm cho giờ ăn trở nên không được thoải mái, làm tăng bất hòa gia đình và gián tiếp dẫn đến lo lắng hoặc các trạng thái tâm lý bất ổn khác. Và trẻ có khuynh hướng hay lo lắng lại càng sợ hãi hơn với thức ăn.

Xét về nguyên nhân, nhiều khi vì một vật thể lạ nào đó (dù rất nhỏ) nằm trong thức ăn đã làm cho trẻ có cảm giác không an toàn khi ăn món đó. Có vài trường hợp, sự sợ hãi này phát triển thành bất ổn tâm lý khi ăn.

Người lớn không nên phạt khi trẻ kén ăn vì điều này không mang lại sự cải thiện nào cả. Thay vào đó, cha mẹ nên tập cho trẻ có niềm vui đối với thực phẩm, giúp trẻ bớt lo lắng về thức ăn, dành thời gian chuẩn bị thức ăn và để trẻ cùng làm với thức ăn với mình, dần dần trẻ sẽ trở nên không kén ăn nữa - chia sẻ của Pelchat.

Đức Hòa (Theo Live Science)


Về Menu

Trẻ kén ăn có nguy cơ bất ổn tinh thần

Thông minh hơn nhờ ngủ trưa 激安仏壇店 長谷寺 僧堂安居者募集 vài nét về tư tưởng giải thoát 僧人心態 佛法怎样面对痛苦 放下凡夫心 故事 æ Suy nhược tinh thần làm tăng nguy cơ có nên xem bói hay không การกล าวว ทยาน lạy phật Mong lũ qua và lòng người ấm 打七 clip ve luat nhan qua lam chung ta phai suy ngam Thêm một siêu thị Phật giáo tại Để gió cuốn đi Thai phụ cần lưu ý gì khi tập thể Cà chua có tác dụng chống ung thư dạ Dựng tượng Quách Thị Trang trước Viết cho con Thầy Tôi trong cõi gió trăng คนเก ยจคร าน Tưởng niệm lần thứ 48 Thánh tử tuổi trẻ và vấn đề đến với đạo Cụ bà 114 tuổi Có tình yêu thì con thùy l 生前墓 Phật giáo Đà Lạt sẽ hạ thủy 7 6 cách giúp bạn phòng ngừa cảm 本事 佛 Các nguyên nhân làm giảm trí nhớ nhû Giỗ Tổ khai sơn tổ đình Sắc tứ Tin ưng thư Chuyến Vitamin E bổ sung có lợi hay không HoẠNhá 文殊八字法 hieu roi moi buoc se that thenh thang TP Hồ Chí Minh Tưởng niệm lần thứ 47 gioi Thiếu sắt làm giảm thính lực Khánh Hòa Tưởng niệm lần thứ 49 ngày