GNO - Người lớn không nên phạt khi trẻ kén ăn vì điều này không mang lại sự cải thiện nào cả.

Trẻ kén ăn có nguy cơ bất ổn tinh thần

GNO - Trẻ chỉ chọn ăn một số thực phẩm (chứ không ăn tất cả các món) là chuyện bình thường nhưng theo một nghiên cứu gần đây, có một số trường hợp trẻ kén ăn lại có khả năng bị các bất ổn tâm lý như lo lắng, kém tập trung do hiếu động thái quá (ADHD) và suy nhược tinh thần.

Kết quả nghiên cứu này được đăng tải trên Tạp chí Nhi khoa ngày 3-8 qua.

tre kem an.jpg
Trẻ kén ăn - Ảnh minh họa

Dù chưa rõ nguyên nhân tại sao nhưng trẻ con có những trải nghiệm giác quan cao độ thường nhạy cảm với thức ăn - chia sẻ của tác giả nghiên cứu Đại học Duke.

Các chuyên gia nhi khoa cho rằng những trẻ có thói quen như kiên quyết chỉ ăn trứng mà bỏ hết bông cải (chẳng hạn) trong đĩa thức ăn của mình ra thì có nguy cơ cao hơn.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện rằng, ở người lớn kén ăn (picky eaters) cũng có tỉ lệ mắc các bất ổn tâm lý cao hơn số đông khác.

Trong nghiên cứu này, các chuyên gia hỏi phụ huynh của khoảng 3.400 trẻ trước tuổi đến trường thông qua bảng câu hỏi về thói quen ăn uống, các dấu hiệu suy nhược tinh thần, lo lắng, hiếu động thái quá và các bất ổn khác cũng như sự nhạy cảm của trẻ với các trải nghiệm giác quan. 2 năm sau đó, các chuyên gia đánh giá lại kết quả bảng hỏi một lần nữa.

Trong đó, có 1/5 số trẻ kén ăn ở mức vừa phải, 3% kén ăn nghiêm trọng. Theo đó, quan sát cho thấy các trẻ này có khả năng hay bị lo lắng, suy nhược và hiếu động thái quá ngay tại thời điểm diễn ra nghiên cứu và 2 năm sau đó.

Khắc phục thế nào?

Theo Pelchat, kén ăn sẽ làm cho giờ ăn trở nên không được thoải mái, làm tăng bất hòa gia đình và gián tiếp dẫn đến lo lắng hoặc các trạng thái tâm lý bất ổn khác. Và trẻ có khuynh hướng hay lo lắng lại càng sợ hãi hơn với thức ăn.

Xét về nguyên nhân, nhiều khi vì một vật thể lạ nào đó (dù rất nhỏ) nằm trong thức ăn đã làm cho trẻ có cảm giác không an toàn khi ăn món đó. Có vài trường hợp, sự sợ hãi này phát triển thành bất ổn tâm lý khi ăn.

Người lớn không nên phạt khi trẻ kén ăn vì điều này không mang lại sự cải thiện nào cả. Thay vào đó, cha mẹ nên tập cho trẻ có niềm vui đối với thực phẩm, giúp trẻ bớt lo lắng về thức ăn, dành thời gian chuẩn bị thức ăn và để trẻ cùng làm với thức ăn với mình, dần dần trẻ sẽ trở nên không kén ăn nữa - chia sẻ của Pelchat.

Đức Hòa (Theo Live Science)


Về Menu

Trẻ kén ăn có nguy cơ bất ổn tinh thần

佛教算中国传统文化吗 忍四 供灯的功德 Trái bần chua ประสบแต ความด 四比丘 饒益眾生 อธ ษฐานบารม phat 一日善缘 霊園 横浜 墓石のお手入れ方法 色登寺供养 随喜 精霊供養 二哥丰功效 ส วรรณสามชาดก อธ ษฐานบารม 今辛一 发心已后须学学业处之因相 イス坐禅のすすめ Vui nào tạm bợ tà di Nghĩ về vấn đề pháp hành của Phật オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 無分別智 長谷寺 僧堂安居者募集 Nét お仏壇 お供え 心灵法门 phat phap 曹洞宗総合研究センター nhìn อบายยาม ขม 雷坤卦 Quạt mo cau ブライダルカシマ 神栖 七五三 大阪 Tin 文殊 世界悉檀 зеркало кракен даркнет 墓参り 僧人食飯的東西 緣境發心 觀想書 ç Nên 饿鬼 描写 さいたま市 氷川神社 七五三 Thức bai hoc quy gia tu loai chim suối