GNO - Người lớn không nên phạt khi trẻ kén ăn vì điều này không mang lại sự cải thiện nào cả.

Trẻ kén ăn có nguy cơ bất ổn tinh thần

GNO - Trẻ chỉ chọn ăn một số thực phẩm (chứ không ăn tất cả các món) là chuyện bình thường nhưng theo một nghiên cứu gần đây, có một số trường hợp trẻ kén ăn lại có khả năng bị các bất ổn tâm lý như lo lắng, kém tập trung do hiếu động thái quá (ADHD) và suy nhược tinh thần.

Kết quả nghiên cứu này được đăng tải trên Tạp chí Nhi khoa ngày 3-8 qua.

tre kem an.jpg
Trẻ kén ăn - Ảnh minh họa

Dù chưa rõ nguyên nhân tại sao nhưng trẻ con có những trải nghiệm giác quan cao độ thường nhạy cảm với thức ăn - chia sẻ của tác giả nghiên cứu Đại học Duke.

Các chuyên gia nhi khoa cho rằng những trẻ có thói quen như kiên quyết chỉ ăn trứng mà bỏ hết bông cải (chẳng hạn) trong đĩa thức ăn của mình ra thì có nguy cơ cao hơn.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện rằng, ở người lớn kén ăn (picky eaters) cũng có tỉ lệ mắc các bất ổn tâm lý cao hơn số đông khác.

Trong nghiên cứu này, các chuyên gia hỏi phụ huynh của khoảng 3.400 trẻ trước tuổi đến trường thông qua bảng câu hỏi về thói quen ăn uống, các dấu hiệu suy nhược tinh thần, lo lắng, hiếu động thái quá và các bất ổn khác cũng như sự nhạy cảm của trẻ với các trải nghiệm giác quan. 2 năm sau đó, các chuyên gia đánh giá lại kết quả bảng hỏi một lần nữa.

Trong đó, có 1/5 số trẻ kén ăn ở mức vừa phải, 3% kén ăn nghiêm trọng. Theo đó, quan sát cho thấy các trẻ này có khả năng hay bị lo lắng, suy nhược và hiếu động thái quá ngay tại thời điểm diễn ra nghiên cứu và 2 năm sau đó.

Khắc phục thế nào?

Theo Pelchat, kén ăn sẽ làm cho giờ ăn trở nên không được thoải mái, làm tăng bất hòa gia đình và gián tiếp dẫn đến lo lắng hoặc các trạng thái tâm lý bất ổn khác. Và trẻ có khuynh hướng hay lo lắng lại càng sợ hãi hơn với thức ăn.

Xét về nguyên nhân, nhiều khi vì một vật thể lạ nào đó (dù rất nhỏ) nằm trong thức ăn đã làm cho trẻ có cảm giác không an toàn khi ăn món đó. Có vài trường hợp, sự sợ hãi này phát triển thành bất ổn tâm lý khi ăn.

Người lớn không nên phạt khi trẻ kén ăn vì điều này không mang lại sự cải thiện nào cả. Thay vào đó, cha mẹ nên tập cho trẻ có niềm vui đối với thực phẩm, giúp trẻ bớt lo lắng về thức ăn, dành thời gian chuẩn bị thức ăn và để trẻ cùng làm với thức ăn với mình, dần dần trẻ sẽ trở nên không kén ăn nữa - chia sẻ của Pelchat.

Đức Hòa (Theo Live Science)


Về Menu

Trẻ kén ăn có nguy cơ bất ổn tinh thần

曹洞宗総合研究センター 佛经讲 男女欲望 Thực phẩm nào tốt cho da của bạn Lòng từ bi của Phật A Di Đà 墓地の販売と購入の注意点 お仏壇 お供え 五戒十善 Hoài cảm Tết quê 上座部佛教經典 mỗi BÃo お墓参り Hình tượng Phật Rắn Mucilinda ï½ å¾ chẳng åº tự tánh di đà 4 xác Tức 7 dưỡng chất chống lão hóa não bộ 文殊 築地本願寺 盆踊り HoẠ二哥丰功效 quan điểm của phật giáo về vấn đề Điều trị chứng khô miệng Bình yên một sớm xuân 度母观音 功能 使用方法 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 อ ตาต จอส 雷坤卦 Những nhận xét thú vị Tổng luận năm Thủ uẩn hay la mot pho HÃƒÆ 경전 종류 元代 僧人 功德碑 忍四 Hoa Cam Liễu chiem bao va y nghia lien quan 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 Chỉ mất 200 đồng rau củ quả sẽ 飞来寺 士用果 Caffeine gây rối loạn đồng hồ cha me หล กการน งสมาธ 地藏經教學 父母呼應勿緩 事例 tri soi mat