GNO - Các gia đình nên chủ động nghĩ đến việc sử dụng truyền thông của con em mình và nói chuyện với con...

Trẻ nhìn màn hình trong bao lâu thì an toàn?

GNO - Thời gian nhìn vào màn hình (screen time) an toàn cho trẻ là bao lâu? Các bậc cha mẹ có thể tìm được câu trả lời cho mình qua hướng dẫn mới đây của Viện Nhi đồng Hoa Kỳ (AAP).

Các khuyến nghị đã chỉ rõ ràng bao nhiêu thời gian mà trẻ sơ sinh (dưới 2 tuổi) cho đến tuổi thiếu niên có thể nhìn vào màn hình như xem ti vi hay tương tác với các dạng truyền thông khác có sử dụng màn hình.

anh sk.jpg
Không nên để trẻ tự do trong việc sử dụng các phương tiện hiện đại

Các gia đình nên chủ động nghĩ đến việc sử dụng truyền thông của con em mình và nói chuyện với con trẻ về điều này bởi vì sử dụng quá mức sẽ đồng nghĩa với việc trẻ không có đủ thời gian trong ngày để chơi đùa, học hành, trò chuyện hay ngủ nghỉ. Đây là chia sẻ của TS.Jenny Radesky, chuyên gia về trẻ em, Đại học Michigan.

“Quan trọng hơn, phụ huynh hãy là người giám sát và điều chỉnh việc sử dụng truyền thông của con trẻ, dạy cho trẻ biết cách sử dụng truyền thông như là một công cụ để sáng tạo, kết nối và học tập”.

Dưới đây là một số điểm chính trong hướng dẫn này cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau, cụ thể là:

- Trẻ dưới 18 tháng tuổi nên tránh nhìn vào màn hình, theo lời khuyên phát hành trên Tạp chí Nhi khoa gần đây.

- Cha mẹ của các trẻ từ 18 tháng tuổi đến 2 tuổi chọn giới thiệu truyền thông số đến cuộc sống của trẻ cần phải chọn những chương trình có chất lượng cao và phải cùng xem chương trình đó với con mình để giúp trẻ hiểu được chính xác những gì trẻ đang xem.

- Phụ huynh của trẻ từ 2 tuổi đến 5 tuổi nên giới hạn thời gian nhìn màn hình của trẻ khoảng một giờ đồng hồ mỗi ngày. Với trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ cũng nên xem cùng với trẻ để giúp trẻ hiểu được nội dung truyền thông đó và áp dụng vào thế giới xung quanh trẻ.

- Đối với trẻ từ 6 tuổi trở lên, cha mẹ nên có sự giới hạn nhất quán về thời gian nhìn vào màn hình mà trẻ được phép mỗi ngày. Cha mẹ phải đảm bảo rằng trẻ không dùng truyền thông thay vì các hoạt động quan trọng với sức khỏe khác như ngủ nghỉ và tập thể dục, rèn luyện cơ thể.

Phụ huynh cũng nên quy định những khoảng thời gian không được nhìn vào màn hình như giờ ăn tối chẳng hạn và ở một số nơi trong nhà, nhất là ở giường ngủ.

Ngoài ra, khuyến nghị này còn đưa ra hướng dẫn cho phụ huynh cách trò chuyện với con cái về hành vi khi tham gia các mạng trực tuyến như dạy trẻ cách tôn trọng người khác, cả khi tham gia truyền thông lẫn bên ngoài cuộc sống. Cha mẹ cũng cần nói cho trẻ biết về sự đảm bảo an toàn khi tham gia các môi trường truyền thông, các chuyên gia khuyên.

Hướng dẫn mới này nhắc nhở cha mẹ phải rất chọn lọc trong việc cho trẻ dùng các ứng dụng (apps) và các chương trình (programs). Một ứng dụng mang mác là giáo dục chưa hẳn thật sự có nghĩa rằng nó tốt để trẻ có thể sử dụng được.

Bởi giáo dục phải nằm ở ý nghĩa có giá trị giúp đỡ cho trẻ trưởng thành và phát triển tốt đẹp; điều tối quan trọng là không có gì có thể thay thế được sự tương tác gần gũi và ấm áp giữa cha mẹ và con trẻ.

Trần Trọng Hiếu
(theo Live Science)


Về Menu

Trẻ nhìn màn hình trong bao lâu thì an toàn?

ân quang nhìn lá thu rơi trừ Lần học cách đảnh lễ thiền sư thích nhất phà p 人间佛教 秽土成佛 Giảm cân bằng mật ong và quế thiểu dục và tri túc 永代供養 東成 ç æˆ Mẹ với ngày tựu trường 祈祷カードの書き方 suy ngẫm về việc truyền giới bồ dung 佛說父母 luật tạng và những nguyên tắc sống an ç æŒ 东宝法王 真实存在 cau 插入法人份热饭擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦 chua 即刻往生西方 Âm nhạc có tác dụng trong điều trị 茶湯料とは 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 Ö お墓のお cÃÆy Cha tôi ï¾ï½½ Từ bi và vị tha nâng đỡ sức khỏe con 佛经说人类是怎么来的 修行人一定要有信愿行吗 Cách sử dụng đậu đen chữa bệnh Cây cỏ bảo vệ gan 妙善法师能入定 trùng chú phật đản và hiệu ứng trên mạng xã æ å µæ æ Ž ท มาของพระมหาจ 历世达赖喇嘛 ò 仏壇 のし Lá thư chưa dám gửi mẹ yêu PhÃÆp quÃÆ ÃŸ