GNO - Một nghiên cứu gần đây khẳng định: Trẻ mắc chứng tự kỷ dễ gặp phải các bất ổn về đường ruột...

Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa

GNO - Một nghiên cứu gần đây khẳng định: Trẻ mắc chứng tự kỷ dễ gặp phải các bất ổn về đường ruột và và dạ dày.

Các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ trẻ Na-uy, thông qua câu trả lời của các bà mẹ về sức khỏe của trẻ khi còn nhỏ. Nghiên cứu tiến hành trên 195 trẻ tự kỷ, 4.636 trẻ thuộc nhóm chậm phát triển và hơn 40.000 trẻ bình thường (không thuộc hai nhóm vừa kể). Nhiều trẻ được chẩn đoán tự kỷ sau nghiên cứu.

>> Bông cải giúp điều trị bệnh tự kỷ
>> Nguy cơ trẻ mắc tự kỷ tăng gấp đôi do ô nhiễm

tre tu ky.jpg
Ảnh chỉ mang tính minh họa

Kết quả cho thấy, trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp phải chứng táo bón, dị ứng với thực phẩm (mức độ từ nhẹ tới nặng) khi 6-18 tháng tuổi so với các trẻ khác. Khi các trẻ này được 18 tháng đến 3 tuổi thì còn hay bị tiêu chảy, ngoài táo bón và dị ứng thực phẩm.

Hiện vẫn chưa rõ lý do vì sao trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp phải các vấn đề về tiêu hóa và đường ruột.

Một số chuyên gia lý giải rằng, do chế độ ăn của trẻ tự kỷ khác các trẻ bình thường hoặc trẻ tự kỷ chỉ thích một số loại thực phẩm đặc trưng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy dù chế độ ăn của trẻ tự kỷ có khác biệt nhưng hàm lượng dinh dưỡng hấp thụ vào là như nhau so với trẻ khác.

Một số khác cho rằng gene đóng vai trò quan trọng trong cả bệnh lý tự kỷ và các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa; hoặc là hai vấn đề này xảy ra theo một cơ chế nào đó chưa rõ.

“Mặc dù các vấn đề tiêu hóa khá phổ biến ở trẻ nhỏ, các bác sĩ cũng cần lưu ý rằng trẻ mắc chứng tự kỷ (ASD) thường gặp khó khăn trong tiêu hóa nhiều hơn trong 3 năm đầu tiên sau sinh, so với các trẻ bình thường hoặc trẻ chậm phát triển”. Đây là ghi nhận trong báo cáo của các nhà nghiên cứu Đại học Columbia, trên Tạp chí JAMA Tâm thần  học, ngày 25-3 qua.

Theo các chuyên gia, điều trị các khó khăn trong tiêu hóa ở trẻ tự kỷ rất quan trọng vì góp phần giúp trẻ dễ chịu, khỏe mạnh và giảm thiểu các hành vi ứng xử bất ổn.

Đức Hòa (Theo Live Science)


Về Menu

Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa

5 tan o thai lan nhá bo tat dong co va nguyen gui me cua con ngay 8 Cơm lá cẩm trộn củ quả giÒi 13 ly do vi sao ban khong thanh cong chua long tuyen chi bằng thay đổi chính mình Tùy bút Nhớ mẹ cùng thực tập phật pháp để gia đình bi ai lớn nhất của đời người là đố binh than voi sinh tu chùa long huê hà tĩnh ngày đầu đông vì sao hoa sen sinh sôi chốn bùn lầy ô tổ la Vài điều cần lưu ý cho người 佛規禮節 tigers temple of heaven Phỏng bong mat tam hon dung ich ky Cây chùm bao Chanh một loại thuốc quý Mẹ tiểu đường bí quyết để có hạnh phúc chỉ trong 15 công năng và oai lực của thần chú đại พนะปาฏ โมกข 正法眼藏 nhung nguon hanh phuc món chay từ đậu gà cho mùa chay đủ loai tru nhung thoi hu tat xau luật nhân quả hay nghiệp quả báo ứng nhung bua com tham tinh chung ta dang tho vi so to phat giao cung ram thang 7 the nao cho dung voi dao phat Vì sao phụ nữ sống thọ hơn nam giới sua hanh nhan giau duong chat cho nguoi an chay Nắng ơi xin đừng cháy trên vai mẹ gầy xin đừng hời hợt với cuộc đời ha tinh vu lan ve voi chua but moc Lưu ý khi ăn đậu nành thật ra lý thuyết về luân hồi tái sanh Tự vượt qua khủng hoảng tinh thần tác dụng của việc viết lách bằng tay nang tam tìm hiểu tập quán cúng cô hồn hay lễ xu ly van de tinh cam theo quan niem phat giao Mẹo giữ tươi màu rau củ trái cây sau