GNO - Một nghiên cứu gần đây khẳng định: Trẻ mắc chứng tự kỷ dễ gặp phải các bất ổn về đường ruột...

Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa

GNO - Một nghiên cứu gần đây khẳng định: Trẻ mắc chứng tự kỷ dễ gặp phải các bất ổn về đường ruột và và dạ dày.

Các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ trẻ Na-uy, thông qua câu trả lời của các bà mẹ về sức khỏe của trẻ khi còn nhỏ. Nghiên cứu tiến hành trên 195 trẻ tự kỷ, 4.636 trẻ thuộc nhóm chậm phát triển và hơn 40.000 trẻ bình thường (không thuộc hai nhóm vừa kể). Nhiều trẻ được chẩn đoán tự kỷ sau nghiên cứu.

>> Bông cải giúp điều trị bệnh tự kỷ
>> Nguy cơ trẻ mắc tự kỷ tăng gấp đôi do ô nhiễm

tre tu ky.jpg
Ảnh chỉ mang tính minh họa

Kết quả cho thấy, trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp phải chứng táo bón, dị ứng với thực phẩm (mức độ từ nhẹ tới nặng) khi 6-18 tháng tuổi so với các trẻ khác. Khi các trẻ này được 18 tháng đến 3 tuổi thì còn hay bị tiêu chảy, ngoài táo bón và dị ứng thực phẩm.

Hiện vẫn chưa rõ lý do vì sao trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp phải các vấn đề về tiêu hóa và đường ruột.

Một số chuyên gia lý giải rằng, do chế độ ăn của trẻ tự kỷ khác các trẻ bình thường hoặc trẻ tự kỷ chỉ thích một số loại thực phẩm đặc trưng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy dù chế độ ăn của trẻ tự kỷ có khác biệt nhưng hàm lượng dinh dưỡng hấp thụ vào là như nhau so với trẻ khác.

Một số khác cho rằng gene đóng vai trò quan trọng trong cả bệnh lý tự kỷ và các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa; hoặc là hai vấn đề này xảy ra theo một cơ chế nào đó chưa rõ.

“Mặc dù các vấn đề tiêu hóa khá phổ biến ở trẻ nhỏ, các bác sĩ cũng cần lưu ý rằng trẻ mắc chứng tự kỷ (ASD) thường gặp khó khăn trong tiêu hóa nhiều hơn trong 3 năm đầu tiên sau sinh, so với các trẻ bình thường hoặc trẻ chậm phát triển”. Đây là ghi nhận trong báo cáo của các nhà nghiên cứu Đại học Columbia, trên Tạp chí JAMA Tâm thần  học, ngày 25-3 qua.

Theo các chuyên gia, điều trị các khó khăn trong tiêu hóa ở trẻ tự kỷ rất quan trọng vì góp phần giúp trẻ dễ chịu, khỏe mạnh và giảm thiểu các hành vi ứng xử bất ổn.

Đức Hòa (Theo Live Science)


Về Menu

Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa

Thầy 12 lời khuyên về cuộc sống từ thiền 普集餓鬼陀羅尼梵羽 Tức 鼎卦 tấm lòng chân thiện là sức mạnh để song voi tam tu lê 白骨观 危险性 từ sự đản sanh của đức phật trả chi co nguoi tu duong moi tro thanh nguoi cao quy niềm tin và trí tuệ 山風蠱 高島 å ç Vì sao không nên ăn nhiều muối tản mạn về tâm và vật từ phần mềm pháp và cái giống pháp 做人處事 中文 横浜 公園墓地 A Di Đà Quán Thế Âm Hai vị Phật trong em la ai ơn cha nặng lắm ai ơi vi sao thap huong kinh phat ca doi khi chet van chương xii về trí bân và giải hàn chùa nam hải quan âm Vitamin E bổ sung có lợi hay không the mua nhà gần chùa tốt hay xấu Hoa sen trong văn hóa ẩm thực Việt Nam sự an lạc đến từ buông bỏ 6 nguyên tắc quan trọng trong ăn uống khi những thử thách của tăng già trong thế ngẫm lại để lớn lên khÒ toa thuoc bo cho su bat luc mùa đông yêu thương biệt buông xã đi tai sao phat tu phai den chua tung kinh phat ngoc cho hoa binh the gioi Tăng cường sức khỏe hằng ngày trong đổi mới cách nhìn để cuộc sống thêm phat phap hay the gian phap su dong gop cua duc dalai lama thu 14 cho nen tu Chất xơ ngăn ngừa huyết áp cao giảm 刘德华的信仰 người thì đau khổ đừng hiểu lầm khổ đế