GNO - Một nghiên cứu gần đây khẳng định: Trẻ mắc chứng tự kỷ dễ gặp phải các bất ổn về đường ruột...

Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa

GNO - Một nghiên cứu gần đây khẳng định: Trẻ mắc chứng tự kỷ dễ gặp phải các bất ổn về đường ruột và và dạ dày.

Các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ trẻ Na-uy, thông qua câu trả lời của các bà mẹ về sức khỏe của trẻ khi còn nhỏ. Nghiên cứu tiến hành trên 195 trẻ tự kỷ, 4.636 trẻ thuộc nhóm chậm phát triển và hơn 40.000 trẻ bình thường (không thuộc hai nhóm vừa kể). Nhiều trẻ được chẩn đoán tự kỷ sau nghiên cứu.

>> Bông cải giúp điều trị bệnh tự kỷ
>> Nguy cơ trẻ mắc tự kỷ tăng gấp đôi do ô nhiễm

tre tu ky.jpg
Ảnh chỉ mang tính minh họa

Kết quả cho thấy, trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp phải chứng táo bón, dị ứng với thực phẩm (mức độ từ nhẹ tới nặng) khi 6-18 tháng tuổi so với các trẻ khác. Khi các trẻ này được 18 tháng đến 3 tuổi thì còn hay bị tiêu chảy, ngoài táo bón và dị ứng thực phẩm.

Hiện vẫn chưa rõ lý do vì sao trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp phải các vấn đề về tiêu hóa và đường ruột.

Một số chuyên gia lý giải rằng, do chế độ ăn của trẻ tự kỷ khác các trẻ bình thường hoặc trẻ tự kỷ chỉ thích một số loại thực phẩm đặc trưng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy dù chế độ ăn của trẻ tự kỷ có khác biệt nhưng hàm lượng dinh dưỡng hấp thụ vào là như nhau so với trẻ khác.

Một số khác cho rằng gene đóng vai trò quan trọng trong cả bệnh lý tự kỷ và các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa; hoặc là hai vấn đề này xảy ra theo một cơ chế nào đó chưa rõ.

“Mặc dù các vấn đề tiêu hóa khá phổ biến ở trẻ nhỏ, các bác sĩ cũng cần lưu ý rằng trẻ mắc chứng tự kỷ (ASD) thường gặp khó khăn trong tiêu hóa nhiều hơn trong 3 năm đầu tiên sau sinh, so với các trẻ bình thường hoặc trẻ chậm phát triển”. Đây là ghi nhận trong báo cáo của các nhà nghiên cứu Đại học Columbia, trên Tạp chí JAMA Tâm thần  học, ngày 25-3 qua.

Theo các chuyên gia, điều trị các khó khăn trong tiêu hóa ở trẻ tự kỷ rất quan trọng vì góp phần giúp trẻ dễ chịu, khỏe mạnh và giảm thiểu các hành vi ứng xử bất ổn.

Đức Hòa (Theo Live Science)


Về Menu

Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa

Làm gì để giảm rụng và mất tóc mưa ấm tháng giêng Bồ tà o nhung neo duong tam linh 般若 nhan thuc ve vo thuong coi ngay tot ngay xau 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 Làm bắp cải cuốn cho mâm cỗ chay Thuyền xuân ngũ uẩn và căn nghiệp của con người Ngó tinh hai mat cua ai duc có nên thờ cả chúa và phật trên một Hàng rong trên phố Thiền định và khoa học thần kinh cha me va con cai la moi nhan duyen tu kiep Tạp bút Lề đời Thi To Chú ngôn tích tài vật không bằng tích phúc báo Tưởng niệm Đức Đệ nhất Pháp chủ 5 cách khuyến khích trẻ ăn rau củ thien vipassana mot nghe thuat song Nghĩ về Phật giáo Nhật Bản Chi nh sa ch nô i tri tinh ngà thế Mời đón đọc Nguyệt san Giác Ngộ Vị đại sư sáng lập Tịnh Độ tông 八吉祥 地风升 thơ mặc giang từ bài số 1341 đến số tình xuân ca tu tướng và tu tâm Nữ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hanh phuc chinh la su yen binh trong the gioi noi chùa kim dung Thể dục có lợi gì cho phụ nữ mang Thành đạo theo tinh thần Thiền tông lễ tưởng niệm thánh tử đạo thích 6 công dụng tuyệt vời của cây chùm chùa hải đức chùa linh phước toi thay phat lội phật giáo trong thời đại khoa học