GNO - Một nghiên cứu gần đây khẳng định: Trẻ mắc chứng tự kỷ dễ gặp phải các bất ổn về đường ruột...

Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa

GNO - Một nghiên cứu gần đây khẳng định: Trẻ mắc chứng tự kỷ dễ gặp phải các bất ổn về đường ruột và và dạ dày.

Các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ trẻ Na-uy, thông qua câu trả lời của các bà mẹ về sức khỏe của trẻ khi còn nhỏ. Nghiên cứu tiến hành trên 195 trẻ tự kỷ, 4.636 trẻ thuộc nhóm chậm phát triển và hơn 40.000 trẻ bình thường (không thuộc hai nhóm vừa kể). Nhiều trẻ được chẩn đoán tự kỷ sau nghiên cứu.

>> Bông cải giúp điều trị bệnh tự kỷ
>> Nguy cơ trẻ mắc tự kỷ tăng gấp đôi do ô nhiễm

tre tu ky.jpg
Ảnh chỉ mang tính minh họa

Kết quả cho thấy, trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp phải chứng táo bón, dị ứng với thực phẩm (mức độ từ nhẹ tới nặng) khi 6-18 tháng tuổi so với các trẻ khác. Khi các trẻ này được 18 tháng đến 3 tuổi thì còn hay bị tiêu chảy, ngoài táo bón và dị ứng thực phẩm.

Hiện vẫn chưa rõ lý do vì sao trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp phải các vấn đề về tiêu hóa và đường ruột.

Một số chuyên gia lý giải rằng, do chế độ ăn của trẻ tự kỷ khác các trẻ bình thường hoặc trẻ tự kỷ chỉ thích một số loại thực phẩm đặc trưng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy dù chế độ ăn của trẻ tự kỷ có khác biệt nhưng hàm lượng dinh dưỡng hấp thụ vào là như nhau so với trẻ khác.

Một số khác cho rằng gene đóng vai trò quan trọng trong cả bệnh lý tự kỷ và các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa; hoặc là hai vấn đề này xảy ra theo một cơ chế nào đó chưa rõ.

“Mặc dù các vấn đề tiêu hóa khá phổ biến ở trẻ nhỏ, các bác sĩ cũng cần lưu ý rằng trẻ mắc chứng tự kỷ (ASD) thường gặp khó khăn trong tiêu hóa nhiều hơn trong 3 năm đầu tiên sau sinh, so với các trẻ bình thường hoặc trẻ chậm phát triển”. Đây là ghi nhận trong báo cáo của các nhà nghiên cứu Đại học Columbia, trên Tạp chí JAMA Tâm thần  học, ngày 25-3 qua.

Theo các chuyên gia, điều trị các khó khăn trong tiêu hóa ở trẻ tự kỷ rất quan trọng vì góp phần giúp trẻ dễ chịu, khỏe mạnh và giảm thiểu các hành vi ứng xử bất ổn.

Đức Hòa (Theo Live Science)


Về Menu

Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa

câu chuyện về niệm phật và cầu Giao tiếp với người độc đoán ở nơi làm phat trong tam Độ người hấp hối theo kinh tạng Ăn gì để phòng cảm cúm ç ºå Thầy hành giả khất sĩ an cư như thế nào 8 nguyên nhân gây suy nhược tinh thần cách sống để cuộc đời bạn tràn Nước rửa tay có thể nguy hại cho trẻ buong bo 7 dieu nayde co cuoc song thanh than Cúm và những câu hỏi nóng bỏng an cư kho báu niềm tin và trí tuệ cho đi và nhận lại mat phap Khoảnh khắc lịch sử å ç 佛教中华文化 nghe lời phật dạy hồng trần mấy kiếp rong chơi 佛教教學 Quả chanh và nhiều công dụng tốt cho 佛子 トo giải pháp vấn nạn cho bạo lực một nhà học phật uyên thâm về thăm đất tổ tào khê Vì sao bạn mất ngủ về đêm gioi luat la nen tang can ban cua phat giao 霊園 横浜 TT Huế Tảo tháp Tổ sư Liễu Quán 簡単便利 戒名授与 水戸 nguyên nhân của những giấc mơ nguoi kheo tu phat gia dinh se duoc binh an hanh ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 五観の偈 曹洞宗 nham cÃ Æ ri chay tử 鎌倉市 霊園 Bồi hồi dưới mái chùa xưa giao 听经闻法的功德 åº Tiếng chuông tỉnh thức cần sớm áp dụng thiền vào trường 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 Những đêm cùng Giác Ngộ online イス坐禅のすすめ