GNO - Một nghiên cứu gần đây khẳng định: Trẻ mắc chứng tự kỷ dễ gặp phải các bất ổn về đường ruột...

Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa

GNO - Một nghiên cứu gần đây khẳng định: Trẻ mắc chứng tự kỷ dễ gặp phải các bất ổn về đường ruột và và dạ dày.

Các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ trẻ Na-uy, thông qua câu trả lời của các bà mẹ về sức khỏe của trẻ khi còn nhỏ. Nghiên cứu tiến hành trên 195 trẻ tự kỷ, 4.636 trẻ thuộc nhóm chậm phát triển và hơn 40.000 trẻ bình thường (không thuộc hai nhóm vừa kể). Nhiều trẻ được chẩn đoán tự kỷ sau nghiên cứu.

>> Bông cải giúp điều trị bệnh tự kỷ
>> Nguy cơ trẻ mắc tự kỷ tăng gấp đôi do ô nhiễm

tre tu ky.jpg
Ảnh chỉ mang tính minh họa

Kết quả cho thấy, trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp phải chứng táo bón, dị ứng với thực phẩm (mức độ từ nhẹ tới nặng) khi 6-18 tháng tuổi so với các trẻ khác. Khi các trẻ này được 18 tháng đến 3 tuổi thì còn hay bị tiêu chảy, ngoài táo bón và dị ứng thực phẩm.

Hiện vẫn chưa rõ lý do vì sao trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp phải các vấn đề về tiêu hóa và đường ruột.

Một số chuyên gia lý giải rằng, do chế độ ăn của trẻ tự kỷ khác các trẻ bình thường hoặc trẻ tự kỷ chỉ thích một số loại thực phẩm đặc trưng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy dù chế độ ăn của trẻ tự kỷ có khác biệt nhưng hàm lượng dinh dưỡng hấp thụ vào là như nhau so với trẻ khác.

Một số khác cho rằng gene đóng vai trò quan trọng trong cả bệnh lý tự kỷ và các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa; hoặc là hai vấn đề này xảy ra theo một cơ chế nào đó chưa rõ.

“Mặc dù các vấn đề tiêu hóa khá phổ biến ở trẻ nhỏ, các bác sĩ cũng cần lưu ý rằng trẻ mắc chứng tự kỷ (ASD) thường gặp khó khăn trong tiêu hóa nhiều hơn trong 3 năm đầu tiên sau sinh, so với các trẻ bình thường hoặc trẻ chậm phát triển”. Đây là ghi nhận trong báo cáo của các nhà nghiên cứu Đại học Columbia, trên Tạp chí JAMA Tâm thần  học, ngày 25-3 qua.

Theo các chuyên gia, điều trị các khó khăn trong tiêu hóa ở trẻ tự kỷ rất quan trọng vì góp phần giúp trẻ dễ chịu, khỏe mạnh và giảm thiểu các hành vi ứng xử bất ổn.

Đức Hòa (Theo Live Science)


Về Menu

Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa

gio 雷坤卦 Câu thơ cúi hái bên đường nghiệp hay định luật đạo đức nhân 白佛言 什么意思 次第花开的作者 cơn đau vô hạn 佛教書籍 Từ Linh Sơn đến Yên Tử Hành thiền trong quản trị thời gian nhat tam vi sao chung ta nen han che an thit æ nhìn lại một kiếp người Cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ tin 天风姤卦九二变 chua thanh duyen 供灯的功德 chum anh ht thich duc chon luc sanh tien 5 bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình Þ Tạm biệt thầy nhà giáo nhà văn Võ 精霊供養 净土网络 học cách Hoa sen trong văn hóa ẩm thực Việt Nam 川井霊園 Chữa nhiệt miệng mùa nắng nóng nhắm mắt lại rồi con sẽ thấy 仏壇 拝む 言い方 Nấu chè đậu thật đơn giản 4 bí quyết giúp sống lâu Viêm xoang 世界悉檀 禅诗精选 ban chat cua tam tri tue chia khoa mo ra tam nhin ve sinh オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ chung Giảm béo bụng bằng trái cây Miền Trung mùa nắng lửa bai kinh ve nam la simsapa si ma ra 观世音菩萨普门品 æ³ ä¼a thánh 市町村別寺院数順位 Viết ä½ æ