GNO - Một nghiên cứu gần đây khẳng định: Trẻ mắc chứng tự kỷ dễ gặp phải các bất ổn về đường ruột...

Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa

GNO - Một nghiên cứu gần đây khẳng định: Trẻ mắc chứng tự kỷ dễ gặp phải các bất ổn về đường ruột và và dạ dày.

Các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ trẻ Na-uy, thông qua câu trả lời của các bà mẹ về sức khỏe của trẻ khi còn nhỏ. Nghiên cứu tiến hành trên 195 trẻ tự kỷ, 4.636 trẻ thuộc nhóm chậm phát triển và hơn 40.000 trẻ bình thường (không thuộc hai nhóm vừa kể). Nhiều trẻ được chẩn đoán tự kỷ sau nghiên cứu.

>> Bông cải giúp điều trị bệnh tự kỷ
>> Nguy cơ trẻ mắc tự kỷ tăng gấp đôi do ô nhiễm

tre tu ky.jpg
Ảnh chỉ mang tính minh họa

Kết quả cho thấy, trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp phải chứng táo bón, dị ứng với thực phẩm (mức độ từ nhẹ tới nặng) khi 6-18 tháng tuổi so với các trẻ khác. Khi các trẻ này được 18 tháng đến 3 tuổi thì còn hay bị tiêu chảy, ngoài táo bón và dị ứng thực phẩm.

Hiện vẫn chưa rõ lý do vì sao trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp phải các vấn đề về tiêu hóa và đường ruột.

Một số chuyên gia lý giải rằng, do chế độ ăn của trẻ tự kỷ khác các trẻ bình thường hoặc trẻ tự kỷ chỉ thích một số loại thực phẩm đặc trưng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy dù chế độ ăn của trẻ tự kỷ có khác biệt nhưng hàm lượng dinh dưỡng hấp thụ vào là như nhau so với trẻ khác.

Một số khác cho rằng gene đóng vai trò quan trọng trong cả bệnh lý tự kỷ và các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa; hoặc là hai vấn đề này xảy ra theo một cơ chế nào đó chưa rõ.

“Mặc dù các vấn đề tiêu hóa khá phổ biến ở trẻ nhỏ, các bác sĩ cũng cần lưu ý rằng trẻ mắc chứng tự kỷ (ASD) thường gặp khó khăn trong tiêu hóa nhiều hơn trong 3 năm đầu tiên sau sinh, so với các trẻ bình thường hoặc trẻ chậm phát triển”. Đây là ghi nhận trong báo cáo của các nhà nghiên cứu Đại học Columbia, trên Tạp chí JAMA Tâm thần  học, ngày 25-3 qua.

Theo các chuyên gia, điều trị các khó khăn trong tiêu hóa ở trẻ tự kỷ rất quan trọng vì góp phần giúp trẻ dễ chịu, khỏe mạnh và giảm thiểu các hành vi ứng xử bất ổn.

Đức Hòa (Theo Live Science)


Về Menu

Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa

净土五经是哪五经 一日善缘 ก จกรรมทอดกฐ น こころといのちの相談 浄土宗 Quan 梁皇忏法事 築地本願寺 盆踊り 金剛經 Đọc kinh お仏壇 お供え ประสบแต ความด lời dạy sau cùng của đức phật trước Quảng Trị Giỗ Tổ khai sơn chùa Sắc 文殊 อธ ษฐานบารม 二哥丰功效 別五時 是針 佛教教學 皈依是什么意思 R ส วรรณสามชาดก Phương tiện vào cửa tham thiền 香炉とお香 七五三 大阪 供灯的功德 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 己が身にひき比べて xuan xa xu 金宝堂のお得な商品 thơm Lưu giữ ký ức Tết cho con cháu S สต 蒋川鸣孔盈 必使淫心身心具断 Qua ng Nam Tưởng niệm lần thứ 264 Tổ คนเก ยจคร าน Kiên Giang Húy kỵ lần thứ 5 cố Hòa S a いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 Đại sư Pháp Trí Tri Lễ 960 1028 Lễ cầu siêu thứ phi vua Bảo Đại cu si nguyen van hieu 1896 荐拔功德殊胜行 Nói về chuyện Niêm hoa vi tiếu Trung 墓地の販売と購入の注意点 曹洞宗総合研究センター 鎌倉市 霊園 浄土宗 2006