GNO - Một nghiên cứu gần đây khẳng định: Trẻ mắc chứng tự kỷ dễ gặp phải các bất ổn về đường ruột...

Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa

GNO - Một nghiên cứu gần đây khẳng định: Trẻ mắc chứng tự kỷ dễ gặp phải các bất ổn về đường ruột và và dạ dày.

Các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ trẻ Na-uy, thông qua câu trả lời của các bà mẹ về sức khỏe của trẻ khi còn nhỏ. Nghiên cứu tiến hành trên 195 trẻ tự kỷ, 4.636 trẻ thuộc nhóm chậm phát triển và hơn 40.000 trẻ bình thường (không thuộc hai nhóm vừa kể). Nhiều trẻ được chẩn đoán tự kỷ sau nghiên cứu.

>> Bông cải giúp điều trị bệnh tự kỷ
>> Nguy cơ trẻ mắc tự kỷ tăng gấp đôi do ô nhiễm

tre tu ky.jpg
Ảnh chỉ mang tính minh họa

Kết quả cho thấy, trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp phải chứng táo bón, dị ứng với thực phẩm (mức độ từ nhẹ tới nặng) khi 6-18 tháng tuổi so với các trẻ khác. Khi các trẻ này được 18 tháng đến 3 tuổi thì còn hay bị tiêu chảy, ngoài táo bón và dị ứng thực phẩm.

Hiện vẫn chưa rõ lý do vì sao trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp phải các vấn đề về tiêu hóa và đường ruột.

Một số chuyên gia lý giải rằng, do chế độ ăn của trẻ tự kỷ khác các trẻ bình thường hoặc trẻ tự kỷ chỉ thích một số loại thực phẩm đặc trưng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy dù chế độ ăn của trẻ tự kỷ có khác biệt nhưng hàm lượng dinh dưỡng hấp thụ vào là như nhau so với trẻ khác.

Một số khác cho rằng gene đóng vai trò quan trọng trong cả bệnh lý tự kỷ và các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa; hoặc là hai vấn đề này xảy ra theo một cơ chế nào đó chưa rõ.

“Mặc dù các vấn đề tiêu hóa khá phổ biến ở trẻ nhỏ, các bác sĩ cũng cần lưu ý rằng trẻ mắc chứng tự kỷ (ASD) thường gặp khó khăn trong tiêu hóa nhiều hơn trong 3 năm đầu tiên sau sinh, so với các trẻ bình thường hoặc trẻ chậm phát triển”. Đây là ghi nhận trong báo cáo của các nhà nghiên cứu Đại học Columbia, trên Tạp chí JAMA Tâm thần  học, ngày 25-3 qua.

Theo các chuyên gia, điều trị các khó khăn trong tiêu hóa ở trẻ tự kỷ rất quan trọng vì góp phần giúp trẻ dễ chịu, khỏe mạnh và giảm thiểu các hành vi ứng xử bất ổn.

Đức Hòa (Theo Live Science)


Về Menu

Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa

天风姤卦九二变 ペット葬儀 おしゃれ お仏壇 飾り方 おしゃれ 净土网络 所住而生其心 般若心経 読み方 区切り niệm khúc mưa sẠc 皈依的意思 tinh yeu chan that la gi co hay khong róng N 陀羅尼被 大型印花 そうとうぜん พ ทธโธ ธรรมโม 梵僧又说 我们五人中 shambhala Người là niềm tin Tứ 閩南語俗語 無事不動三寶 お墓 更地 những điều cần biết về huyết áp 佛教名词 ทำว ดเย น 加持成佛 是 Mít non và đậu hầm nước tương Maggi Ï 五痛五燒意思 æ 一息十念 บทสวด Ma 出家人戒律 04 phan 1 song 加持是什么意思 唐朝的慧能大师 放下凡夫心 故事 Gỏi dưa leo 南懷瑾 tu bi chu Chính sách nội trị 否卦 Vài cách dùng bí đao giải khát chữa モダン仏壇 Chặn đứng cơn nôn khi đi tàu xe đau lac зеркало кракен даркнет 心中有佛 佛陀会有情绪波动吗 quốc sư thích phước huệ 1869