GNO - Một nghiên cứu gần đây khẳng định: Trẻ mắc chứng tự kỷ dễ gặp phải các bất ổn về đường ruột...

Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa

GNO - Một nghiên cứu gần đây khẳng định: Trẻ mắc chứng tự kỷ dễ gặp phải các bất ổn về đường ruột và và dạ dày.

Các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ trẻ Na-uy, thông qua câu trả lời của các bà mẹ về sức khỏe của trẻ khi còn nhỏ. Nghiên cứu tiến hành trên 195 trẻ tự kỷ, 4.636 trẻ thuộc nhóm chậm phát triển và hơn 40.000 trẻ bình thường (không thuộc hai nhóm vừa kể). Nhiều trẻ được chẩn đoán tự kỷ sau nghiên cứu.

>> Bông cải giúp điều trị bệnh tự kỷ
>> Nguy cơ trẻ mắc tự kỷ tăng gấp đôi do ô nhiễm

tre tu ky.jpg
Ảnh chỉ mang tính minh họa

Kết quả cho thấy, trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp phải chứng táo bón, dị ứng với thực phẩm (mức độ từ nhẹ tới nặng) khi 6-18 tháng tuổi so với các trẻ khác. Khi các trẻ này được 18 tháng đến 3 tuổi thì còn hay bị tiêu chảy, ngoài táo bón và dị ứng thực phẩm.

Hiện vẫn chưa rõ lý do vì sao trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp phải các vấn đề về tiêu hóa và đường ruột.

Một số chuyên gia lý giải rằng, do chế độ ăn của trẻ tự kỷ khác các trẻ bình thường hoặc trẻ tự kỷ chỉ thích một số loại thực phẩm đặc trưng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy dù chế độ ăn của trẻ tự kỷ có khác biệt nhưng hàm lượng dinh dưỡng hấp thụ vào là như nhau so với trẻ khác.

Một số khác cho rằng gene đóng vai trò quan trọng trong cả bệnh lý tự kỷ và các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa; hoặc là hai vấn đề này xảy ra theo một cơ chế nào đó chưa rõ.

“Mặc dù các vấn đề tiêu hóa khá phổ biến ở trẻ nhỏ, các bác sĩ cũng cần lưu ý rằng trẻ mắc chứng tự kỷ (ASD) thường gặp khó khăn trong tiêu hóa nhiều hơn trong 3 năm đầu tiên sau sinh, so với các trẻ bình thường hoặc trẻ chậm phát triển”. Đây là ghi nhận trong báo cáo của các nhà nghiên cứu Đại học Columbia, trên Tạp chí JAMA Tâm thần  học, ngày 25-3 qua.

Theo các chuyên gia, điều trị các khó khăn trong tiêu hóa ở trẻ tự kỷ rất quan trọng vì góp phần giúp trẻ dễ chịu, khỏe mạnh và giảm thiểu các hành vi ứng xử bất ổn.

Đức Hòa (Theo Live Science)


Về Menu

Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa

nguyễn Vị chay nhớ mãi 8 cách giữ cho tim khỏe mạnh phương pháp thiền khí tâm giúp giải thuyet phap theo duy ma Sống hòa bình Hai cuốn sách về tình mẹ tình cha Làm việc theo ca ảnh hưởng xấu đến may rủi ç mẠt 五痛五燒意思 thap nhi nhan duyen Để chạy bộ đúng cách Tiểu đường làm suy giảm khả năng tư goc tim hieu y phuc phat giao nguyen thuy nam tong Chìa khóa hạnh phúc là đường trí tuệ sinh mệnh của đạo phật Sữa giúp cơ thể chắc khỏe đẹp Phật giáo Góp thêm những tư liệu về Chủ Một tư liệu về cố gắng cải お墓の建て方 おすすめ đạt truyền thống xuất gia báo hiếu trong çŠ Trái cây Biết cách ăn mới bổ 往生的法籍法師 dot Mong lũ qua và lòng người ấm 生前墓 Thêm 2 món chay ngon cho ngày đầu tháng Mì xào chay sắp chết Là sen thanh thiếu niên với việc đi オンライン坐禅会 Bình yên một sớm xuân quên chua dien khanh bồ Những cách giúp giảm đau răng hiệu quả Phật pháp vi diệu Phật hoàng Trần Nhân Tông Vua đầu bếp Yan Can Cook nói Ăn chay giúp sống lâu hơn Để giảm nguy cơ sinh hen suyễn cho 士用果 Chà 打七