GN - Không ngủ trở lại được, thì nằm lắng nghe và chợt nhận ra, đó không phải là âm thanh bình thường...

	Trì chú với tâm thành

Trì chú với tâm thành

GN - Không ngủ trở lại được, thì nằm lắng nghe và chợt nhận ra, đó không phải là những âm thanh bình thường...

mantra-japa.jpg
Mỗi buổi tối khi thắp nén nhang trên cái trang nhỏ thờ Phật,
anh “thêm” vào thời khóa của mình một câu chú vãng sanh...

Có dạo anh ở tại một khu dân cư ngoại ô cái thị xã buồn ngày cũ. Giấc ngủ đêm đêm thường không yên, do nhiều tiếng động. Lúc đầu anh cũng chẳng để ý, vì giờ đây hiếm có nơi nào mà không có tiếng động! Tiếng chân người lê lặc lè trong đêm tối, tiếng cãi cọ giữa những đôi vợ chồng cẳn nhẳn vì cuộc mưu sinh vất vả, tiếng trẻ con khóc rỉ rực trong cơn đau và bao nhiêu “thế gian âm” khác nữa. Nhưng sau nhiều lần bị thức giấc, anh thấy lạ: ở cái thị xã nhỏ này, hầu như mọi sinh hoạt đều ngưng lại sau 8 giờ đêm, sao lại có người đi làm về khuya đến thế? Không ngủ trở lại được, thì nằm lắng nghe và chợt nhận ra, đó không phải là những âm thanh bình thường do những người hàng xóm láng giềng gây nên. Nơi này, giờ đây là khu dân cư mới nhưng mấy mươi năm trước, đó là vùng thường xuyên bị đạn bom cày xới…

*

Chiến tranh! Chiến tranh đã để lại vô vàn thống khổ trên mảnh đất này. Những thanh âm cuồng nộ chết chóc của súng đạn đã ngưng từ mấy mươi năm nhưng những tiếng rạn vỡ thì chưa hề dừng lại. Làm sao cho cuộc sống hôm nay được an bình? Làm sao cho hàng triệu người đã chết oan uổng, chết tức tưởi có thể “ngậm cười” được? Đó là “chuyện lớn” của toàn xã hội. Còn anh, một cá nhân vô danh nhỏ bé thì chẳng làm được gì cả. Tự biết như thế. Phải biết như thế.

*

Mỗi buổi tối khi thắp nén nhang trên cái trang nhỏ thờ Phật, anh “thêm” vào thời khóa của mình một câu chú vãng sanh. Và thầm nói với những “tiếng động” đã khiến anh khó ngủ: Xin chư vị đừng khiến bà con nơi này sợ hãi. Xin hãy đi tìm nơi khác tu tập để có thể được siêu sinh.

Trong mấy ngày đầu, việc làm này chỉ là việc… phải làm, có phần “máy móc”. Khi nhận ra sự sai lầm thiếu sót này của bản thân, anh cố gắng đặt tâm ý vào đó. Anh nhớ lại mươi người thân đã không còn trên cái cõi này. Anh nghĩ đến những người không quen đã mất. Anh hồi tưởng cảnh chết chóc đã từng chứng kiến…

Khoảng mươi ngày sau, một hôm đang nửa chừng câu chú, đột nhiên anh thấy nhói lên trong tâm. Rất nhanh, như một tia chớp. Không lý giải, như thói quen của cái đầu bất trị vốn thích biện luận, anh biết rằng cái chớp nháng ấy là khoảnh khắc phát lộ của tâm từ. Cái tạm gọi là “tâm từ” ấy, không phải do anh ước muốn. Nó đến thật bất thần. Có thể, là từ rất xa trong tàng thức hay từ một tha lực nào đó, anh không biết. Điều anh cảm nhận được và tin vào, anh gọi là “tâm từ”, chỉ thế thôi.

*

Về sau anh nhớ lại. Trong những lần đầu tiên của cái dạo ấy, mỗi khi trì chú cầu vãng sanh cho “những tiếng động” nọ, anh thấy sống lưng hơi lành lạnh. Và anh biết là “họ” đang ở quanh. Tất nhiên là anh hơi ơn ớn, vì tự biết bản thân chỉ là một phàm phu. Chẳng qua chỉ vì chính sự bình an cho riêng mình và chút lòng nhớ nghĩ đến người đã khuất mà thôi. Anh vẫn nhớ đến lời dặn “kính nhi viễn chi” của Đức Khổng Phu Tử, nhưng đành tặc lưỡi: đã không “viễn” được, thì chỉ còn cách “nói lời nhẹ nhàng” với chư vị, chứ biết làm sao nữa? Cứ thế, đêm đêm, đêm đêm…

Được khoảng hơn một tháng, anh ngủ tốt hơn, vì tai bớt nghe những tiếng động cũ. Một hai người hàng xóm cũng nói với anh nhận xét của họ, rằng họ cũng thấy bớt bị mất ngủ. Sau đó nữa, thì chấm dứt. Về khuya, nếu đôi khi có bị thức giấc, thì là do những âm thanh “có thực”. Tất nhiên anh không biết, “họ” đã đi đâu. Nhưng mơ màng, có thể là do họ cảm động trước một tâm ý chân thành.

Và tự dặn lòng, đó chỉ là một chút thực tế hết sức nhỏ bé trên Con Đường ngui ngút. Là lối đi mà trên đó, phải cố gắng quan sát để từng chút từng chút một, phải loại bỏ cái Tôi… 

Nguyễn Đông Nhật


Về Menu

Trì chú với tâm thành

chua co tien bÊo thuyet nhan qua một nữ tu đất cố đô 金刚经6个版本 den roi qua cái gì rồi cũng đến coi thien duong rac tich duc cho doi sau moi la dieu nen lam tieu su hoa thuong thich tri tinh quan chet ve su song chet nhìn lại về ý niệm vô thường nhân nhin lai ve y niem vo thuong nhan mua vu lan nhung cau chuyen ve nhan qua nguyên lý hòa bình trong phật giáo đại va dao phat ngoi thien de nang cao hieu qua cong viec va tang nếu bố mẹ chia ly ngam ve chu nhan năm mới bàn về việc chuyển đổi vận Niệm nen chang mot quyen nghi thuc tung niem thuan viet dau chan khat si chùa chân tiên noi co nhieu truyen thuyet van chua co loi giai cau chuyen nguoi mu so nếu trí tuệ không có đạo đức soi dấu chân khất sĩ chiec chan bong Mệt quá đôi chân này cà 正法眼藏 nhà sau vu thâ m my viê n ca t tươ ng Người về bến Giác Món chay từ rau câu chân vịt và củ quả khong tuc la sac nặng hon nhan ngheo co hanh phuc nhung nhan dinh chua dung ve phat giao trong tac Thừa Thiên Huế Lung linh đêm hội hoa chánh niệm hoa thuong thich thien chon 1914 大乘与小乘的区别 nhạc sĩ sỹ luân vào chùa Lợi ích tuyệt vời từ việc ngủ mau hòa thượng thích thiền phương nhạc sĩ sỹ luân vào chùa duyen phan vo chong se tron ven khi ban tay chi