Có đến mười năm tôi mới có dịp thăm sư Bản trụ trì chùa Đồng. Sư Bản nay đã già, sự khắc khổ là nét chủ đạo trên khuôn mặt của sư.

	Trò chuyện bên tách trà

Trò chuyện bên tách trà

Tất cả con người sư đều toát lên sự khắc khổ, nhìn vừa thương cảm vừa kính phục. Gặp sư, lòng tôi bỗng tĩnh lại. Bao nhiêu bon chen của đời sống đều rớt lại bên ngoài. Tôi hỏi thăm sức khỏe sư, sư cảm ơn, rồi xin phép ra ngoài vườn nấu nước để pha trà. Nhìn sư nấu nước bằng củi, những làn khói vươn lên rồi tan loãng trong không gian tĩnh lặng, một cảm xúc thân quen xót xa xưa cũ bỗng dậy lên…

Ngày trước, gia đình tôi vẫn nấu nướng bằng củi như thế. Một khung cảnh thơ ấu xa xưa vụt quay về... “Vũng ngày qua con vẫn đua thuyền/ Mái tranh ngoại vẫn giắt tiền/ Cột nhà ông còn dán thuốc/ Roi cày bố mãi cầm tay/ Bếp nghèo mẹ khói mắt cay”.

Khi sư Bản trụ trì mời trà, có nói với tôi:

- Càng già, cuộc sống của mình càng thu nhỏ lại. Có lẽ đến khi quá già, cuộc sống chỉ nằm ngay bản thân tàn tạ. Và chết là chấm dứt một quá trình làm người. – Sư cười hom hem, nói tiếp – Xong một kiếp người. Lúc ấy thật thong thả. Trẻ nít và người già cũng như bình minh và hoàng hôn. Cuộc sống và cõi chết cũng như ngày sáng và đêm tối. Ta đang trong ban ngày thì không có đêm. Ta đã vào đêm thì không có ngày. Đơn giản vậy thôi. Cứ thế mà tuần hoàn trường cửu.

Tôi hớp tách trà sư mời, rồi nói:

- Sư nói vậy, quả là chí lý. Nhưng cuộc sống không đơn giản như vậy, quá nhiều bi kịch xảy ra khi đêm vẫn tràn vào ngày. Lúc ấy, ngày chẳng ra ngày mà đêm chẳng ra đêm.

Sư Bản nói:

- Đúng thế. Thông thường là thế, bóng tối là trường cửu, ánh sáng là chốc lát, nhưng không phải ai cũng sợ bóng tối.

- Ý tôi không phải như thế - Tôi vội nói – Ý tôi là, người ta đang sống mà cứ lo sự chết sẽ đến cướp đi, nên người ta luôn luôn khổ sở.

Sư Bản cười:

- Ừ, đấy quả là rất mệt, không ích lợi gì. Hay nhất hãy là… sống thì không có chết, và chết thì không có sống. Cứ thế mà sống. Cứ thế mà chết. Vạn vật cũng đều xử sự đơn giản như thế, duy chỉ con người là phức tạp, rắc rối, trăn trở, dày vò đủ chuyện.

Tôi vui vẻ:

- Tôi sẽ cố học tập ở sư sự đơn giản khó khăn ấy.

Sư Bản gật đầu:

- Anh nói đúng lắm. Sự đơn giản luôn luôn khó khăn. Trí tuệ và nội công thật vững mới có sự đơn giản. Anh thấy đấy, chết là chuyện ai cũng cực kỳ sợ hãi, cực kỳ bi ai… thế mà nó lại đến một cách đơn giản không ngờ. Ôi, mới đó mà không còn nữa. Sao mà đơn giản vậy.

Tôi lại hớp trà:

- Quả thật, cái kinh khủng nhất lại là cái đơn giản nhất.

Sư bản châm thêm trà:

- Anh là nhà văn, anh nên áp dụng sự đơn giản vào sáng tác văn học.

Tôi nói:

- Thưa sư, không được. Không áp dụng sự đơn giản cho văn học được. Văn học phải là sự phức tạp và sâu sắc để hướng đến sự đơn giản. Và, đấy chính là sự đặc biệt và khó khăn của văn học.

Sư Bản cười vui:

- Tôi không làm văn học nên không biết điều này. Có lẽ cũng giống như Đức Phật thuyết giảng 49 năm để đến kết luận là chưa hề nói lời nào. Có lẽ tất cả đều là cuộc sống. Cuộc sống vô vàn phức tạp khó khăn để đi đến cái chết đơn giản vô cùng.

Tôi sửng sốt nhìn sư Bản:

- Ôi, đơn giản kinh người!

Cả hai cười vui vẻ, lại tiếp tục uống trà …                                                            

Ngô Phan Lưu  (Nông Nghiệp Việt Nam)


Về Menu

Trò chuyện bên tách trà

Vì sao khả năng giữ thăng bằng giảm thần 大谷派 ánh sáng và tự tại thực tập chuyển hóa cảm xúc người trẻ hân hoan trong đám cưới chúng 怎么做早课 vai trò ngôi chùa trong việc giáo dục tam cua moi nguoi chinh la phong thuy tot nhat ma Thái Nguyên Sư cô Thích Đàm Tâm viên Năm ペット僧侶派遣 仙台 doi tháng Cách Dau 止念清明 轉念花開 金剛經 kính Về giá trị đạo đức của lòng từ vị bác sĩ thay đổi quan niệm về thiền nhat phong tuc doc dao ngay le vu lan o cac nuoc chau a toi Và 正法眼藏 luâ n vì sao lại bỏ tết ta theo tết tây tuổi trẻ với vấn đề hổ thẹn Khánh Hòa Tưởng niệm lần thứ 49 ngày dung vi do ma lam kho chinh minh ï¾ï½ hiếu Thiếu tiếp xúc ánh sáng mặt trời dễ Đức tin mầu nhiệm 首座 Cay chùm bao video so luoc tieu su ht thich tri tinh thiên thần vẽ ước mơ đối Mát lành màu xanh bánh da lợn tượng 永宁寺 trống Công Cổ tinh hai mat cua ai duc lối 大法寺 愛知県