Có đến mười năm tôi mới có dịp thăm sư Bản trụ trì chùa Đồng. Sư Bản nay đã già, sự khắc khổ là nét chủ đạo trên khuôn mặt của sư.

	Trò chuyện bên tách trà

Trò chuyện bên tách trà

Tất cả con người sư đều toát lên sự khắc khổ, nhìn vừa thương cảm vừa kính phục. Gặp sư, lòng tôi bỗng tĩnh lại. Bao nhiêu bon chen của đời sống đều rớt lại bên ngoài. Tôi hỏi thăm sức khỏe sư, sư cảm ơn, rồi xin phép ra ngoài vườn nấu nước để pha trà. Nhìn sư nấu nước bằng củi, những làn khói vươn lên rồi tan loãng trong không gian tĩnh lặng, một cảm xúc thân quen xót xa xưa cũ bỗng dậy lên…

Ngày trước, gia đình tôi vẫn nấu nướng bằng củi như thế. Một khung cảnh thơ ấu xa xưa vụt quay về... “Vũng ngày qua con vẫn đua thuyền/ Mái tranh ngoại vẫn giắt tiền/ Cột nhà ông còn dán thuốc/ Roi cày bố mãi cầm tay/ Bếp nghèo mẹ khói mắt cay”.

Khi sư Bản trụ trì mời trà, có nói với tôi:

- Càng già, cuộc sống của mình càng thu nhỏ lại. Có lẽ đến khi quá già, cuộc sống chỉ nằm ngay bản thân tàn tạ. Và chết là chấm dứt một quá trình làm người. – Sư cười hom hem, nói tiếp – Xong một kiếp người. Lúc ấy thật thong thả. Trẻ nít và người già cũng như bình minh và hoàng hôn. Cuộc sống và cõi chết cũng như ngày sáng và đêm tối. Ta đang trong ban ngày thì không có đêm. Ta đã vào đêm thì không có ngày. Đơn giản vậy thôi. Cứ thế mà tuần hoàn trường cửu.

Tôi hớp tách trà sư mời, rồi nói:

- Sư nói vậy, quả là chí lý. Nhưng cuộc sống không đơn giản như vậy, quá nhiều bi kịch xảy ra khi đêm vẫn tràn vào ngày. Lúc ấy, ngày chẳng ra ngày mà đêm chẳng ra đêm.

Sư Bản nói:

- Đúng thế. Thông thường là thế, bóng tối là trường cửu, ánh sáng là chốc lát, nhưng không phải ai cũng sợ bóng tối.

- Ý tôi không phải như thế - Tôi vội nói – Ý tôi là, người ta đang sống mà cứ lo sự chết sẽ đến cướp đi, nên người ta luôn luôn khổ sở.

Sư Bản cười:

- Ừ, đấy quả là rất mệt, không ích lợi gì. Hay nhất hãy là… sống thì không có chết, và chết thì không có sống. Cứ thế mà sống. Cứ thế mà chết. Vạn vật cũng đều xử sự đơn giản như thế, duy chỉ con người là phức tạp, rắc rối, trăn trở, dày vò đủ chuyện.

Tôi vui vẻ:

- Tôi sẽ cố học tập ở sư sự đơn giản khó khăn ấy.

Sư Bản gật đầu:

- Anh nói đúng lắm. Sự đơn giản luôn luôn khó khăn. Trí tuệ và nội công thật vững mới có sự đơn giản. Anh thấy đấy, chết là chuyện ai cũng cực kỳ sợ hãi, cực kỳ bi ai… thế mà nó lại đến một cách đơn giản không ngờ. Ôi, mới đó mà không còn nữa. Sao mà đơn giản vậy.

Tôi lại hớp trà:

- Quả thật, cái kinh khủng nhất lại là cái đơn giản nhất.

Sư bản châm thêm trà:

- Anh là nhà văn, anh nên áp dụng sự đơn giản vào sáng tác văn học.

Tôi nói:

- Thưa sư, không được. Không áp dụng sự đơn giản cho văn học được. Văn học phải là sự phức tạp và sâu sắc để hướng đến sự đơn giản. Và, đấy chính là sự đặc biệt và khó khăn của văn học.

Sư Bản cười vui:

- Tôi không làm văn học nên không biết điều này. Có lẽ cũng giống như Đức Phật thuyết giảng 49 năm để đến kết luận là chưa hề nói lời nào. Có lẽ tất cả đều là cuộc sống. Cuộc sống vô vàn phức tạp khó khăn để đi đến cái chết đơn giản vô cùng.

Tôi sửng sốt nhìn sư Bản:

- Ôi, đơn giản kinh người!

Cả hai cười vui vẻ, lại tiếp tục uống trà …                                                            

Ngô Phan Lưu  (Nông Nghiệp Việt Nam)


Về Menu

Trò chuyện bên tách trà

所住而生其心 Đất æ u nghệ 西南卦 佛教禪定教室 hành giả niệm phật hồng trong tu nhu y tuc cơm tấm chay å åˆ å cư sĩ nguyễn văn hiếu 1896 佛教的出世入世 自悟得度先度人 Thiền quán về biết ơn Bất trá n 念佛人多有福气 nhÒ chuong QuẠ간화선이란 涅槃御和讃 曹洞宗青年联盟 cao pháºn 淨空法師 李木源 著書 người có công đưa phật giáo vào học ï¾ ï½ 佛说如幻三昧经 3 Đất tổ Niệm Phật Dược Sư được cảm ứng Sơ lược tiểu sử Cố đại lão HT Thích chůa 抢罡 Ð Ð³Ñ ペット供養 Tu viet rộng tu công đức hồi hướng vãng sanh hoÃƒÆ 念心經可以在房間嗎 น ยาม ๕ DÃ Æ Phật giáo Phật giáo phật giáo sau cai chet than thuc se di ve dau