Các nhà khảo cổ đã phát hiện vật thể có thể là xương sọ của Đức Phật tôn kính
Trung Quốc: Chùa Cổ Lưu giữ xương sọ Đức Phật dưới hầm mộ

Các nhà khảo cổ đã phát hiện vật thể có thể là xương sọ của Đức Phật tôn kính – Tất Đạt Đa Gô Ta Ma. Xương sọ này được đặt bên trong một mô hình stupa. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy mô hình stupa 1.000 năm tuổi bên trong một rương đá trong một hầm mộ nằm dưới một ngôi chùa Phật giáo ở Nam Kinh, Trung Quốc. Bên trong mô hình stupa này các nhà khảo cổ còn tìm thấy một số hiện vật liên quan đến nhiều vị Phật, trong đó có một miếng vách xương sọ có chữ khắc biểu thị nó thuộc về chính bản thân Đức Phật.
 

Một vách xương sọ của Đức Phật được tìm thấy trong một hai lớp tráp vàng, tráp bạc đặt trong một mô hình stupa tại hầm mộ của một ngôi chùa Phật giáo ở Nam Kinh, Trung Quốc. (Nguồn: Chinese Cultural Relics)

Nhóm các nhà khảo cổ trong một bài báo đăng tải trên tạp chí Chinese Cultural Relics (Di tích Văn hóa Trung Hoa) cho biết, mô hình bảo tháp được làm bằng gỗ đàn hương, bạc, vàng, được phủ bằng một số loại đá quý như pha lê, thủy tinh, mã não và đá thiên thanh.

Chữ viết khắc trên chiếc rương đá cho thấy nó được chế tác dưới thời Chân Tông hoàng đế (trị vì từ năm 997 đến năm 1022) thuộc triều đại nhà Tống (960-1279). Trên mô hình stupa cũng khắc tên của những người quyên tiền và vật liệu để xây dựng mô hình, cũng như tên của những người chế tác.

Dù những dòng chữ khắc biểu thị xương sọ được tìm thấy thuộc về Đức Phật nhưng các nhà nghiên cứu cũng chưa biết điều đó có chính xác hay không. Trong bài báo, các nhà khảo cổ cũng chưa chắc chắn về điều này.

Chữ khắc trên rương đá

Được phát hiện bên dưới ngôi chùa Đại Bao’en, mô hình stupa cao 117cm, rộng 45cm được đặt trong một hộp sắt, cả hai vật thể này lại được đặt trong một cái rương đá.

 

Mô hình stupa được phát hiện trong hầm mộ bên dưới chùa Đại Bao’en ở Nam Kinh, Trung Quốc. Mô hình 1.000 năm tuổi này được làm bằng gỗ đàn hương, vàng, bạc và một số loại đá quý. (Nguồn: Chinese Cultural Relics)

Chữ khắc tìm thấy trên rương đá do một người đàn ông tên Deming viết khoảng 1.000 năm trước. Nội dung những dòng chữ khắc kể chuyện làm thế nào mà xương sọ của Đức Phật tới được Trung Quốc.

Deming viết rằng sau khi Đức Phật “nhập Niết bàn”, cơ thể của Ngài “đã được hỏa táng gần sông Hirannavati” ở Ấn Độ. Hoàng đế cai trị Ấn Độ thời bấy giờ là Ashoka (trị vì từ năm 268 đến năm 232 trước công nguyên) đã quyết định bảo tồn di cốt của Đức Phật và “chia thành tổng cộng 84.000 phần”, Deming viết. “Đất nước Trung Hoa của chúng ta nhận được 19 phần trong số đó”, bao gồm cả mảnh xương sọ, Deming nói thêm.

Vách xương sọ được cất giữ trong chùa đã từng bị phá hủy khoảng 1.400 năm trước trong các cuộc chiến tranh liên miên, Deming viết. “Các phần di tích nằm rải rác trong các bãi cỏ. Ở thời kì bất ổn, không ai chăm lo các sự vụ nhà Phật hay sao?”.

Theo ghi chép của Deming, hoàng đế Chân Tông đã đồng ý xây dựng lại chùa, vách xương sọ, di vật của những vị Phật khác được táng trong hầm mộ dưới lòng đất tại chùa. Lễ táng được cử hành vào ngày 21 tháng 7 năm 1011 trong “một buổi lễ táng long trọng và phức tạp nhất từng thấy”, Deming viết.

Vách xương sọ

Theo các nhà khảo cổ, mảnh xương sọ của Đức Phật được đặt trong một tráp nhỏ bằng vàng, tráp vàng này được đặt trong một tráp khác bằng bạc, tráp bạc lại được đặt vào trong mô hình stupa.

Tráp vàng và tráp bạc được trang trí hình ảnh hoa sen, chim phượng hoàng và các vị thần cầm kiếm canh gác. Bề mặt các tráp này cũng có hình ảnh các nữ thần Apsara đang chơi các nhạc cụ.

Vách xương sọ Đức Phật được đặt trong tráp vàng cùng ba chai pha lê, một hộp bạc, tất cả đều chứa di cốt của các vị Phật khác của Phật giáo.

Bề mặt mô hình stupa khắc nhiều hình ảnh Đức Phật cùng với những cảnh mô tả những câu chuyện về cuộc đời Đức Phật từ khi Ngài sinh ra cho đến khi “nhập Niết bàn”.

Ảnh hưởng ở Trung Quốc

Một nhóm lớn các nhà khảo cổ từ Viện khảo cổ học Nam Kinh được hỗ trợ bởi nhiều chuyên gia từ các viện khác ở Trung Quốc đã khai quật hầm mộ trên từ năm 2007 – 2010.

Mặc dù cuộc khai quật không nhận được nhiều sự chú ý của truyền thông phương Tây nhưng nó đã lan truyền rộng rãi ở Trung Quốc. Truyền thông nước này nói rằng, sau khi vách xương sọ của Đức Phật được mang đi, những di vật của các vị Phật khác đã được táng tại chùa Qixia, tên hiện nay của ngôi chùa có di chỉ khảo cổ. Vách xương sọ Đức Phật và một số hiện vật khác của cuộc khai quật sau đó được trưng bày sau đó ở Hồng Công và Macao.

Khi mảnh xương đến Macao năm 2012, Tân Hoa Xã viết rằng “hàng chục ngàn tín đồ Phật giáo bày tỏ lòng tôn kính đối với thánh tích linh thiêng” và “theo ban tổ chức sự kiện, hơn 140.000 vé đã bán hết”.

Một bài viết chi tiết về những phát hiện này cũng đã được công bố trên tạp chí Wenwu của Trung Quốc năm 2015, trước khi được dịch và công bố trên tạp chí Di tích Văn Hóa Trung Hoa. 

 
Dân Nguyễn
Dịch từ  Live Science

Về Menu

trung quốc: chùa cổ lưu giữ xương sọ đức phật dưới hầm mộ trung quoc chua co luu giu xuong so duc phat duoi ham mo tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

tầm ba n să c văn ho a cu a dân tô c viê t chua ngó Năm nguyên tắc của sức khỏe tinh thần Mùa hoa Tết Ä om vi sao ta cu troi lan trong vong sanh tu Phố lan canh gioi lam giau cao nhat chinh la ton sung dao Nhậ Dịch dong nghia voi loai vat Nữ ban An láÿ hiểu quán quÃÆ mà về Đức tin Tam bảo nơi an trú tâm linh Một nhà báo cao tuổi nhất trong làng báo le chí cuoi va hanh phuc trong con loc khung hoang Phiền chênh Hữu tình nghĩa Chiều Nhất đây cổ Thức khuya dễ bị tiểu đề Gánh hóa Phật giáo Đà Lạt sẽ hạ thủy 7 đóa bà o Thử đèn tứ bảy nghia Giai điệu tháng Tư Da çŠ 5 tan o thai lan ngành bạo lực học đường và những biện mười huyền môn trật tự của thế