GNO - Trưởng lão HT.Thích Thanh Bích, Phó Pháp chủ kiêm Giám Luật Hộiđồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam...

	Trưởng lão Hoà thượng Thích Thanh Bích viên tịch

Trưởng lão Hoà thượng Thích Thanh Bích viên tịch

GNO - Trưởng lão Hoà thượng Thích Thanh Bích, Phó Pháp chủ kiêm Giám Luật Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Sơn môn Tế Xuyên Bảo Khám Hà Nam, vừa viên tịch vào lúc 8 giờ 25 phút hôm nay 23-3-2013 (12-2 năm Quý Tỵ) tại trú xứ của ngài là tổ đình Hội Xá (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội).

>>> Trung ương Giáo hội kính báo Lễ tang của Trưởng lão HT.Thích Thanh Bích

DSC_0253_2.jpg
Đại lão Hoà thượng Thích Thanh Bích (1913-2013) - bậc Long Tượng của Phật giáo Việt Nam

Trưởng lão Hoà thượng thế danh Nguyễn Văn Bích, sinh năm Quý Sửu (1913) tại thôn Mai Xá, xã Đồng Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Dòng họ Nguyễn của Hòa thượng là một dòng họ khoa bảng ở tỉnh nhà.     

Đời thứ 9 trong dòng họ của Hòa thượng có cụ Duy Tiến là người có duyên từ bé với thiền môn, sau là xuất gia đạo hiệu là HT.Thích Thông Tiến, trụ trì các chùa Thiên Phúc, Bà Đá, Sủi Gia Lâm, Hội Xá - Thường Tín, Hà Nội và Tế Xuyên ở Hà Nam. HT.Thích Thông Tiến (Tổ Thiên Phúc) là người tham gia tích cực trong công cuộc chấn hưng Phật giáo những năm 40 thế kỷ XX. Ngài thường xuyên vào Viện Bác cổ - Hà Nội chép và dịch kinh Phật để in tại Tổ Tế Xuyên Hà Nam nhằm cung cấp cho các chùa. 

37955474.jpg
Bậc Xuất trần Thượng sĩ suốt một một đời khiêm cung, chung thuỷ với nếp sống đạo chư Tổ truyền trao

Năm Hòa thượng 13 tuổi, ngài xuất gia với Tổ Thiên Phúc. Hòa Thượng theo Thầy tu tập ở nhiều chùa, chốn tổ như: Thiên Phúc, Bút Tháp, Bà Đá (tổ đình Lâm Tế), tổ đình Tế Xuyên Bảo Khám, Sủi (Đại Dương Sùng Phúc tự), Đậu (Thành Đạo tự), tổ đình Hội Xá (Sùng Phúc tự).

Sau 15 năm cùng Thầy là HT.Thích Thông Tiến học đạo, ngài đã an cư tu tập và xiển dương hoằng pháp tại chùa Sủi 20 năm, tại chùa Đậu 20 năm và thời gian dài nhất là tại trú xứ tổ đình Hội Xá, nơi ngài viên tịch.

Trưởng lão HT.Thích Thanh Bích là một người có đức tính rất khiêm cung và giản dị. Cuộc sống hàng ngày của ngài cũng vô cùng thanh bạch và đạm bạc. Cả một đời quần áo nâu sồng, trai giới nghiêm mật. Hòa thượng là tấm gương sống động, hiện tiền, sáng ngời cho các thế hệ hậu lai noi theo. 

htthanhbich_223798294.jpg
Chân dung của Đại lão Hoà thượng qua bút pháp của Hoạ sư Trương Lộ

Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ đã nói về đạo hạnh của Trưởng lão HT.Thích Thanh Bích: “… Trước sau Cụ luôn có đạo đức chất phác thủy chung… có Đạo hạnh tu hành, tác phong của Cổ Đức. Chúng tôi luôn luôn ghi nhận Cụ là Người có thể tiêu biểu cho giới tu hành hạnh giới hiện đại, là Bậc thuần túy đạo đức, trai giới tịnh nghiêm.”

-----------------------------------
Xem thêm các thông tin liên quan:
>> Lễ nhập kim quan cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích
>> Tang lễ Trưởng lão HT.Thích Thanh Bích ngày 25-3
>> Thành kính và xúc động Lễ tưởng niệm và an táng nhục thân Trưởng lão HT.Thích Thanh Bích

Hoàng Độ tổng hợp


Về Menu

Trưởng lão Hoà thượng Thích Thanh Bích viên tịch

ngôi nhà bị ám ngoi nha bi am những khác biệt giữa thiền và yoga Đậu hũ cay xốt nấm ngũ vị tân và những điều cấm kỵ Ngay sóng Thà Š天眼通 意味 Cuộc phap luan cong co phai phap mon cao cap cua phat pháp luân công có phải pháp môn cao cấp 地风升 cach Sự Sen làng đã mọc 1 Có thực mới vực được Đạo Ò Sen làng đã mọc 1 nhạc sĩ sỹ luân vào chùa ni sau đại học lắng 般若 vai net suy ngam ve dao tao tang Vỏ táo giúp phòng ung thư Nguy cơ mất trí nhớ cao do tiểu đường PhÃÆp hòa thượng thích pháp tràng gian lao khong lam ta nhut chi mong thoat luan hoi mộng thoát luân hồi L盻 thực hành Chánh niệm sám tu là cội phúc hoc va chuyen hoa Nếu chưa ăn chay mời bạn ăn chay luận về dục nguồn gốc của khổ đâu Thực phẩm chay Dai giòn do phụ gia Tiếng chuông tỉnh thức Tôn giả Bạc câu la bảy pháp để xây dựng một hội chứng Mối quan hệ tình bạn theo tinh thần kinh con người ý thức với pháp thân mầu sanh thông điệp của garchen rinpoche về vấn giao phap thoi luan khong bien ho hay tien doan suy ngẫm lời phật dạy về đạo đức giáo pháp thời luân không biện hộ hay vầng