Có lúc nào, những người thành đạt, đang đối diện với trăm mối đa đoan của sự nghiệp, dành được vài phút rảnh rang, để tưởng nhớ lại ngôi trường của tuổi thơ, của thuở hàn vi, cái “nôi” đầu đời, khi mà tương lai cuộc đời hãy con là một ẩn số?

Trường trung học chuyên khoa Bưởi (1908-2008)

Trường Bưởi-Chu Văn An

Có những người không được may mắn như tổng thống Sadi Carnot (1837-1894) năm 1887 còn được ôm hôn thầy giáo già của thời thơ ấu, hay như tổng thống Georges Pompidou (1911-1974) năm 1969 còn được hội kiến với cô giao làng của năm chục năm về trước, mà lại bất hạnh như thầy Tử Lộ, khi thành đạt, các người thân đã khuất núi cả rồi…

Cũng như các “Campus” của các viện đại học Hoa Kỳ, trường Trung học chuyên khoa Bưởi - Chu Văn An tọa lạc xa trung tâm thành phố (Hà Nội), gần ra đến ngoại ô, ở phía Bắc, bên bờ một hồ lớn (Hồ Tây):

“Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày An Thái, mặt gương Tây Hồ”.

An Thái là tên chính thức của làng mà dân chúng gọi nôm na là làng Bưởi (có lẽ vì trong làng trồng nhiều cây bưởi), chuyên sản xuất giấy bản (giấy nội hóa). Dân chúng đổ bột giấy vào cối rồi lấy chày giã.

chuvanan-1.gif

Các giáo sư Chu văn An chụp ảnh lưu niệm năm 1952

Năm 1942, cơ sở trường phát triển hơn nhiều, so với bức hình trên tem, có lẽ la cơ sở “thuở ban đầu”… Ở bên phải cổng chính, mới xây một tòa nhà một lầu, gồm bốn phòng, làm văn phòng hành chánh: Phòng Nhân viên, phòng Giáo vụ, phòng Kế toán và phòng Vật tư kỹ thuật. Còn lại là sân vận động, thể dục, thể thao: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ. Ở phía trong, bên phải có hai tòa nhà hai lầu, bên trái có hai dãy phòng trệt. Các phòng trệt của hai dãy này cũng như các phòng trệt của hai tòa nhà hai lầu dành cho văn phòng Hiệu trưởng, văn phòng Giám học (Censeur), phòng Giáo viên và 22 lớp học. Các lầu một và hai làm ký túc xá cho học sinh nội trú ở các tỉnh về. Biệt thự dành cho Hiệu trưởng ở khuất ngay bên bờ Hồ Tây thơ mộng, phía sau hai tòa nhà hai lầu. Đã có lần Ban Giám hiệu trường Trung học chuyên khoa Albert Sarraut, cũng ở Hà Nội nhưng chủ yếu dành cho con em người Pháp, đề nghị đổi cơ sở nhưng Ban Giám hiệu trường Trung học chuyên khoa Bưởi từ chối.

Đội ngũ giáo viên gồm những thầy tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, những thầy đậu Cử nhân Văn chương hay Khoa học ở Pháp về, những thầy đậu thạc sĩ Văn chương hay Khoa học, cựu sinh viên Đại học Sư phạm Paris hay Đại học Sorbonne (Paris). Thậm chí có những thầy đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ quốc gia Văn chương hay Khoa học, nhưng vì nước nhà hồi đó chưa có Đại học Văn khoa hay Khoa học nên phải dạy ở Trung học chuyên khoa. Tất cả có một điểm chung là những tấm gương sáng ngời về đạo đức.

Nổi tiếng nhất hồi đó có thầy Hoàng Xuân Hãn (1908-1996), cựu sinh viên Đại học Bách khoa Paris, kỹ sư Cầu đường, thạc sĩ Toán, giáo sư Toán ở trường Trung học chuyên khoa Bưởi rồi kể từ năm 1941, ở cả Đại học Khoa học Hà Nội mới thành lập. Thầy cũng tinh thông cả văn học cổ truyền Việt Nam, tác giả các cuốn “La sơn phu tử”, “Chinh phụ ngâm bị khảo” v.v… Thầy cũng là tác giả tập “Danh từ Khoa học”, nhờ đó mà các môn Toán, Lý, Hóa, Cơ, Thiên văn kể từ năm 1945 được giảng dạy bằng tiếng Việt ở các trường Trung học chuyên khoa Chu Văn An, Nguyễn Trãi…

Ngoài ra, còn có thầy Ngụy Như Kontum, thạc sĩ Lý Hóa. Về Văn chương, có các thầy Nguyễn Mạnh Tường, tiến sĩ quốc gia Văn chương, thầy Nguyễn Văn Huyên Tiến sĩ Sử Địa. Thầy Phạm Duy Khiêm (1908-1974) cũng nổi tiếng không kém. Thầy là con nhà văn Phạm Duy Tốn, anh nhạc sĩ Phạm Duy, cựu sinh viên Đại học Sư phạm Paris, tốt nghiệp Thạc sĩ Văn chương (Ngữ pháp) năm 1935, làm giáo sư ở trường trung học chuyên khoa Albert Sarraut và Bưởi. Thầy là tác giả các tập truyện ngắn viết bằng tiếng Pháp: “Légendes des Terres sereines” (Huyền thoại ở các đất nước thanh bình) được giải thưởng của tạp chí Indo Chine (Hanoi, 1942), “La jeune femme de Nam Xương” (Người thiếu phụ Nam Xương) kể truyện vợ chàng Trương, và tiểu thuyết “Nam et Sylvie” (Nam Sylvie) được giải Médicis.

Trường Trung học chuyên khoa Bưởi là cái lò đào tạo nhân tài cho đất nước về đủ mọi ngành: Khoa học, Y khoa, Quân sự, Văn chương, Ngoại ngữ, Văn nghệ v.v…

Nổi tiếng nhất là cụ Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) tốt nghiệp trường Bưởi năm 1896 khi trường hãy còn là một trường Trung học cơ sở, cộng thêm lớp 10 đào tạo giáo viên Tiểu học.

Cụ lần lượt làm chủ nhiệm kiêm chủ bút các báo tiếng Việt hay tiếng Pháp:

- Đại Nam đăng cổ tùng báo (1907)

- Notre journal (Nhật báo của tôi, 1908)

- Notre revue (Tạp chí của tôi, 1910)

- Lục tỉnh tân văn, 1910, ở Sài Gòn

- Đông dương tạp chí, Hà Nội, 1913

- Trung Bắc tân văn, 1915

- Học báo, 1919

- Annam nouveau, 1931 (Annam mới).

Cụ cũng là nhà văn dịch các tác phẩm tiếng Việt sang tiếng Pháp (Truyện Kiều v.v…), các tiểu thuyết Pháp sang tiếng Việt (Ba người lính ngự lâm của Alexandre Dumas v.v…), thơ Ngụ ngôn La Fontaine

Học sinh trường trung học chuyên khoa Bưởi đã hai lần tỏ ra có tinh thần yêu nước:

- Năm 1925, chí sĩ Phan Bội Châu (1867-1940) bị thực dân Pháp bắt cóc ở Thượng Hải, mang về Hà Nội kết án tử hình.

Học sinh trường Bưởi bãi khóa, yêu cầu Toàn quyền Varenne, thuộc đảng Xã hội Pháp, ân xá. Quả nhiên, Pháp cải tội “tử hình” thành “tù chung thân”, quản thúc ở Huế cho đến khi cụ qua đời năm 1940.

- Năm 1926, nhà ái quốc Phan Chu Trinh (1872-1926) qua đời. Học sinh trường Bưởi để tang ông (đeo băng đen ở cánh tay trái).

Dù thời gian có lùi xa, dù lớp lớp thế hệ nối tiếp, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn của những ai đã từng thọ học tại trường Bưởi, luôn ghi nhớ sắt son hình ảnh của một ngôi trường đã đào tạo ra bao thế hệ nhân tài cho đất nước.

GS TS. Nguyễn Chung Tú


Về Menu

Trường trung học chuyên khoa Bưởi (1908 2008)

lâm Tản văn Người mẹ của tôi 永宁寺 khoi nghiep tu trai tim tu bi トO ï¾ï½½ than benh tam khong benh 一念心性 是 三乘總要悟無為 激安仏壇店 trí tuệ sinh mệnh của đạo phật GiÒi Tu Cách ăn uống bổ sung chất xơ lòng từ bi và vấn đề công lý 新西兰台湾佛寺 即刻往生西方 ÄÆ 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 Sơ lược tiểu sử HT Thích Tôn Thật Cần 優良蛋 繪本 除淫欲咒 phÃp khói 佛說父母恩重難報經 盂蘭盆会 応慶寺 Chùa Bổ Đà Bắc Giang Dau khong Phật giáo å Œæ æ æŒ å ªä å van vat deu co linh ï¾ ï½½ 菩提阁官网 ペット供養 Tháng tư một sắc mai hồng Ä Æ nhin qua ba diem la biet ro mot gia dinh co hung võ sen pháp Đừng 四正勤 Truyện 做人處事 中文 thich thanh tu hoÃƒÆ đời lai 还愿怎么个还法