Ðại sư Lục tổ Huệ Năng, một nhân vật lịch sử đang đi vào huyền thoại Sự tích của ngài, mặc dù đã được ghi chép trên giấy trắng mực đen là quyễn kinh Lục Tổ Pháp Bảo Ðàn
Truyện Lục Tổ Huệ Năng (phần cuối)

Ðại sư Lục tổ Huệ Năng, một nhân vật lịch sử đang đi vào huyền thoại. Sự tích của ngài, mặc dù đã được ghi chép trên giấy trắng mực đen là quyễn kinh Lục Tổ Pháp Bảo Ðàn

(tiếp theo)

 Mọi người nghe xong, đều quì xuống chắp tay. Lục tổ bèn giải thích ý nghĩa của ngũ phần pháp thân hương, ngài nói:
- Thứ nhất là giới hương, tức là trong tâm mình không còn nghĩ đến những việc thị phi, ghen ghét, thiện ác, bỏn sẻn, sân hận, nhẫn đến những việc cướp giật, giết hại, đây gọi là giới hương.

- Thứ hai là định hương, tức là khi nhìn thấy tất cả cảnh giới, dù thiện dù ác, trong tâm đều không động dao, tán loạn, đây gọi là định hương.

- Thứ ba là trí tuệ hương, nghĩa là không nên tự làm chướng ngại chính mình. Phải thường dùng trí tuệ quán soi chân như tự tính của mình, không làm việc ác. Ngay chính khi làm những việc thiện, trong tâm cũng không chấp trước, lưu luyến. Ðối với bậc trên, như cha mẹ, sư trưởng, phải cung kính tôn trọng; đối với kẻ dưới phải thương xót, lo lắng; gặp kẻ nghèo khổ, cô độc, phải nên giúp đỡ cứu vớt, đây gọi là trí tuệ hương.

- Thứ tư là giải thoát hương, nghĩa là tự tâm không bám víu vào ngoại cảnh, đối với việc thế gian không tham cầu, không nghĩ thiện, không nghĩ ác, an nhiên tự tại, không còn bị chướng ngại, trói buộc, đây là giải thoát hương.

- Thứ năm là giải thoát tri kiến hương, tuy tự tâm không còn bám víu vào thiện ác, song vẫn không vì thế mà rơi vào cảnh giới "trầm không thủ tịch"[xlviii][48], ngồi yên một chỗ, việc gì cũng không chịu học, không chịu làm, và cho đấy là "Không". Phải nên tìm cầu sự tiến bộ, học rộng nghe nhiều, tìm cầu các bậc thầy hướng dẫn, nhận thức bản tâm mình, thông đạt giáo lý. Lúc tiếp xúc với người thế gian, phải bỏ tâm ích kỷ, tâm phân biệt nhân ngã. Một mực cho đến khi viên mãn Bồ đề, quyết giữ cho chân như tự tính nầy hào ly không biến đổi. Ðây gọi là giải thoát tri kiến hương.

Các vị thiện tri thức! Ðiều mà tôi vừa giảng về "ngũ phần pháp thân hương", các vị phải tự mỗi người từ tâm mình, bắt đầu từ từ tu hành, huân tập. Chớ nên bỏ tự tâm tự tính của mình, mà hướng ra ngoài tìm cầu.

Bây giờ tôi sẽ truyền cho các vị pháp "vô tướng sám hối", diệt trừ nghiệp chướng của ba đời, làm cho thân khẩu ý của các vị được rốt ráo thanh tịnh. Các vị hãy cùng nhau lặp lại những lời mà tôi nói:
- Ðệ tử chúng con, nguyện cho tất cả tâm niệm, từ quá khứ, hiện tại cho đến vị lai, niệm niệm đều không bị ngu si, mê chấp làm nhiễm ô. Hiện nay chúng con xin sám hối tất cả những ác nghiệp mà chúng con đã tạo, cùng những nghiệp ngu si, mê chấp, ... Nguyện cho tất cả tội chướng này, trong một sát na đều bị tiêu diệt. Từ đây cho đến tận vị lai, không còn sinh trở lại.

- Ðệ tử chúng con, nguyện cho tất cả tâm niệm, từ quá khứ, hiện tại cho đến vị lai, niệm niệm đều không bị kiêu mạn, gian dối làm nhiễm ô. Hiện nay chúng con xin sám hối tất cả những ác nghiệp mà chúng con đã tạo, cùng những nghiệp kiêu mạn, gian dối, ... Nguyện cho tất cả tội chướng này, trong một sát na đều bị tiêu diệt. Từ đây cho đến tận vị lai, không còn sinh trở lại.

- Ðệ tử chúng con, nguyện cho tất cả tâm niệm, từ quá khứ, hiện tại cho đến vị lai, niệm niệm đều không bị ghen ghét làm nhiễm ô. Hiện nay chúng con xin sám hối tất cả những ác nghiệp mà chúng con đã tạo, cùng những nghiệp ghen ghét, ... Nguyện cho tất cả tội chướng này, trong một sát na đều bị tiêu diệt. Từ đây cho đến tận vị lai, không còn sinh trở lại.

Kế đó, Lục tổ giải thích cho mọi người về ý nghĩa của chữ sám hối:
- Các vị thiện tri thức! Vừa rồi là phần vô tướng sám hối. Thế nhưng ý nghĩa của sám hối là gì? Sám có nghĩa là tự mình nói rõ (Hán: phát lộ) cho người khác biết tất cả tội ác mà mình đã tạo từ trước. Ðem những tội ác mà mình đã tạo ra như ngu mê, kiêu mạn, ghen ghét, ..., đến trước sư trưởng, bạn đồng tu, nói hết ra cho họ biết, và đồng thời bày tỏ sự ăn năn của mình, và thệ nguyện cương quyết sẽ không bao giờ tái phạm, đây gọi là sám. Còn hối có nghĩa là quyết đoạn trừ những tội ác trong tương lai. Từ hôm nay cho đến mai sau, đối với tất cả mọi hành vi như ngu mê, kiêu mạn, lừa dối, ghen ghét, ..., con nay đã giác ngộ, xin quyết tâm đoạn trừ, nguyện chúng vĩnh viễn không còn phát sinh. Ðây gọi là hối. Hai sự kiện nầy hợp lại, cho nên gọi là sám hối. Thế nhưng chúng sinh ngu mê, tuy biết sám những tội lỗi đã phạm về trước, trái lại không biết phải quyết tâm vĩnh viễn đoạn trừ những lỗi lầm của mình, điều này đưa đến hậu quả là, tội ác đã phạm về trước, không thể nào hoàn toàn được tiêu trừ, một mặt lại tiếp tục phạm thêm tội ác. Như vậy làm sao có thể gọi là sám hối?

Sau khi giải thích ý nghĩa của sự sám hối, Lục tổ bèn hướng dẫn mọi người phát bốn hoằng thệ nguyện:[xlix][49]

Tự tâm chúng sinh vô biên, thệ nguyện độ;
Tự tâm phiền não vô tận, thệ nguyện đoạn;
Tự tính pháp môn vô lượng, thệ nguyện học;
Tự tính vô thượng Phật đạo, thệ nguyện thành.
 
Kế đến, Lục tổ bèn giải thích ý nghĩa của bốn thệ nguyện này:
- Các vị thiện tri thức, tuy rằng hiện nay tôi hướng dẫn các vị phát nguyện, chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, thế nhưng các vị không nên hiểu lầm là hiện nay các vị nương cậy vào tôi cứu độ các vị. Các vị thử nghĩ xem, trong quá khứ có vô lượng vô biên chư Phật xuất thế, thế sao các Ngài không thể độ hết chúng sinh? Bởi vì nếu đã là tự tính, thì phải tự độ, cho nên các vị phải tự độ chính mình. Không nên cho rằng chỉ có chúng sinh ngoài tâm mình mới là vô biên, mà chính chúng sinh trong tâm chúng ta cũng là vô biên, chẳng hạn như tâm tà kiến, tâm lừa dối, tâm ác độc, tâm ghen ghét, tâm ngu mê, ..., tức là vô lượng vô biên chúng sinh ở trong tâm chúng ta. Nếu muốn độ những chúng sinh này, chỉ có sự tự nương tựa vào chính mình, còn người khác không thể nào giúp mình được. Tự tính tự độ có nghĩa là đem chính kiến độ tà kiến, đem giác ngộ độ mê chấp, đem trí tuệ độ ngu si, đem niệm thiện độ niệm ác, ... Như vậy, đem đại trí tuệ Bát nhã ra phá trừ những chúng sinh mê muội trong tâm nầy, làm cho mỗi chúng sinh đều có thể đạt đến trình độ là mỗi người đều tự độ mình, đây mới gọi là sự cứu độ chân thực.

Lại nữa, "phiền não vô tận thệ nguyện đoạn" có nghĩa là gì? Tức là đem tự tính trí tuệ Bát nhã của mình ra trừ diệt cái tâm hư vọng điên đảo. Nếu được như vậy, tức là vô tận phiền não tự nhiên sẽ bị đoạn trừ.

Còn "pháp môn vô lượng thệ nguyện học" là thế nào? Tức là chúng ta phải tự mình quán soi cái tự tính của mình, lúc nào cũng y theo chính pháp mà hành động. Ðây mới gọi là sự tu học Phật pháp chân chính.

Nếu các vị có thể thực hành ba điều trên một cách xác thực, hơn nữa thường y theo Phật pháp mà thực hành, đối với sự mê muội, cùng sự giác ngộ đều không chấp trước, làm cho trong tâm thường tràn đầy trí tuệ Bát nhã, không chỉ trừ khử vọng tưởng, mà cũng không chấp trước Õ"chân thực" (chân, vọng đều không chấp), bởi vì Phật tính không chấp trước vào bất cứ vật nào. Như vậy, không bao lâu sẽ thấy được Phật tính, và khi đó có thể thành tựu Vô thượng Phật đạo. Cho nên phải biết, các vị hôm nay phát nguyện "Vô thượng Phật đạo thệ nguyện thành", không thể chỉ nói bằng miệng mà thôi, mà lúc nào cũng phải nhớ đến thệ nguyện của mình, và theo đó mà nỗ lực thực hành.

Sau khi hướng dẫn mọi người phát bốn hoằng thệ nguyện xong, Lục tổ kế đó truyền giới "vô tướng tam qui y". Giới "vô tướng tam qui y" là thế nào? Tức là qui y Giác (Phật), lưỡng túc tôn; qui y Chánh (Pháp), ly dục tôn; qui y Tịnh (Tăng), chúng trung tôn. Lục tổ không những khuyến khích mọi người từ ngày hôm nay, nên lấy sự giác ngộ (Phật) làm thầy, mà còn khuyến dụ mọi người nên dùng sự qui y tự tính Tam bảo này, chứng nghiệm rằng mình có quyết tâm đoạn trừ sự mê tín vào tà ma ngoại đạo hay không.

Lục tổ giải thích như sau:
- Tự tính Tam bảo có nghĩa gì? Tức là chỉ cho tự tính Phật bảo, tự tính Pháp bảo, và tự tính Tăng bảo. Phật có nghĩa là sự giác ngộ, Pháp có nghĩa là sự chân chính, Tăng có nghĩa là sự thanh tịnh. Một người, nếu tâm mình đã qui y Giác (Phật), tức không còn tà vạy mê muội, mà muốn ít biết đủ (thiểu dục tri túc), do đây mà rời xa sự dụ dỗ, mê hoặc của tài sắc danh vọng, đạt được phúc tuệ đầy đủ, cho nên gọi là lưỡng túc tôn. Nếu tâm mình đã qui y Chánh (Pháp), tự nhiên không còn tà niệm, không những xa rời tà kiến, mà cũng không còn những sự chấp trước như ích kỷ, ngã mạn, tham ái, ... Nhân vì, sự qui y chính là một phương pháp quí báu để xa lìa sự tham dục, cho nên gọi là ly dục tôn. Nếu tâm mình đã qui y Tịnh (Tăng), thì tất cả những việc trần tục thế gian, nguyên nhân sinh ra những phiền não, ái dục, ..., sẽ không còn trói buộc mình được nữa. Tự tính không ô nhiễm, có thể nhận được sự tôn trọng, cung kính của chúng sinh, cho nên gọi là chúng trung tôn. Nếu có thể y theo những phương pháp vừa nói trên mà tu hành, thì đây là ý nghĩa của sự tự qui y.

Rất tiếc, những kẻ phàm phu không hiểu cái ý nghĩa này, đều cho rằng Tam bảo Phật Pháp Tăng, là những hình thức bên ngoài mà chúng ta thấy được, biết được (tức là trụ trì tam bảo[l][50]), mà quên mất cái tự tính Tam bảo trong tâm của mình. Kết quả là có rất nhiều người đi khắp nơi thọ qui y Tam bảo, rốt cuộc chỉ qui y cái hình thức bề ngoài, mà quên mất sự qui y quan trọng nhất là qui y tự tính Tam bảo trong tâm mình. Nếu như chúng ta chỉ qui y Tam bảo trên hình thức thế gian, thử hỏi các vị, Ðức Phật mà các vị qui y đó đang ở chỗ nào? Ngay đến Phật ở chỗ nào cũng không biết, như vậy chúng ta đang qui y với ai? Ðây không phải là đã phạm tội vọng ngữ rồi hay sao? Bởi thế, các vị phải nên dụng tâm quán sát kỹ lưỡng, tuyệt đối không nên hiểu lầm ý nghĩa này. Trong kinh nói rõ ràng, là muốn chúng ta qui y tự Phật (Phật của chính mình), chứ không muốn chúng ta qui y tha Phật (Phật ở ngoài mình). Nếu ngay cả Ðức Phật tự tính của mình mà mình không biết qui y, thì còn chỗ nào để mình qui y? Cho nên từ đây về sau, xin các vị qui y Tam bảo trong tự tâm mình. Quay vào, điều phục tự tâm mình; quay ra, phải tôn trọng người khác. Như thế mới có thể gọi là tự qui y.

Sau khi đã qui y tự tính Tam bảo rồi, bây giờ các vị lắng nghe, tôi sẽ giảng cho các vị ý nghĩa của "nhất thể tam thân tự tính Phật", giúp cho các vị có thể nhìn thấy tự tính tam thân, hiểu rỏ tự tính giác ngộ của mình. Xin các vị lặp lại lời tôi nói:

Từ sắc thân mình, qui y thanh tịnh pháp thân Phật
Từ sắc thân mình, qui y viên mãn báo thân Phật
Từ sắc thân mình, qui y thiên bách ức hóa thân Phật

Các vị thiện tri thức, cái thân thể (sắc thân) này, giống như cái nhà của chúng ta, cho nên không thể nói là qui y sắc thân. Còn ba thân Phật: pháp thân, báo thân, hóa thân, xưa nay vẫn có sẵn trong tự tính của chúng ta. Mọi người trên thế gian đều có Phật tính này, chỉ vì họ mê chấp không hiểu, không biết trong thân mình vốn đã có Phật, cho nên mới chạy đi tìm Ðức Phật ở ngoài. Sự thực, ba thân Phật này là từ tự tâm của chúng ta hiển hiện, không thể tìm được từ bên ngoài.

Kế đến, các vị nên chú ý nghe tôi giải thích, các vị sẽ biết rằng tự mình có thể tìm được ba thân Phật này trong tự tâm của chính mình. Trước hết, thế nào là Thanh tịnh Pháp thân Phật? Tâm tính của chúng ta xưa nay vốn là thanh tịnh không nhiễm, tất cả các pháp đều do cái tự tính này tùy nhân duyên sinh ra. Ví như, tâm nếu nghĩ việc ác, kế đó liền sinh ra hành động ác; nếu mà nghĩ đến việc thiện, thì sẽ sinh ra hành động thiện. Các pháp thiện ác tồn tại trong tự tính như vậy, cũng giống như bầu trời xưa nay vốn quang đãng, mặt trời mặt trăng xưa nay vốn sáng soi, thế nhưng, nhân vì bị mây đen che lấp, mà tạo thành hiện tượng trên sáng dưới tối (ví cho tự tính trong sáng, còn tâm thì nhiễm ô). Nếu như có một trận gió bỗng nhiên thổi ngang làm mây tan đi, thì bầu trời sẽ trở lại tình trạng trên dưới đều sáng (ví cho sự giác ngộ). Trí tuệ của chúng ta cũng giống như mặt trời mặt trăng; nếu chúng ta đam mê cảnh vật thế gian, thì tự tâm sẽ bị mây đen vọng niệm che lấp, làm cho trí tuệ bị bao phủ bởi sự đen tối. Giả sử lúc đó có thiện tri thức đến khuyên răn dẫn dắt, giảng cho nghe chân lý chánh pháp, trừ khử vọng niệm mê chấp trong tâm, thì mây đen sẽ bị thổi tan, và tự nhiên trong ngoài đều sáng suốt, tất cả các pháp trong tâm sẽ hiện ra một cách rõ ràng. Kẻ kiến tính cũng giống như vậy, cho nên gọi là Thanh tịnh Pháp thân Phật.

Vì thế, qui y tự tâm là muốn chỉ đến sự qui y Phật tính vốn có của mình, đây mới là sự qui y chân thực. Ý nghĩa của chữ "tự qui y" là sự trừ diệt những sự bất thiện trong tâm tính của mình, chẳng hạn như tâm ghen ghét, tâm dua nịnh, cùng những hành vi bất thiện khác. Thường thường nên kiểm điểm những lỗi lầm của chính mình, không bàn chuyện thị phi của người khác, nên tỏ ra khiêm tốn, nhân nhượng, hơn nữa, đối với bất cứ kẻ nào cũng đều phải cung kính, tôn trọng. Như thế mới xứng đáng với sự qui y tự tính của chính mình.

Còn Viên mãn Báo thân Phật là gì? Ví như một ngọn đèn có thể chiếu sáng bóng tối đã từng hiện diện cả ngàn năm; dù chúng ta có bị chìm đắm trong bóng tối của sự ngu si đến cả ngàn năm đi chăng nữa, chỉ cần một luồng ánh sáng trí tuệ chiếu đến, thì bóng tối này sẽ tức thời bị tiêu diệt. Bởi thế, việc gì đã qua để cho nó qua, việc gì chưa xảy ra, thì cũng không nên mơ tưởng hão huyền. Nên để mỗi niệm trong tâm lúc nào cũng viên mãn sáng suốt. Lúc nào cũng có thể thấy được Phật tính vốn có của mình. Thiện và ác tuy khác biệt nhau như trời với đất, xong xét kỹ, bản tính của chúng đều không có sai khác. Cái bản tính không khác biệt này gọi là thực tính. Cái thực tính này không bị thiện ác làm cho nhiễm ô, cho nên gọi là Viên mãn Báo thân Phật. Vả lại, thiện ác cũng chỉ trong một niệm. Nếu như trong tâm khởi lên một niệm ác, tuy nhỏ như sợi tơ, cũng đủ tiêu diệt tất cả các phúc báo nhân duyên mà chúng ta đã từng gầy tạo từ hàng vạn kiếp. Ngược lại, nếu như trong tâm hiện ra một niệm thiện, dù chỉ nhỏ như sợi tơ, thì cũng có thể làm cho tội ác mà chúng ta đã tích tụ nhiều như hằng hà sa, tiêu diệt không còn dấu vết, một mực cho đến khi chúng ta chứng đắc Vô thượng Bồ đề. Nếu có thể làm sao cho mình trong mỗi niệm đều thấy được tự tính, không còn mê muội mà làm mất đi cái niệm kiến tính này, thì gọi là báo thân.

Còn Thiên bách ức hóa thân là gì? Nếu chúng ta không bám víu vào những việc tạp nhiễm của thế gian, thì tâm tính của chúng ta xưa nay cũng giống như hư không. Nếu như chúng ta khởi lên một niệm suy nghĩ đắn đo, thì sẽ sinh ra sự biến hóa. Ví như chúng ta nghĩ đến việc ác, thì tự tâm chúng ta biến thành cảnh giới địa ngục. Nếu như chúng ta nghĩ đến việc thiện, thì tự tâm biến thành cảnh giới thiên đường. Lúc suy nghĩ việc độc hại, tự tâm biến thành cảnh giới của rồng rắn. Suy nghĩ việc từ bi, thì tự tâm biến thành cảnh giới Bồ tát. Lúc chúng ta phát sinh trí tuệ, thì tự tâm biến thành cảnh giới cõi trời. Lúc chúng ta ngu si mê chấp, thì tự tâm biến thành cảnh giới của ba đường ác. Tự tính của chúng ta biến hóa vô cùng. Người ngu si không biết tự phản tỉnh, tự giác ngộ, cho nên thường thường sinh khởi niệm ác, từ niệm ác sinh ra hành động ác. Nếu như biết quày đầu hướng thiện, thì trí tuệ Bát nhã sẽ sinh ra, đây gọi là tự tính biến hóa Phật.

Cho nên phải biết, Pháp thân xưa nay vốn có sẵn đủ trong tự tính của mình. Chỉ cần niệm niệm có thể quán soi tự tâm của mình, thì gọi là Báo thân Phật. Từ Báo thân Phật này, không ngừng suy tư, vận dụng trí tuệ, đây gọi là Hóa thân Phật. Tự mình giác ngộ, tự mình tu hành, đây gọi là tự tính công đức, đây gọi là chân thực qui y. Còn thân thể chỉ là sắc thân, giống như cái nhà mà chúng ta đang ở. Nay đã ở trong nhà, tại sao lại còn gọi là qui y? Chỉ cần có thể hiểu rõ rằng trong tự tính mình có đủ ba thân, tức là thấy được tự tính Phật của mình.

Tôi có một bài tụng vô tướng, tặng cho các vị. Nếu mọi người có thể nhớ kỹ trong tâm, y theo đây mà tu hành, thì có thể làm cho ác nghiệp từ vô thỉ đến nay nhất thời tiêu diệt. Bài tụng như sau:

Người mê tu phúc, không tu đạo
Cho rằng tu phúc là tu đạo
Bố thí, cúng dường, phúc vô biên
Trong tâm ba ác vẫn còn tạo.
Nghĩ rằng tu phúc để diệt tội
Ðời sau được phúc, vẫn còn tội
Trừ gốc tội, nên hướng vào tâm
Nơi tự tính, siêng cầu sám hối.
Nếu gặp pháp sám hối Ðại thừa
Trừ tà, cải chánh, sẽ hết tội
Học đạo, thường nên quán tự tâm
Tức là có thể đồng chư Phật.
Chư tổ chỉ truyền pháp đốn giáo
Nguyện được kiến tánh, đồng một thể
Nếu muốn tương lai chứng pháp thân
Phải lìa hình tướng, rửa nội tâm.
Cần phải nỗ lực, đừng biếng nhác
(Vì) Nếu hơi thở dứt, đời sẽ dứt
Nên hiểu Ðại thừa, thấy tâm tính
Chí thành cung kính, chắp tay cầu.
 
Bản dịch của ngài Thiền sư Minh Trực:
Người mê muội phước cầu, Ðạo phế,
Tu phước điền dối kể Ðạo mầu,
Thí cúng nhiều, phước được trùng thâu,
Nhưng ba ác, tâm đầu sanh mãi.
Tưởng tu phước, tội trừ ác cải,
Sau phước dành, tội lại còn sanh,
Ngó trong tâm, gốc lỗi trừ thanh,
Tự tánh phải chơn thành sám hối.
Phép sám hối Ðại thừa lãnh hội,
Cải tà quy chánh, tội không sanh,
Học Ðạo thường xem tánh tịnh thanh,
Tức cùng Phật cũng thành nhất loại.
Phép đốn giáo Tổ ta truyền dạy,
Nguyện chúng đồng đặng thấy tâm nguyên,
Pháp thân nay mong đặng thấy liền,
Lìa pháp tướng, tâm điền trong lặng.
Gắng thấy tánh, đừng lòng xao lãng,
Niệm sau lià ,đời hẳn phế vong,
Hiểu Ðại thừa, thấy đặng tánh Không,
Phải cung kính, hết lòng cầu học..

Các vị thiện tri thức, các vị nên nhớ kỹ bài tụng vô tướng này, và phải y theo đây mà tu hành. Nếu như có thể nhân đây mà đại ngộ, thấy được chân như bản tính, thì dù các vị có cách xa tôi ngàn dặm, cũng như đang ở bên cạnh tôi. Còn nếu không thể lĩnh ngộ, thì dù các vị có ở trước mặt tôi, cũng giống như đang cách xa tôi ngàn dặm. Nếu mà [chứng ngộ] được như thế, các vị cần gì phải lao khổ từ những nơi xa xăm tìm đến đây học tập Phật pháp. Chúc các vị ra về trong thân tâm an lạc.

Mọi người nghe Lục tổ nói xong, không ai mà không khai ngộ. Tất cả đều vui mừng, y giáo phụng hành.

- HẾT -


Chú thích:
[i] Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm: nghĩa là không nên chấp trước vào bất cứ chỗ nào, mà hiển hiện ra cái tâm diệu tâm sinh ra vạn pháp.
[ii] Hành giả: tức là kẻ tại gia ở trong chùa, đang chuẩn bị xuất gia.
[iii] Phúc báo hữu lậu: tức là phúc báo thế gian, không những chỉ có giới hạn, mà còn là nguyên nhân cho sự tiếp tục của sinh tử luân hồi.
[iv]Tức khắc thấy được: dịch từ chữ Hán "đương hạ tức kiến".
[v] Hậu liêu: phòng ngũ của chư tăng phía sau chùa.
[vi] Thầy giáo thọ: là vị tăng chuyên môn phụ trách việc giảng dạy giáo lý cho chúng tăng trong chùa.
[vii] Tám thước tàu, độ chừng hơn hai thước tây.
[viii] Ấn chứng: chứng nhận cho sự khai ngộ
[ix] Minh tâm kiến tính: Tâm địa sáng suốt, thấy được bản tính.
[x] Biệt giá: là một chức quan nhỏ, người mình gọi là thông phán.
[xi]Huệ Năng thân thể ốm yếu, không đủ sức nặng để đạp cối, do đó phải mang thêm đá trên người để tăng thêm sức nặng.
[xii] Minh sư: tức là vị thầy sáng suốt.
[xiii] Ngô Trọng Ðức giải thích bài kệ này như sau: Cái Phật tính, nguyên nhân của sự thành Phật này, thực sự mỗi người đều có đủ. Thế nhưng, kẻ phàm không hiểu rõ điều này, đều cho rằng phải dùng phương pháp này, phương pháp nọ để tìm cầu thì mới thành Phật, do đó mới đem cái tâm mong cầu này đi học tập Phật Pháp. Ðương nhiên, sự chứng đắc của họ trong tương lai, cũng chỉ là quả báo hữu lậu mà thôi. Kỳ thực, Phật tính của mỗi người đều đầy đủ, không có cái pháp nào ở ngoài tâm mà có thể tu thành Phật. Trong cái Phật tính không sinh không diệt, không có sự tham luyến tất cả cảnh giới, không sinh những vọng tưởng về thấy nghe hay biết, mà các pháp đều bình đẳng như hư không. Không nhân, không quả, không tính, không sinh.
[xiv] Ðông độ: tức là nước Tàu.
[xv]Câu chữ Hán đọc là: Năng giả đắc chi. (Năng giả có hai nghĩa: (1) Người có khả năng, (2) Người có tên Năng.)
[xvi] Bọn ác ôn đó, sau trận cháy rừng, cho rằng ngài đã bị chết thiêu, bèn cùng nhau bỏ đi. (Người dịch)
[xvii] Hiện nay ở gần biên giới của Quảng Ðông và Quảng Tây.
[xviii] Tàm quí: Hổ thẹn, cảm thấy không xứng đáng. Ðây là lời nói khiêm nhượng.
[xix] Theo giới luật, các bậc xuất gia không được lễ lạy người tại gia, dù đó là cha mẹ mình, song Huệ Năng là kẻ được truyền y bát, trên cương vị ngài đã là một vị tổ sư của một tông phái, thành thử Ấn Tông mới làm lễ ra mắt.
[xx]Pháp Bất nhị: Chư pháp thực tướng như như bình đẳng, không có phân biệt, cho nên gọi là bất nhị. Kiến tính tức là thiền định giải thoát. Thiền định giải thoát đều ở trong kiến tính. Phân ra thì là ba (kiến tính, thiền định, giải thoát), hợp lại thì là một. Nếu chỉ nói giải thoát thiền định mà không nói đến kiến tính, thì có hai pháp. Còn chỉ nói đến kiến tính mà không nói đến thiền định giải thoát thì là pháp bất nhị.
[xxi]Bốn giới trọng: tức là giết hại, trộm cắp, dâm dục, nói dối.
[xxii] Năm tội nghịch: tức là giết cha, giết mẹ, giết A la hán, làm thân Phật chảy máu (hoặc phá hủy tượng Phật) và phá hòa hợp tăng.
[xxiii] Nhất xiển đề: tức là kẻ không tin lời dạy của chư Phật, thiện căn hoàn toàn bị đoạn diệt.
[xxiv] Luật sư: Trong Phật pháp, các vị tỳ kheo, một cách khái quát,Õ có thể phân làm ba loại: pháp sư (chuyên môn nghiên cứu về kinh tạng), luật sư (chuyên môn nghiên cứu về luật tạng) và luận sư (chuyên môn nghiên cứu vềÕ luận tạng). Còn các vị thông suốt cả ba tạng kinh, luật, luận thì được tôn xưng là Tam tạng pháp sư.
[xxv]Yết ma: yết ma là tiếng Phạn, tiếng Hán dịch là tác nghiệp, tức là một nghi thức tuyên cáo làm các sự việc như sám hối, thọ giới, v.v...
[xxvi] Giới cụ túc: Giới luật của tỳ khưu, tỳ khưu ni là phương tiện đầy đủ có thể đưa đến Niết Bàn, cho nên gọi là cụ túc.
[xxvii] Chùa Pháp Tính, vốn ở phía tây bắc thành phố Quảng Châu. Ðời Lưu Tống, có ngài Tam tạng Pháp sư tên Cầu Na Bạt Ðà La đến Quảng Châu trụ tại chùa. Ngài xây một pháp đàn, và dựng bia với lời dự đoán : "Ðời sau sẽ có một vị nhục thân Bồ tát sẽ ở nơi đây thọ giới cụ túc". Ðời Lương Vũ Ðế, lại có ngài Tam tạng Pháp sư Ấn độ tên Trí Dược cũng đến nơi nầy, tự tay trồng một cây Bồ đề, đồng thời dựng bia, và tiên đoán là: "Sau này một trăm bảy mươi năm sẽ có một vị nhục thân Bồ tát sẽ ở dưới cây Bồ đề này khai diễn Phật pháp Ðại thừa, cứu độ vô lượng chúng sinh". Sau đó ngài Trí Dược đến Tào Khê bảo dân làng xây chùa Bảo Lâm v.v...
[xxviii] Thoát hoá: Cởi lốt, biến thành vật khác.
[xxix] Tiếng Ðường: tức là tiếng Tàu đời nhà Ðường.
[xxx] Ðáo bỉ ngạn: có nghĩa là "đến bờ bên kia". Bờ bên kia tức là sự giải thoát.
[xxxi] Khẩu đầu thiền: Chỉ nói thánh nói tướng mà không chịu thực tế tu hành.
[xxxii] Ngoan không: Cho rằng tất cả đều là không, không nhân không quả (một loại đoạn kiến).
[xxxiii] Bàng môn tả đạo: Chỉ chung cho những kẻ không tin Phật pháp.
[xxxiv] Nhất chân pháp giới: tức là chư pháp thực tướng.
[xxxv] Bát nhã chính định: còn gọi là Bát nhã tam muội, nghĩa là khai trí tuệ, thấy được thực tướng của các pháp.
[xxxvi] Mười hai phần giáo (còn gọi là mười hai bộ kinh): Kinh điển Phật giáo, tùy theo thể tài mà phân ra làm mười hai loại khác biệt, chứ không phải chỉ có mười hai bộ như nhiều người lầm tưởng.
[xxxvii] Kinh Bồ Tát Giới: tức là kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới.
[xxxviii] Ðại sự nhân duyên: Ở đây là dẫn ý của kinh Pháp Hoa, nghĩa là vì một nhân duyên to tát mà chư Phật xuất hiện thế gian.
[xxxix] Vô niệm hành: sống trong cảnh giới mà mọi hành động đều không chấp trước, đều vô niệm.
[xl] Vọng truyền: Truyền thừa không đúng người, không đúng chỗ.
[xli] Ba chướng: tức là phiền não chướng, nghiệp chướng, báo chướng.
[xlii] Mười ác: ngược lại với mười điều thiện, nghĩa là sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời đâm thọc, nói lời thô ác, nói lời vô nghĩa, tham, sân và si. Tám tà (Hán: bát tà): ngược lại với bát chính, nghĩa là tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mệnh, tà phương tiện (tương phản của chính tinh tiến), tà niệm và tà định.
[xliii] Nghĩa là nên không quá thiên lệch về bên nào
[xliv] Nghĩa là không có định, cũng chẳng có tuệ.
[xlv] Tức là kinh Duy Ma Cật
[xlvi] Tẩu hỏa nhập ma: nói nôm na là thần kinh thác loạn.
[xlvii] Nghĩa là tiếp tục sinh tử, tiếp tục vọng niệm.
[xlviii] Trầm không thủ tịch: Câu này vốn chỉ cho các vị Thanh Văn cầu mau được chứng Niết Bàn, không nghĩ đến việc độ sinh; còn ở đây muốn nói là không nên lấy ít làm đủ, thỏa mãn với hiện tại mà không mong cầu sự tiến bộ. (Người dịch)
[xlix] Bốn hoằng thệ nguyện: bốn lời thệ nguyện lớn.
[l] Trụ trì tam bảo: Phật (hình tượng, xá lợi ...), pháp (kinh điển ...), tăng (tức là các vị xuất gia thọ giới ...).


Về Menu

truyện lục tổ huệ năng (phần cuối) truyen luc to hue nang phan cuoi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

さいたま市 氷川神社 七五三 từ va 正法眼藏 真言宗金毘羅権現法要 村上市 お墓 簡単便利戒名授与水戸 即刻往生西方 cà 佛教蓮花 永代 墓 wat phra dhammakaya 演讲稿开头 五痛五燒意思 地藏十轮经 luat nhan qua hay nghiep qua bao ung Giòn mây ã Šå ç Ÿå º æ hãƒæ モダン仏壇 ดวยอำนาจแหงพระพ văn å Ÿç å äººçš ä½œæ 仏壇 お手入れ用品 日野こもれび納骨堂 お墓の見方 æˆ å šæ phật pháp trong thời kinh tế thị chùa châu lâm 第三世多杰羌佛经藏总集 LÃm 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 寺院募捐 sテΠ白佛言 什么意思 phật giáo tử 横浜 永代供養 梵僧又说我们五人中 สโตร ส รา 東京都 宿坊 chướng 生日祝福语 บทสวดพาห งมหากา van 金宝堂のお得な商品 æ žä ç 七五三 家族写真 ÏÇ トo