Những “tín đồ” của các phương tiện truyền thông xã hội (social media) có thể cho rằng việc đăng tải và nhấn nút Like giúp kết nối họ với những người khác. Nhưng một nghiên cứu cho rằng, dành nhiều thời gian cho các diễn đàn truyền thông xã hội có liên qua
Truyền thông: con đường dẫn tới sự cô lập về mặt xã hội

n đến khả năng cảm thấy bị cô lập về mặt xã hội.
Sự cô lập về mặt xã hội - được các chuyên gia định nghĩa là thiếu cảm giác thuộc về, cảm giác có liên hệ với người khác và các mối quan hệ mỹ mãn. Điều này có liên quan đến nguy cơ cao đối với bệnh tật và thậm chí là tử vong.

Hiện nay, các bất ổn tinh thần và sự cô lập về mặt xã hội đang ở mức “đại dịch” trong cộng đồng người trẻ, chia sẻ của chuyên gia Brian Primack - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Truyền thông, Công nghệ và Sức khỏe thuộc Đại học Pittsburgh.

Mặc dù truyền thông xã hội có thể được sử dụng để làm dịu đi các cảm giác bị cô lập về mặt xã hội nhưng nếu dùng truyền thông quá nhiều cũng có thể mang đến tác động ngược lại ở người trẻ, thể hiện qua việc làm giới hạn đi các tương tác giữa các cá nhân với nhau. Kết quả nghiên cứu này đăng trên Tạp chí Journal of Preventive Medicine của Hoa Kỳ đầu tháng 3 qua.

Ngoài ra, truyền thông xã hội có thể mang lại cho con người ấn tượng rằng người khác đang có cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ hơn, vì đôi khi cách họ xuất hiện trực tuyến không thật sự hoàn toàn trung thực.

Để xác định mối liên hệ giữa truyền thông xã hội và cảm giác bị cô lập, các nhà nghiên cứu gửi một bảng câu hỏi đến cho hơn 1.700 người trưởng thành ở Hoa Kỳ trong độ tuổi từ 19-32. Bảng câu hỏi đánh giá mức độ cô lập xã hội của cá nhân và thời lượng cũng như mức độ thường xuyên mà người tham gia sử dụng 11 diễn đàn truyền thông xã hội được yêu chuộng hiện nay; trong đó có Facebook, Twitter và Instagram.

Theo đó, trung bình người tham gia nghiên cứu dành hơn một giờ đồng hồ (khoảng 61 phút) mỗi ngày cho truyền thông xã hội và “ghé thăm” các trang truyền thông xã hội trung bình khoảng 30 lần mỗi tuần - nghiên cứu kết luận.

Hơn ¼ (tức 27%) người tham gia nghiên cứu cho biết họ có cảm giác ở mức cao với sự cô lập xã hội. Và việc sử dụng truyền thông càng nhiều thì cảm giác về sự cô lập này càng lớn hơn.

Nghiên cứu cũng chưa rõ đâu là nguyên nhân và đâu là hệ quả của mối liên hệ này, tức vẫn chưa xác định được là do cảm giác cô lập dẫn đến việc sử dụng nhiều các kênh truyền thông xã hội hay ngược lại.

Tuy nhiên, các chuyên gia giả thiết rằng “có thể người trẻ ban đầu cảm thấy bị tách biệt nên chuyển sang sử dụng các sản phẩm truyền thông xã hội” hay “việc sử dụng truyền thông xã hội quá nhiều làm tăng cảm giác bị cô lập bên ngoài đời sống thật” hoặc đây cũng có thể là “sự kết hợp của cả hai” - Miller chia sẻ.
 
Bài viết: "Truyền thông: con đường dẫn tới sự cô lập về mặt xã hội"
Huệ Trần -
Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

truyền thông–con đường dẫn tới sự cô lập về mặt xã hội truyen thong ??con duong dan toi su co lap ve mat xa hoi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

曹洞宗 お寺 有名 Lưu ý khi ăn gạo lứt muối mè Thói tang trieu Khói hương có thể gây ảnh hưởng đến tam bo thi cua cho khong bang cach cho 天眼佛教 10 dấu hiệu cảnh báo bệnh thận kỳ Những sắc thời gian Kinh Kim cang Cho mẹ nhân ngày phụ nữ thiû hanh thien tu co troi biet buffet vu lan chay Rau lang nhuận tràng cau hoi lon cua cuoc doi Món chay với mít tim hieu ve nghiep bao va nhan qua Kinh bat nha Ở đời vui đạo hãy tùy duyên tai sao tam chang duoc quy nhat khi niem phat Gỏi bí mì sợi chay cuộc đời thánh tăng ananda phần 5 cáo chテケa dip hÃƒÆ u ta có quyền được sống lương thiện Lòng vị tha của Bồ tát Nguy cơ nhiễm khuẩn khi ăn món sushi nhÛ thoÃ Æ lắng nghe tiếng nước chảy PhÃp Lo lắng làm mất ngủ hay mất ngủ vận động tốt cho não bộ người cao nen chang mot quyen nghi thuc tung niem thuan Nấm đậu xào sả ớt rau răm xúc bánh nhá thanh văn hiện thân trong cuộc đời từ bỏ Trẻ kén ăn có nguy cơ bất ổn tinh Những bóng hồng của dinh Độc Lập phat giao dem lai loi ich gi cho tuoi tre Sự tích Đức Địa Tạng Vương Bồ tát Quán tâm không sinh không diệt Cha tôi Ni lam