Những “tín đồ” của các phương tiện truyền thông xã hội (social media) có thể cho rằng việc đăng tải và nhấn nút Like giúp kết nối họ với những người khác. Nhưng một nghiên cứu cho rằng, dành nhiều thời gian cho các diễn đàn truyền thông xã hội có liên qua
Truyền thông: con đường dẫn tới sự cô lập về mặt xã hội

n đến khả năng cảm thấy bị cô lập về mặt xã hội.
Sự cô lập về mặt xã hội - được các chuyên gia định nghĩa là thiếu cảm giác thuộc về, cảm giác có liên hệ với người khác và các mối quan hệ mỹ mãn. Điều này có liên quan đến nguy cơ cao đối với bệnh tật và thậm chí là tử vong.

Hiện nay, các bất ổn tinh thần và sự cô lập về mặt xã hội đang ở mức “đại dịch” trong cộng đồng người trẻ, chia sẻ của chuyên gia Brian Primack - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Truyền thông, Công nghệ và Sức khỏe thuộc Đại học Pittsburgh.

Mặc dù truyền thông xã hội có thể được sử dụng để làm dịu đi các cảm giác bị cô lập về mặt xã hội nhưng nếu dùng truyền thông quá nhiều cũng có thể mang đến tác động ngược lại ở người trẻ, thể hiện qua việc làm giới hạn đi các tương tác giữa các cá nhân với nhau. Kết quả nghiên cứu này đăng trên Tạp chí Journal of Preventive Medicine của Hoa Kỳ đầu tháng 3 qua.

Ngoài ra, truyền thông xã hội có thể mang lại cho con người ấn tượng rằng người khác đang có cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ hơn, vì đôi khi cách họ xuất hiện trực tuyến không thật sự hoàn toàn trung thực.

Để xác định mối liên hệ giữa truyền thông xã hội và cảm giác bị cô lập, các nhà nghiên cứu gửi một bảng câu hỏi đến cho hơn 1.700 người trưởng thành ở Hoa Kỳ trong độ tuổi từ 19-32. Bảng câu hỏi đánh giá mức độ cô lập xã hội của cá nhân và thời lượng cũng như mức độ thường xuyên mà người tham gia sử dụng 11 diễn đàn truyền thông xã hội được yêu chuộng hiện nay; trong đó có Facebook, Twitter và Instagram.

Theo đó, trung bình người tham gia nghiên cứu dành hơn một giờ đồng hồ (khoảng 61 phút) mỗi ngày cho truyền thông xã hội và “ghé thăm” các trang truyền thông xã hội trung bình khoảng 30 lần mỗi tuần - nghiên cứu kết luận.

Hơn ¼ (tức 27%) người tham gia nghiên cứu cho biết họ có cảm giác ở mức cao với sự cô lập xã hội. Và việc sử dụng truyền thông càng nhiều thì cảm giác về sự cô lập này càng lớn hơn.

Nghiên cứu cũng chưa rõ đâu là nguyên nhân và đâu là hệ quả của mối liên hệ này, tức vẫn chưa xác định được là do cảm giác cô lập dẫn đến việc sử dụng nhiều các kênh truyền thông xã hội hay ngược lại.

Tuy nhiên, các chuyên gia giả thiết rằng “có thể người trẻ ban đầu cảm thấy bị tách biệt nên chuyển sang sử dụng các sản phẩm truyền thông xã hội” hay “việc sử dụng truyền thông xã hội quá nhiều làm tăng cảm giác bị cô lập bên ngoài đời sống thật” hoặc đây cũng có thể là “sự kết hợp của cả hai” - Miller chia sẻ.
 
Bài viết: "Truyền thông: con đường dẫn tới sự cô lập về mặt xã hội"
Huệ Trần -
Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

truyền thông–con đường dẫn tới sự cô lập về mặt xã hội truyen thong ??con duong dan toi su co lap ve mat xa hoi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

世界悉檀 зеркало кракен даркнет hay chương 4 Nhập định để được thanh thoát giÕ ú Ü 弥陀寺巷 bÃn 唐安琪丝妍社 lể 築地本願寺 盆踊り 曹村村 พ ทธโธ ธรรมโม 借香问讯 是 Húy kỵ chư tôn đức tiền bối dung mang da dat o trong tam 上座部佛教經典 一念心性 是 Tịnh 蒋川鸣孔盈 市町村別寺院数順位 ก จกรรมทอดกฐ น cau be danh giay à tuong オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 饿鬼 描写 la kapimala pháp như và âm nhạc 精霊供養 Món chay đãi người thân dịp cuối năm 仏壇 おしゃれ 飾り方 bí đỏ táo đen và đậu dinh dưỡng bỏ 陧盤 川井霊園 คนเก ยจคร าน 供灯的功德 福生市永代供養 仏壇 拝む 言い方 Có thể dự đoán tuổi tác thông 阿那律 一息十念 chua mat da 佛教教學 Miếng xào măng khô cho bữa cơm ngon ấm Dinh dưỡng từ nấm những thứ đừng bao giờ nuối tiếc Tạp Tôi may mắn duc do va tai nang trong hanh nguyen hoang