GNO - Sáng 22-4, môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức lễ húy nhật cố HT.Thích Chánh Trực.

TT-Huế: Lễ húy nhật cố HT.Thích Chánh Trực

GNO - Sáng qua, 22-4 (4-3-Ất Mùi), tại tổ đình Kim Tiên (P.Trường An, TP.Huế), môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức lễ húy nhật cố HT.Thích Chánh Trực (1931 - 1995) - một trong những vị cao Tăng có nhiều đóng góp cho cuộc vận động Phật giáo năm 1963, cho công cuộc xây dựng Phật giáo tỉnh Quảng Trị, phục hưng Phật giáo tại TT-Huế.

Quang lâm dâng hương tưởng niệm có Trưởng lão HT.Thích Đức Phương, Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh TT-Huế; chư tôn đức Giáo phẩm Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh TT-Huế; chư tôn đức Thường trực BTS GHPGVN tỉnh TT-Huế; chư tôn đức Tăng Ni các tổ đình, tự viện, niệm Phật đường cùng đông đảo Phật tử các giới. 

1 hue 8.jpg
Chân dung cố HT.Thích Chánh Trực (1931-1995)

Thế danh Hòa thượng là Hồng Văn Trung, pháp danh Tâm Trung, pháp tự Chánh Trực, thuộc dòng thiền Lâm Tế đời thứ 43. Ngài sinh ngày 7-8-1931 (Tân Mùi) tại làng Trà Trì, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Vốn xuất thân trong một gia đình thâm tín Tam bảo, người anh cả xuất gia sớm nên từ nhỏ Hòa thượng đã có ý hướng theo anh.

Năm 1947 mới được song thân cho phép, Hòa thượng đã đầu sư học đạo với Trưởng lão HT.Thích Hưng Dụng tại chùa Hội quán Phật học Quảng Trị. Năm 1950, Hòa thượng được thọ Sa-di giới và được gởi vào tu học tại Phật học đường Trung Việt Báo Quốc (Huế).

Năm 1952, Hòa thượng được trao truyền Cụ túc giới tại giới đàn Nha Trang. Sau đó, năm 1957, ngài được chuyển vào học tại Phật học viện Trung phần Nha Trang.

Năm 1960, Giáo hội bổ nhiệm Hòa thượng trú trì chùa Di Linh và giảng sư cho Tỉnh hội Lâm Đồng.

Với lòng nhiệt thành của tuổi trẻ, Hòa thượng đã chuyển về Từ Đàm và được cử làm Phó hội trưởng Tỉnh hội Phật giáo Thừa Thiên kiêm giảng sư.

Trong mùa pháp nạn 1963, Hòa thượng đã thể hiện hết vai trò của một giảng sư và một Phó hội trưởng, một phụ tá tín cẩn của Hòa thượng Chánh hội trưởng, vị đã phát động và lãnh đạo phong trào Phật giáo năm 1963.

Đến năm 1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất thành lập, Hòa thượng giữ chức vụ Đặc ủy Thanh niên của Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Thừa Thiên. Năm 1968 vì nhu cầu Phật sự, ngài được bổ nhiệm giữ chức Chánh Đại diện của Phật giáo tỉnh Quảng Trị.

Năm 1975, quê hương giải phóng, bước đầu trở về chốn tổ Tịnh Quang, Hòa thượng đã cùng các pháp hữu dựng lại ngôi chùa tôn đơn sơ giữa cảnh ngổn ngang đổ nát của tổ đình để có nơi thờ phượng.

Năm 1978, Hòa thượng quyết tâm tu bổ tháp phần của chư Tổ và xây dựng được ngôi tổ đình bằng công sức của hàng Phật tử tranh thủ ngoài giờ lao động. Ngài đã xây dựng ngày kỵ Tổ Sắc tứ trở thành ngày hội, ngày gặp mặt của tất cả thầy trò trong toàn tỉnh Quảng Trị.

Đầu xuân năm Canh Thân (1980), Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam ra đời, Hòa thượng là một thành viên của Ban. Tháng 11-1981, Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo cả nước được tổ chức tại thủ đô Hà Nội, Hòa thượng đã được cử vào Hội đồng Trị sự GHPGVN. Tại địa phương, năm 1982, Hòa thượng được mời là Phó trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Trị Thiên kiêm Chánh Đại diện Phật giáo huyện Triệu Hải.

Năm 1989, Đại hội Phật giáo tỉnh Quảng Trị được tổ chức, Hòa thượng được cung cử là Trưởng ban Trị sự, cũng trong lúc này Hòa thượng được mời tham gia Mặt trận và Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Trị.

Năm 1990, Hòa thượng đã xây dựng lại ngôi chùa Phật học Quảng Trị trang nghiêm, phục hồi một diện mạo của Phật giáo Quảng Trị.

Năm 1992, Đại hội Phật giáo toàn quốc kỳ III, Hòa thượng được tấn phong giáo phẩm Hòa thượng.

Như linh cảm được sự sắp xả báo thân, đầu năm Ất Hợi (1995), Hòa thượng về tổ đình Báo Quốc lễ Tổ - đảnh lễ thù ân nơi đã trưởng dưỡng, đã trang bị bao nhiêu hành trang cho cuộc đời hành giả của ngài.

Ngày 4-3-Ất Hợi (1995), thị giả báo vào Huế cho biết ý Hòa thượng muốn vào tổ đình Kim Tiên, thế rồi chiều tối hôm đó hàng đệ tử của Hòa thượng đã rước ngài vào chùa Kim Tiên. Và đây là lúc Hòa thượng đã để lại đằng sau bao Phật sự của Quảng Trị để nhẹ nhàng về cõi Phật qua một đêm nghỉ ngơi ở chốn tổ Kim Tiên, bên cạnh bổn sư cùng với sự chăm sóc của hàng đệ tử.

Hôm sau, vào lúc 13 giờ 15 phút ngày 5-3-Ất Hợi, Hòa thượng đã an nhiên thị tịch, thọ 65 tuổi đời, 43 Hạ lạp.

1 hue 1.JPG
HT.Thích Đức Phương cùng chư tôn đức Ban Chứng minh, Ban Thường trực
GHPGVN tỉnh TT-Huế quang lâm dâng hương tưởng niệm cố Hòa thượng

1 hue 2.JPG
HT.Thích Đức Phương dâng hương

1 hue 3.JPG
HT.Thích Giác Quang (quỳ), thành kính tưởng niệm ân sư

1 hue 5.JPG
Môn đồ cố Hòa thượng dù đi hoằng pháp nơi nào đều trở về trong ngày húy kỵ thầy

1 hue 4.JPG
Quang cảnh buổi lễ. Đây là lần húy kỵ thứ 20 của cố HT.Thích Chánh Trực

1 hue 6.JPG

1 hue 7.JPG
Chư Ni về tổ đình Kim Tiên, thành kính đảnh lễ Giác linh cố Hòa thượng

PG Huế


Về Menu

TT Huế: Lễ húy nhật cố HT.Thích Chánh Trực

câu chuyện dành cho những người bạn 第一 相 正式 quan điểm vô vi của lão tử và vô vi thương lắm mẹ ơi Lời ngôn ngữ của thiền và thi ca phần 1 Cổ Hấp thụ protein một cách hiệu quả âm lã æ đạo hiếu trong văn hóa việt nam thoat khoi cam bay cuoc doi người yêu dao phat buoc dau du nhap vao nhat ban thoi ky nha su dung dien thoai di dong nhu the nao de tranh Caffeine làm tăng nguy cơ sẩy Quan hệ giữa nhà nước và công dân Bệnh viêm khớp mãn tính dung lai va cam nhan clip y nghia ve tinh tam biet du la nguoi giau nhat thien ha Nhẫn phat dan va hieu ung tren mang xa hoi Nhà hàng chay Thiện Duyên không ngừng Món chay thanh tịnh đạo đức phật giáo và giới luật cho m¹o Mạng Nói lời tri ân gia hạn nhận bài khi gặp khó khăn con hãy nhớ tưởng triết dao duc gia dinh dang bi xuong cap kiå ç hòa thượng thích đức nhuận 1897 nhat lien thanh nhan 不空羂索心咒梵文 Một số loại trái cây không tốt như ran than naga trong van hoa phat giao Thêm bui giáng va nhung van tho danh cho nguoi vo dep nhung diễu tinh than doanh nhan the ky 21 tinh thần doanh nhân thế kỷ 21 loi nguyen cau huong ve dat me Hồi ức một quận chúa Kỳ 2 Bản án 宗教法人解散認証申請 司法書士提出 静坐 22 chùa bửu lâm chương vii tổ chức và hoạt động