GNO - ''Thỉnh quý thiện tri thức đến mà thật không có người thù tiếp...'', thì ngài an nhiên thị tịch.

TT-Huế: Lễ húy nhật Đại sư Hải Thuận - Lương Duyên

GNO - Sáng 11-2-2014 (nhằm ngày 12-1-Giáp Ngọ) tại chùa Báo Quốc (phường Phường Đúc, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế), chư Tăng bổn tự đã thành kính tổ chức lễ húy nhật Đại sư Hải Thuận - Lương Duyên (1806 - 1895).

Quang lâm dâng hương tưởng niệm có Trưởng lão HT.Thích Đức Phương, Phó pháp chủ HĐCM, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên - Huế và chư tôn đức Giáo phẩm chứng minh; chư tôn đức Thường trực BTS GHPGVN tỉnh; chư tôn đức Tăng Ni các tổ đình, tự viện, thiền viện, tịnh xá, tịnh thất cùng đông đảo bà con Phật tử các giới.

hue 1.JPG

HT.Thích Đức Phương dâng hương tưởng niệm

Đại sư Hải Thuận - Lương Duyên cũng được biết tới là Diệu Giác Thiền sư. Đại sư người họ Đỗ, sinh quán xã Bích Khê, tổng Bích La, huyện Thuận Xương, phủ Triệu Phong, Quảng Trị. Ngài sinh năm Bính Dần (1806) đời Gia Long.

Lúc nhỏ ngài tên là Hổ. Năm 13 tuổi xuất gia tại chùa Báo Quốc. Năm Minh Mạng thứ 11 (1830), tại giới đàn Báo Quốc, ngài Tế Chánh Bổn Giác làm Đàn đầu Hòa thượng; Đại sư được thọ giới, năm đó, lúc vừa 24 tuổi.

Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), Đại sư được cấp giới và độ điệp. Năm 1837 được ngài Nhất Định  phú Pháp:

良 緣 會 悟 芥 針 頭
道 合 心 傳 稱 所 求
慧 福 雙 修 無 間 斷
光 揚 祖 印 永 長 流。

Phiên âm:       Lương duyên hội ngộ giới châm đầu,
                      Đạo hợp tâm truyền xứng sở cầu
                      Huệ phước song tu vô gián đoạn,        
                      Quang dương tổ ấn vĩnh trường lưu.
(Nguyễn Lê Châu dịch) :
                    Lương Duyên hội ngộ cải đầu kim,
                    Hợp đạo truyền tâm ứng chỗ tìm
                    Phước tuệ song tu không gián đoạn,
                    Rõ nêu Tổ ấn mãi lưu truyền.
                                                         
Đại sư Diệu Giác được kế truyền thế thứ 40 dòng Lâm Tế, tức là thế thứ đệ lục thuộc Pháp phái Liễu Quán - Nam Hà, Pháp húy là Hải Thuận, tự Lương Duyên, hiệu Diệu Giác.

Năm Tự Đức thứ 2 (1849), Đại sư được cử về trú trì quốc tự Diệu Đế, sau đó được cử làm Tăng cang trải qua mười năm. Đến năm (1859), Sơn môn bảo cử Đại sư về làm Báo Quốc tự trú trì. Trong thời này, Đại sư đã mở cuộc đại trùng tu Báo Quốc tự thành chốn tự vũ nghiêm trang, sáng sủa. Đồng thời ngài còn tham dự trùng tu chùa Kim Tiên, chùa Huệ Lâm...

hue 2.JPG
Chư tôn Hòa thượng Giáo phẩm GHPGVN tỉnh TT-Huế

hue 3.JPG
Và chư Tăng Ni, Phật tử vân tập về chùa Báo Quốc thành kính tưởng niệm Diệu Giác Thiền sư

Theo bia dựng trước tháp Diệu Quang tại chùa Từ Hiếu, thì lúc này, Phật giáo Huế đang rơi vào thời đồi phế, suy tàn. Nguyên văn là "phù đương Phật pháp thiểu suy...". Nhưng, Đại sư Diệu Giác đã xuất hiện như vì sao sáng trong rừng Thiền, làm tỏa rạng dòng Thiền Liễu Quán và làm cho Thiền Lâm Tế lại có cơ phục hưng. Năm 1886, Đại sư được nhà vua ân tứ một y cà-sa vàng ngũ thể bá nạp.

Cũng theo bia nói trên, kể từ thời Gia Long khôi phục thành Phú Xuân, đến lúc Đại sư Diệu Giác đã 89 tuổi, thì chỉ có sáu vị Đại sư khai Đại giới đàn. Tính ra thời gian đã kéo dài gần 80 năm. Bởi vậy, năm Thành Thái thứ 6 (1894), mặc dầu đã 89 tuổi đời Đại sư Diệu Giác cũng đã mở đại giới ở chùa Báo Quốc; và ban kiến đàn cũng đã cung thỉnh  ngài làm Đàn đầu Hòa thượng để khai đàn vào ngày 19-4-Giáp Ngọ (1894). Ngài đã thế độ 40 vị và phú pháp cho 9 cao đệ tử, có Pháp húy ở hàng chữ ''Thanh'' và Pháp tự đều được đặt chữ ''Tâm'', mà trong Sơn môn Huế thường gọi là ''Cửu Tâm ''.

Ngày 13-Giêng-Ất Mùi (1895), Đại sư vân tập môn đồ và đệ tử để dặn dò, xong tuần trà đãi chư Tăng đến bên ngài với câu nói: ''Thỉnh quý thiện tri thức đến mà thật không có người thù tiếp...'', thì ngài an nhiên thị tịch. Tuổi đời thọ được 90, có đến 66 hạ lạp. Tháp ngài ở bên bửu tháp Bổn sư và gọi là ''Diệu Quang tháp''.

PG Huế


Về Menu

TT Huế: Lễ húy nhật Đại sư Hải Thuận Lương Duyên

Đậu phụ hầm nấm đông cô nguồn gốc và ý nghĩa của tết trung thu Ha Nô i Lễ huý kỵ lần thứ 17 cố Phật Bà hãy cứu con neu tri tue khong co dao duc soi duong nghe thuat lam viec huệ wat lan kuad dẠu vì sao ăn chay cần kiêng những chất cay Nét cổ Thăng Long Thở để tăng cường sức khỏe ăn năn chùa gám và sự phát triển phật giáo chùa linh phong di tu ï¾ï¼ Nên chần rau quả qua nước muối Nhất xiển đề thành Phậtđến việc huong linh co bi doa dia nguc khong tuong phat ngoc hoa binh the gioi duoc hinh thanh chương vi đạo thanh chùa ta hay chùa tàu hở ba Tương quan Tăng sĩ Cư sĩ và vấn đề Đậu nành có thật sự giúp ngăn ngừa nguon goc va y nghia cua tet trung thu khong bao gio ngung chay thoi phap thuyet giang cho mot cu gia sap lam Đi dọc đường quê thú thiền là gì và chúng ta tọa thiền như Bệnh cảm càng nghiêm trọng hơn khi ở noa Nghiệp chai Phát minh ra miếng dán giảm đau tới 12 Khảo chứng mới về cuộc đời Lục Tổ mà 修妬路 Mùa mưa Khai bút đêm giao thừa cung gia tien nen dang le man hay chay sống ở đời nên học cách cúi đầu 出家人戒律 linh hon co that ton tai vinh vien rộng tu công đức hồi hướng vãng sanh chua bai dinh 一念心性 是 đời người là quý báu xin đừng lãng Lạm dụng cồn nguy hại thế nào đến 02 vo thuong