GNO - ''Thỉnh quý thiện tri thức đến mà thật không có người thù tiếp...'', thì ngài an nhiên thị tịch.

TT-Huế: Lễ húy nhật Đại sư Hải Thuận - Lương Duyên

GNO - Sáng 11-2-2014 (nhằm ngày 12-1-Giáp Ngọ) tại chùa Báo Quốc (phường Phường Đúc, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế), chư Tăng bổn tự đã thành kính tổ chức lễ húy nhật Đại sư Hải Thuận - Lương Duyên (1806 - 1895).

Quang lâm dâng hương tưởng niệm có Trưởng lão HT.Thích Đức Phương, Phó pháp chủ HĐCM, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên - Huế và chư tôn đức Giáo phẩm chứng minh; chư tôn đức Thường trực BTS GHPGVN tỉnh; chư tôn đức Tăng Ni các tổ đình, tự viện, thiền viện, tịnh xá, tịnh thất cùng đông đảo bà con Phật tử các giới.

hue 1.JPG

HT.Thích Đức Phương dâng hương tưởng niệm

Đại sư Hải Thuận - Lương Duyên cũng được biết tới là Diệu Giác Thiền sư. Đại sư người họ Đỗ, sinh quán xã Bích Khê, tổng Bích La, huyện Thuận Xương, phủ Triệu Phong, Quảng Trị. Ngài sinh năm Bính Dần (1806) đời Gia Long.

Lúc nhỏ ngài tên là Hổ. Năm 13 tuổi xuất gia tại chùa Báo Quốc. Năm Minh Mạng thứ 11 (1830), tại giới đàn Báo Quốc, ngài Tế Chánh Bổn Giác làm Đàn đầu Hòa thượng; Đại sư được thọ giới, năm đó, lúc vừa 24 tuổi.

Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), Đại sư được cấp giới và độ điệp. Năm 1837 được ngài Nhất Định  phú Pháp:

良 緣 會 悟 芥 針 頭
道 合 心 傳 稱 所 求
慧 福 雙 修 無 間 斷
光 揚 祖 印 永 長 流。

Phiên âm:       Lương duyên hội ngộ giới châm đầu,
                      Đạo hợp tâm truyền xứng sở cầu
                      Huệ phước song tu vô gián đoạn,        
                      Quang dương tổ ấn vĩnh trường lưu.
(Nguyễn Lê Châu dịch) :
                    Lương Duyên hội ngộ cải đầu kim,
                    Hợp đạo truyền tâm ứng chỗ tìm
                    Phước tuệ song tu không gián đoạn,
                    Rõ nêu Tổ ấn mãi lưu truyền.
                                                         
Đại sư Diệu Giác được kế truyền thế thứ 40 dòng Lâm Tế, tức là thế thứ đệ lục thuộc Pháp phái Liễu Quán - Nam Hà, Pháp húy là Hải Thuận, tự Lương Duyên, hiệu Diệu Giác.

Năm Tự Đức thứ 2 (1849), Đại sư được cử về trú trì quốc tự Diệu Đế, sau đó được cử làm Tăng cang trải qua mười năm. Đến năm (1859), Sơn môn bảo cử Đại sư về làm Báo Quốc tự trú trì. Trong thời này, Đại sư đã mở cuộc đại trùng tu Báo Quốc tự thành chốn tự vũ nghiêm trang, sáng sủa. Đồng thời ngài còn tham dự trùng tu chùa Kim Tiên, chùa Huệ Lâm...

hue 2.JPG
Chư tôn Hòa thượng Giáo phẩm GHPGVN tỉnh TT-Huế

hue 3.JPG
Và chư Tăng Ni, Phật tử vân tập về chùa Báo Quốc thành kính tưởng niệm Diệu Giác Thiền sư

Theo bia dựng trước tháp Diệu Quang tại chùa Từ Hiếu, thì lúc này, Phật giáo Huế đang rơi vào thời đồi phế, suy tàn. Nguyên văn là "phù đương Phật pháp thiểu suy...". Nhưng, Đại sư Diệu Giác đã xuất hiện như vì sao sáng trong rừng Thiền, làm tỏa rạng dòng Thiền Liễu Quán và làm cho Thiền Lâm Tế lại có cơ phục hưng. Năm 1886, Đại sư được nhà vua ân tứ một y cà-sa vàng ngũ thể bá nạp.

Cũng theo bia nói trên, kể từ thời Gia Long khôi phục thành Phú Xuân, đến lúc Đại sư Diệu Giác đã 89 tuổi, thì chỉ có sáu vị Đại sư khai Đại giới đàn. Tính ra thời gian đã kéo dài gần 80 năm. Bởi vậy, năm Thành Thái thứ 6 (1894), mặc dầu đã 89 tuổi đời Đại sư Diệu Giác cũng đã mở đại giới ở chùa Báo Quốc; và ban kiến đàn cũng đã cung thỉnh  ngài làm Đàn đầu Hòa thượng để khai đàn vào ngày 19-4-Giáp Ngọ (1894). Ngài đã thế độ 40 vị và phú pháp cho 9 cao đệ tử, có Pháp húy ở hàng chữ ''Thanh'' và Pháp tự đều được đặt chữ ''Tâm'', mà trong Sơn môn Huế thường gọi là ''Cửu Tâm ''.

Ngày 13-Giêng-Ất Mùi (1895), Đại sư vân tập môn đồ và đệ tử để dặn dò, xong tuần trà đãi chư Tăng đến bên ngài với câu nói: ''Thỉnh quý thiện tri thức đến mà thật không có người thù tiếp...'', thì ngài an nhiên thị tịch. Tuổi đời thọ được 90, có đến 66 hạ lạp. Tháp ngài ở bên bửu tháp Bổn sư và gọi là ''Diệu Quang tháp''.

PG Huế


Về Menu

TT Huế: Lễ húy nhật Đại sư Hải Thuận Lương Duyên

ç¾ cua 山風蠱 高島 suối sắc Ä Hoa Daisy ç æˆ 士用果 自悟得度先度人 vÃ Æ tứ 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 Đi Các thực phẩm chay đánh bật mùi トO Luyện thở giảm stress 文殊八字法 Táo co mot cuoc song bao å åœŸç½ ç œ Đại Cà chua 菩提阁官网 永平寺宿坊朝のお勤め 永宁寺 bức tượng phật cổ nhất việt nam Khoảnh khắc lịch sử Thức 五重玄義 西南卦 บทสวดพาห งมหากา 轉識為智 Tản mạn về Trâu phat giao Lợi ích mới của Thiền định 持咒方法 心中有佛 Lòng tốt 淨空法師 李木源 著書 hÃƒÆ nh công đức và phước đức Pháp 華嚴經淨行品一百四十一願 lÃƒÆ บวช 不空羂索心咒梵文 ëng