Chúng ta thường nói Đạo Phật là đạo Từ Bi Hầu như câu nói ấy đã đi vào lòng dân tộc Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung từ người già đến người trẻ đều biết rằng đạo Phật là Đạo thương người, thương vật cứu người, cứu vật và thương yêu tất c
Từ bi trong đạo Phật

Chúng ta thường nói "Đạo Phật là đạo Từ Bi". Hầu như câu nói ấy đã đi vào lòng dân tộc Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung từ người già đến người trẻ đều biết rằng đạo Phật là Đạo thương người, thương vật cứu người, cứu vật và thương yêu tất cả chúng sanh


Đức Phật vì lòng Từ Bi vô lượng nên chính từ kim khẩu của Ngài nói ra tất cả các pháp và cứu độ tất cả chúng sanh nhằm mục đích là cứu khổ, ban vui cho chúng sanh được an lạc giải thoát.

Cổ Đức có dạy :

"Từ năng dữ nhất thiết chúng sanh chi lạc

Bi năng bạt nhất thiết chúng sanh chi khổ ".

Tạm dịch :

Lòng thương yêu có khả năng đem đến cho tất cả chúng sanh an vui,

Lòng thương xót có khả năng cứu tất cả chúng sanh thoát khổ.

Ý nghĩa của Từ Bi Tâm là :

Từ Tâm : là tâm thương yêu tất cả chúng sanh sẵn sàng giúp đỡ họ, đem lại lợi ích và an vui cho mọi chúng sanh, không phân biết kẻ oán người thân, kẻ nghèo người giàu, kẻ ngu người trí v.v... từ tâm vô lượng có sức mạnh vô cùng tận, trừ được các tâm sân nhuế nơi chúng sanh, chế phục được những chúng sanh cực kỳ ác độc, hướng họ vào con đường thiện. Như đức Phật độ chàng Vô Não cũng vì Từ Tâm.

Bi Tâm : là tâm thương xót chúng sanh đau khổ, sẵn sàng cứu vớt họ ra khỏi cảnh khổ đau.

Bi Tâm vô lượng có sức mạnh vô cùng tận, giúp người tu hành vượt mọi khó khăn, thử thách trên bước đường hành đạo.

Nhờ vậy mà người tu hành có thể bố thí những thứ khó bố thí, nhẫn những điều khó nhẫn, làm những việc khó làm, nhằm cứu khổ, cứu nạn cho chúng sanh được an vui. Như Ngài Quán Thế Âm cứu khổ chúng sanh vậy.

Suốt trong quá trình tu học của người con Phật nếu thường ái niệm chúng sanh trong khắp mười phương, muốn được thấy họ an vui thì hành giả phải khởi Từ Bi Tâm.

Từ Bi Tâm tương ưng với thọ, tưởng, hành và thức, duyên khởi nơi thân và khẩu, tác thành những hạnh Từ Bi.

Từ Bi tâm pháp có sức mạnh vô cùng, duyên khởi các nghiệp thiện ở đời sau, ở nơi cõi sắc, từ tâm pháp dù là hữu lậu, dù là vô lậu, cũng làm căn bản cho các cõi thiền.

Từ tâm tương ưng với bi tâm, nên trừ được tận gốc các ưu bi, khổ não của chúng sanh.

Trong cuộc sống tu học nơi chốn Thiền môn thì làm sao tránh khỏi lỗi lầm sai sót, bởi vì người xưa có nói: " Nhân vô thập toàn " thì chỉ nhờ vào tinh thần Từ Bi cao thượng của đạo mà xóa bỏ đi các lỗi lầm.

Để thể hiện tinh thần Từ Bi cao thượng rộng lớn ấy thì chúng ta phải thực hiện tánh bình đẳng để dìu dắt giúp đỡ nhau trên bước đường tu học như : "Người trí dạy người ngu, người sang giúp người hèn, người biết dạy người chưa biết, người khỏe giúp người yếu, người đi trước hướng dẫn người đi sau, người lớn dạy bảo người nhỏ v.v..." có được như thế thì đạo pháp mới hưng thịnh, tà ma không thể phá được, Tam Bảo được trường tồn. Ngược lại là không phải đạo Phật.

Như tục ngữ có câu : "Chị ngã em nâng" hoặc "anh em như thể tay chân" hay "Thương người như thể thương thân ".

Nếu trong chúng người nào trí tuệ thông minh xuất chúng mà không Tâm Từ Bi thì không thể thành tựu được đạo quả và đức độ vậy ! Bởi vì, đạo Phật chính là lòng Từ Bi.

Đức Phật dạy rằng "Này các Tỳ Kheo từ tâm rộng lớn vô lượng, vô biên. Người khéo tu là người mở rộng Từ tâm đối với hết thảy muôn loài chúng sanh khắp mười phương thế giới. Bi tâm cũng vậy".

Từ Tâm trừ được sân hận, xan tham, phiền não. Ví như ngọc Ma Ni để vào nước đục, khiến nước trở thành trong, người có Từ tâm xa lìa được ba độc tham, sân, si, cho nên dù gặp người đến mắng nhiếc đánh đập v.v... cũng vẫn giữ tâm bình thản, chẳng có sân hận.

Như trong Luật Tỳ Ni có nói :

"Pháp lực bất tư nghì

Từ Bi vô chướng ngại..."

Từ là duyên sanh lạc, cho nên người vào được Từ Tâm Tam Muội, liền trừ được các khổ, và liền được an vui. Người có Tâm Từ rộng lớn, vô lượng, duyên khắp chúng sanh, phá tan oán tặc, phiền não.

Trái lại người có tâm nhỏ hẹp thường chấp các việc nhỏ, để rồi sanh tâm sân hận, áo não.

Người có tâm rộng lớn có trí huệ rộng lớn là người tin nơi quả báo phước lạc, là người mong cầu Niết Bàn, thanh tịnh, thường tu tịnh giới.

Người có tâm rộng lớn có trí huệ có thể biết hết thảy chúng sanh, mà chẳng sanh tâm phân biệt đối xử, lại từ niệm hết thảy chúng sanh, xem hết thảy chúng sanh như cha, mẹ, anh, chị, em, thân bằng quyến thuộc của mình, muốn cho hết thảy chúng sanh được an vui (Duyên chúng sanh).

Do từ niệm hết thảy chúng sanh ở khắp mười phương, muốn thấy họ được an vui, mà phá trừ được chấp ngã. Vì sao 3 Vì do 5 ấm hòa hợp duyên khởi, mới có ngã tương tục sanh, nhưng ngã cũng do 5 ấm đều là tự tướng không, tự tánh không cả..

Bởi nhân duyên như vậy ! Nên người có tâm từ thường nhất tâm từ niệm chúng sanh, thương xót chúng sanh, muốn chúng sanh được an lạc, để rồi tùy theo niệm khởi của chúng sanh, mà hiển bày các thiện pháp, nhằm đem lại sự an lạc cho họ (Duyên pháp).

Đức Phật dạy : Từ Tâm Tam Muội được năm công đức đó là :

- Vào lửa không bị thiêu cháy.

- Ăn nhằm chất độc không bị chết vì ngộ độc.

- Không bị nạn đao binh.

- Không chết bất đắc.

- Thường được chư vị Thiện Thần phò hộ.

Người có Từ Bi Tâm thường được mọi người mọi vật kính mến và gần gủi, còn ngược lại thì không.

Về Bi Tâm, trong kinh có nói : "Hành 32 hạnh Bi, Bi tâm tăng trưởng chuyển thành Đại Bi Tâm. Đại Bi là công đức của chư Phật và của chư Bồ Tát, là mẹ của Bát Nhã Ba La Mật. Bồ Tát, trước phải phát Đại Bi Tâm sau mới vào được Bát Nhã Ba La Mật".

Cũng như hàng ngày chúng ta tụng kinh đến các bài sám có nhiều đoạn nói về Từ Bi Tâm như : "... Từ Bi vô lượng cứu quần sanh... hoặc... chư Phật Từ Bi gia hộ..."

Từ và Bi thành tựu các công đức, dẫn đến viên thành đạo quả, bao gồm cả bốn vô lượng tâm. Như chúng ta thường tán thán Phật :

"Phật thân thanh tịnh tợ lưu ly

Phật diện du như mãn nguyệt huy

Phật tại thế gian thường cứu khổ

Phật tâm vô xứ bất Từ Bi".

Ý nghĩa "Từ Bi Tâm" thâm diệu sâu mầu. Bởi vì, về chữ Hán đều có ba bộ tâm ( ), nó nói lên lòng thương yêu bao trùm tất cả, đó là thương yêu mình, thương yêu người, và thương yêu tất cả chúng sanh.

Đặc biệt là người Việt Nam và nhất là Phật Giáo quan niệm cho rằng : "Ba là tất cả, tất cả là ba". Nên chúng ta phát huy tinh thần "Từ Bi" cứu khổ ban vui của đạo một cách mạnh mẽ thực tế và chân thật để cùng nhau được an vui hạnh phúc.
 


Về Menu

từ bi trong đạo phật tu bi trong dao phat tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

ngọn Không phải là lời của Phật đạo phật và tuổi hoa niên Không phải là lời của Phật đậu to Chuyện Đại Tổ của dòng thiền Tào Nước tăng lực gây mất ngủ Người mắc bệnh gì muốn tự sát nhiều Nhá Một số nghi lễ trong Phật giáo tin Làm gì để ngăn ngừa cảm cúm trong mùa giao Kinh diệu pháp liên hoa Làm gì để nâng cao hiệu quả của hóa don mung mua phat dan lan thu 2641 Làm gì để giảm triệu chứng đau nửa con thong diep cua garchen rinpoche ve van de thach Làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh Lòng từ của cha mẹ 永平寺 phát Đại lão Hòa thượng Thích Huệ Quang Nở rộ cơm chay Chùa Viên Minh Cao Bằng Làm gì để giảm biểu hiện của say lược ý trà và thiền trong tinh ส งขต Chuyện gì xảy ra khi bạn nhiễm độc Chứng rối loạn lưỡng cực là bệnh 弘一大師名言 Quan điểm của Phật giáo về quyền Ăn gì tốt cho não bộ cho việc tư duy tinh khoi Nhớ lắm đồng trăng cứu lấy đời con su lua chon hoan hao cho ban Chữa khản tiếng bằng củ cải trắng CÃÆn Uống trà như thế nào thì tốt mot ngay tren nui tay thien Thể dục có lợi gì cho phụ nữ mang Phòng chống bệnh cảm bằng thực vac le nang treo nui cao len chua thieng vi sao hạnh đức Từ Hòa pham ngu co tu beomeosa chua son thuy hòa thượng thích mật hiển 1907