Từ bỏ là đối nghĩa với chấp ngã,chấp tức là tự trói buộc mình vào cái gì nhưng từ bỏ còn ẩn chứa biết thích nghi với hoàn cảnh xã hội nơi mình đang sống,vì không từ bỏ dược tập quán,thói quen khi phải hội nhập vào nếp sống mới nên dễ tạo thành xung đột nộ
Từ Bỏ

Từ bỏ là đối nghĩa với chấp ngã,chấp tức là tự trói buộc mình vào cái gì;nhưng từ bỏ còn ẩn chứa biết thích nghi với hoàn cảnh xã hội nơi mình đang sống,vì không từ bỏ dược tập quán,thói quen khi phải hội nhập vào nếp sống mới nên dễ tạo thành xung đột nội tâm.

Chẳng hạn thói quen ăn uống không thích ứng nên nhiều người trở thành nô lệ chính mình.Sự biểu lộ của ưa ghét là biểu lộ của sự trói buộc,đó là biểu lộ của vọng tưởng.Thương người nầy ghét ngừơi kia vẫn là trói buộc,Phật giáo gọi đó là tâm phân biệt,như vậy không tránh khỏi phiền nảo,không tránh khỏi khổ đau.Tâm không phân biệt là từ bỏ lối nhìn sự việc bằng mắt nhị nguyên để trở lại tâm bình đẳng,khi không còn đối nghịch ngự trị trong tâm thì làm gì còn ganh ghét,làm gì còn oán thù,không có oán thù thì không có tha thứ.Cho nên nói từ bỏ là đi đến an lạc.

Từ bỏ có ý nghĩa quan trọng và cần thiết cho bất cứ ai muốn tìm kiếm sự an lạc trong cuộc sống của chính mình.Từ bỏ là không còn gắn bó cũng không muốn gắn bó với những hệ lụy tạo nên khổ đau.Sở dĩ người ta luôn khổ đau là do không biết ý thức đến điều nầy.Do sự ràng buộc mà có khổ đau,có nhiều thứ ràng buộc chẳng hạn lòng tham,tìm kiếm sự thõa mãn,cố chấp vào cái gì đó như hình tướng sắc đẹp văn hóa v.v...cố chấp những lỗi lầm của kẻ khác...

Người biết từ bỏ và từ bỏ dễ dàng thì người đó dễ thông cảm,dễ tha thứ sự sai lầm của người khác;người biết từ bỏ sẽ không còn trói buộc mình vào bất kỳ hình thức nào,lễ nghi nào hay văn hóa nào.Khi nói tới điều nầy chắc có người sẽ nói rằng đồ mất gốc !

Vậy hãy bình tâm suy nghĩ sẽ thấy rằng lễ nghi trong xã hội có mang tính giả dối hay không?Bởi lẽ có sự không kính trọng thật sự từ ai đó và ngay cả chính người đó cũng không có đức hạnh gì đủ để nhận sự kính trọng của nguời khác.Chính vì vậy mà người ta đặt ra lễ nghĩa,có thể nói lễ nghĩa là cái vỏ bộc của sự giả dối khi mà lòng chân thật của họ không còn.Hơn nữa có điều dân tộc nầy cho là đúng nhưng dân tộc khác không quan tâm hay họ coi đó là chuyện bình thường.Xét cho cùng cái gọi là đúng là sai đó chỉ là sản phẩm của quan niệm của trí tưởng tượng tạo ra.Sự phân biệt nầy khiến nhiều người khổ,đây là sự cố chấp hay là sự tự trói buộc mình.

Lấy thí dụ về Lễ của Khổng Mạnh,ngày xưa người ta coi đó là mực thước,nhưng ngày nay có sự giao lưu văn hóa nên không ai còn coi trọng như trước nữa,như vậy có thể nào nói người ngày nay mất gốc hay không?Rõ ràng đó là do đầu óc mình nghĩ rồi trói buộc vào đó.Điều quan trọng không phải ở hình thức mà chính nơi nội tâm mình.Người sống chân thật thì người đó dễ từ bỏ mà cũng dễ chấp nhận.Như vậy có sự nối kết giữa nhận thức và từ bỏ,nếu không nhận thức được thì làm sao từ bỏ.

Từ bỏ một hình thức nào đó còn tương đối dễ,từ bỏ một tập khí xấu không phải là dễ như ganh tỵ,nói dối,giận hờn, tham lam,v.v...Đối với những tập khí,nếu không biết quán chiếu( suy xét mối quan hệ tư tưởng và hành vi), không biết chấp nhận thì không thể từ bỏ được.Không biết từ bỏ ngoại cảnh,ngoại vật thì không sao từ bỏ tập khí được,vì cuộc sống là sự ràng buộc giữa mình với ngoại giới.Nếu biết tha thứ,khoan dung người khác tức là bước đầu của sự từ bỏ tập khí xấu của minh.Nếu biết nhận thức đúng thì vọng tưởng dần dần nhạt phai có nghĩa tâm mình an tịnh trở lại;nhưng từ bỏ và tự chủ có quan hệ mật thiết, có tự chủ thì từ bỏ mới thực hiện được,người có tâm yếu đuối thì chẳng làm gì dược ngoài việc làm nô lệ.

Từ bỏ là đối nghĩa với chấp ngã,chấp tức là tự trói buộc mình vào cái gì;nhưng từ bỏ còn ẩn chứa biết thích nghi với hoàn cảnh xã hội nơi mình đang sống,vì không từ bỏ dược tập quán,thói quen khi phải hội nhập vào nếp sống mới nên dễ tạo thành xung đột nội tâm.Chẳng hạn thói quen ăn uống không thích ứng nên nhiều người trở thành nô lệ chính mình.

Sự biểu lộ của ưa ghét là biểu lộ của sự trói buộc,đó là biểu lộ của vọng tưởng.Thương người nầy ghét người kia vẫn là trói buộc,Phật giáo gọi đó là tâm phân biệt,như vậy không tránh khỏi phiền nảo,không tránh khỏi khổ đau.Tâm không phân biệt là từ bỏ lối nhìn sự việc bằng mắt nhị nguyên để trở lại tâm bình đẳng,khi không còn đối nghịch ngự trị trong tâm thì làm gì còn ganh ghét,làm gì còn oán thù,không có oán thù thì không có tha thứ.Cho nên nói từ bỏ là đi đến an lạc.

Tuy nhiên có một thứ mà khó từ bỏ là tình.Thật vậy, tình là mối ràng buộc mãnh liệt nhất;tình trai gái,tình cha mẹ và con cái ,tình đồng loại...những mối tình đó thường tạo nhiều oan nghiệt trong cuộc sống,đôi khi đưa tới hận thù ngay cả giết chết người mà mình thương yêu,đó là yêu thương hóa ra thù hận.Tại sao lại có trường hợp nghịch lý như vậy?Vì trong yêu thương thường xuất hiện ý muốn chiếm hữu,ý muốn trói buộc người mình thương phải tuân theo ý muốn của mình;nếu có sự chống đối nào hay bất tuân thì lòng thương yêu đó biến thành sự giận hờn,oán thù, ghét bỏ.Tình là thứ ràng buộc tự nhiên của sự sống con người,nếu không ý thức về nó thì tình thay vì đem tới ý nghĩa hạnh phúc cho đời sống thì nó biến thành khổ đau.

Đây là nan đề trong cuộc sống của mỗi con người. Muốn tình yêu thương không bị đổ vở thì cũng phải biết tư bỏ sự cố chấp,sự ràng buộc phải thế nầy thế nọ,sự tôn trọng và lắng nghe từ hai phía cần phải có,lắng nghe để hiểu biết để có thái độ cư xử thích hợp.Nhưng hiểu biết và nhận thức đúng không phải là việc ai cũng làm được.Hiểu đúng bao giờ cũng là mấu chốt để giải quyết vấn đề.Một người mà tâm không an bình luôn có bất an có xung khắc có tham dục thì không sao hiểu đúng được,nói chung là tâm linh vướng mắc nhiêu tật đố sống trong tăm tối của thói quen thì đành phải thở dài mà thôi.

Lối sống của cha mẹ sẽ khắc vào trong tâm tưởng của con cái,đó là cây nào sinh quả nấy.Muốn thay đổi lối sống đòi hỏi phải tự ý thức,đó là bước đầu của chuyển hóa,không tự ý thức dù có ai nhắc nhở thì vẫn như không.

Tự ý thức và tự chủ mới có thể quán chiếu vì đó là việc cần thiết để kiểm soát hành vi của chính mình.Sống buông thả là sống không ý thức là lối sống của kẻ yếu đuối,nếu sống như vậy thì đừng than đau khổ.Chỉ có sự tự cứu chứ không có ngoại lực nào cứu lấy người chìm mình trong bóng tối,từ bỏ được một tật xấu phải có sức mạnh nội tâm,chính sức mạnh đó cứu lấy mình,sức mạnh đó gọi là ý chí,ý chí đó làm thay đổi cuộc đời mình đồng thời đưa mình tới an lạc,làm lướt nhẹ nhân quả.

Từ bỏ có ý thức khác nghĩa với buông trôi mặc kệ,từ bỏ đề cập ở đây là nói tới quan hệ nội tâm mình với ngoại cảnh chứ không phải công việc,tuy nhiên công việc làm cũng là ngoại cảnh đối với nội tâm.Ở trường hợp nầy sự từ bỏ là không trụ nhiểm,bởi vậy mới giữ được sự trong sạch nội tâm nên không bị lôi cuốn vào danh lợi,không vọng tưởng tham lam, không lừa phản người khác v.v...Ngược lại, vọng tưởng sẽ xô đẩy con người vào vực thẳm khổ đau,tội ác.

Có thể nói vọng tưởng là đầu mối của khổ đau,nên sống tỉnh thức thật sự quan trọng và cần thiết cho những ai muốn tìm đời sống an lạc.Bao lâu còn luyến tiếc,còn thương nhớ,còn vọng tưởng thì sự an lạc của nội tâm chỉ là ảo tưởng.
 

 

Về Menu

từ bỏ tu bo tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

bao Phật Tờ 魔在佛教 ÄÆ benh am co that khong vÃÆ ç¾ Như đóa sen hồng Buổi gặp gỡ đầu tiên 菩提阁官网 做人處事 中文 chưa 閼伽坏的口感 如果相信心中有情 お仏壇 飾り方 おしゃれ Chua Tự 中国渔民到底有多强 đẻ tín chùa tôn thạnh 萬分感謝師父 阿彌陀佛 Ä 三身 仏壇 専門店 赞观音文 luận 能令增长大悲心故出自哪里 离开娑婆世界 若我說天地 บวช 数珠の通販サイト 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 天地八陽神咒經 詞典 tay trắng hoàn trắng tay Vắng ร บอ ปก お仏壇 お手入れ そうとうぜん 出家人戒律 佛陀会有情绪波动吗 Hoa บทสวดพาห งมหากา 一吸一呼 是生命的节奏 Tổ chức húy nhật lần thứ 15 cố 临海市餐饮文化研究会 佛教与佛教中国化 chua phuoc hau 持咒 出冷汗