Không ít người cho rằng đạo Phật là đạo xuất thế, nhưng thực tế Phật giáo Việt Nam là đạo nhập thế Xin thưa rằng xuất thế có nghĩa là siêu xuất, siêu việt hơn đời, chứ không phải là ra ngoài đời như nhiều người tưởng
Từ buổi lễ truyền ngôi cho con của vua Trần Nhân Tông, nghĩ về phái Thiền nhập thế

Không ít người cho rằng đạo Phật là đạo xuất thế, nhưng thực tế Phật giáo Việt Nam là đạo nhập thế? Xin thưa rằng xuất thế có nghĩa là siêu xuất, siêu việt hơn đời, chứ không phải là ra ngoài đời như nhiều người tưởng.
Dẫn nhập:

Không ít người cho rằng đạo Phật là đạo xuất thế, nhưng thực tế Phật giáo Việt Nam là đạo nhập thế ? Xin thưa rằng xuất thế có nghĩa là siêu xuất, siêu việt hơn đời, chứ không phải là ra ngoài đời như nhiều người tưởng. Tổ Huệ Năng vị Tổ thứ 6 phái Thiền Tông Trung Hoa đã nói:

“Phật pháp tại thế gian
Bất ly thế gian giác,
Ly thế mịch bồ đề
Kháp như cầu thố giác.”


Có nghĩa là: Phật pháp trên thế gian này không thể tách khỏi thế gian mà có giác ngộ, nếu tách khỏi thế gian mà tìm cầu sự giác ngộ thì không khác gì đi tìm lông rùa sừng thỏ (một điều không bao giờ có được). Điều đó nói lên sự quan hệ mật thiết giữa Phật pháp và thế gian.

Đọc lịch sử nói chung và lịch sử Phật giáo Việt Nam chúng ta thấy, từ thế kỷ thứ 13 tinh thần nhập thế của Thiền phái Trúc lâm Yên Tử, do Sơ tổ Trần Nhân Tông sáng lập đã khẳng định rất rõ điều này. Nói đến Trần Nhân Tông thì người Việt Nam ta ai cũng biết đó là ông vua anh hùng và thương dân nhất mực. Nói đến Ngài là nói đến thời đại cực thịnh của nhà Trần, là nói đến vị sư Tổ của Phái thiền Trúc Lâm Yên Tử. Cuộc đời của Ngài là biểu hiện sức sống diệu kỳ của đạo Phật trong mọi hoàn cảnh đời sống xã hội. Ngài đã chứng minh bằng chính cuộc đời mình qua đạo pháp.

Bởi đạo Phật đối với Ngài luôn luôn biểu hiện trong tất cả mọi hoàn cảnh: đạo Phật có mặt khi đang ở ngôi vua, đạo Phật có mặt trong giờ phút chiến tranh dầu sôi lửa bỏng, đạo Phật có mặt trong lúc an nhàn như ngắm buổi chiều quê (bài thơ Thiên Trường văn vọng), đạo Phật trên con đường đi khắp thôn làng để giảng kinh Thập Thiện, đạo Phật có mặt trong tất cả các mối tương qua vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em. Theo quan điểm của Trần Nhân Tông thì “Sống mà không giúp gì cho đời là điều đáng hổ thẹn của kẻ trượng phu”

Trần Nhân Tông có lẽ đã chịu ảnh hưởng không ít tư tưởng Thiền Tông của Tuệ Trung Thượng sĩ vì theo như lời Trần Nhân Tông: “Thiền đối với Thượng sĩ như đã trộn lẫn với thế tục, hòa cùng ánh sáng chứ không trái hẳn với người đời, Thượng sĩ luôn nhập trần – Khoát lộ nhập trần lai (rộng bước đi vào chốn cát bụi). Đối với ông dưỡng chân tính chính ở nơi cuộc đời trần tục, nơi góc bể chân trời và ông cho rằng phiền não, bồ đề nguyên bất dị, nếu bỏ phiền não mà lấy Niết bàn thực chẳng khác trốn hình trong nắng chói”(1). Với tinh thần nhập thế ấy, Trần Nhân Tông luôn luôn cảnh tỉnh mọi người đừng bỏ phí thời gian, phải làm việc gì có ích cho đạo và đời. Trong buổi đại tham ở Viện Kỳ Lâm, Ngài đã kêu gọi “Hỡi các người, quang âm mau quá, đời người trôi không dừng! Làm sao các người ăn cháo, ăn cơm mà không chịu tìm hiểu chuyện cái bát, cái thìa.” Hoặc đề cập về lẽ đời và đạo, Ngài cũng có hai câu thơ như tự vấn mình và nhắc nhở hậu sinh: “Muôn việc nước chảy theo nước/Trăm năm lòng tự hỏi lòng.”(2).

Với Trần Nhân Tông, sự nghiệp để lại cho đời và đạo thật to lớn: Không lĩnh vực nào mà Ngài không tỏa sáng, đó là nhận xét và đânh giá của các học giả và các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực phát biểu như vậy về Ngài. Sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ (1258) là con trưởng của Trần Thánh Tông là cha Trần Anh Tông. Năm 21 tuổi Trần Nhân Tông lên ngôi Hoàng đế (1279). Tuy ở địa vị ngôi vua mà Ngài vẫn để tâm vào việc tu tập. Giặc Nguyên- Mông xâm lăng xứ sở, Trần Nhân Tông hai phen cầm binh ra trận cùng với Trần Hưng Đạo dẹp giặc giữ nước và cả hai lần đều chiến thắng rực rỡ (1285-1288). Năm Quý Tỵ 1293, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, còn Ngài lên làm Thái Thượng Hoàng, ở địa vị này 6 năm, Ngài dạy bảo con cháu và sắp xếp việc xuất gia.

Vậy khi nhường ngôi cho con, Đức vua Trần Nhân Tông đã dạy con những điều gì trong “Buổi lễ truyền ngôi vua cho Thái tử Trần Anh Tông” trước Triều đình văn võ bá quan và nhân dân Đại Việt:

Với tinh thần ôn cố tri tân, đây là dịp chúng ta thêm một lần để nhìn lại lịch sử vẻ vang của cha ông thời Trần. Thiết nghĩ với cuốn sách: “Đức vua Trần Nhân Tông dạy con cách trị nước và tín ngưỡng đạo Phật” của soạn giả Nguyễn Nhân (Do nhà xuất bản Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam ấn hành năm 2017) mới đây, sẽ là điều bổ ích giúp chúng ta hình dung và hiểu được phần nào lịch sử nước nhà (cách đây trên 700 năm). Với tầm nhìn viên dung cả đời và đạo của Trần Nhân Tông, đến nay chúng ta nhìn lại tưởng như còn nguyên giá trị: (xin được tóm lược và trích một phần nguyên văn buổi lễ truyền ngôi này trong cuốn sách nói trên của soạn giả Nguyễn Nhân), ngõ hầu giúp độc giả và đạo hữu hiểu sâu thêm về một Phái Thiền Nhập thế riêng có của Việt Nam:

Tham dự buổi lễ này gồm có:

Những vị cao niên trong nước
Quan chức trong triều và các địa phương
Những vị có công lớn với quốc gia
Những vị công dân ưu tú đại diện nhân dân
Những vị trong hoàng tộc.

Nội dung chánh đề:

Mở đầu, Đức vua nói:

- Thưa quí cụ cao niên; thưa quan chức trong triều và địa phương; thưa các vị có công lớn với quốc gia; thưa những vị đại diện nhân dân; thưa thân nhân trong hoàng tộc.

Hôm nay, Triều đình Nhà Trần tổ chức lễ truyền ngôi vua lại cho con chúng tôi là Thái tử Trần Anh Tông, để thay tôi cai quản quốc gia Đại Việt này.

Tôi là Quốc Vương Trần Nhân Tông, cai quản nước Việt Nam. Trước tiên, thăm hỏi sức khỏe quí cụ, quý vị, sau tôi có đôi lời dạy con chúng tôi:

1. Cách giữ nước

2. Cách thờ phụng trong nhân dân

3. Quý vị dự lễ hôm nay, có thắc mắc điều chi xin mời hỏi.

Trước tiên, tôi dạy Thái tử Trần Anh Tông:

- Này Thái tử Trần Anh Tông, hôm nay là buổi lễ phụ vương truyền ngôi vua lại cho con để lãnh đạo nước Việt Nam thân thương này, phụ vương dạy con 2 phần như sau:

- Một là cách giữ nước.

- Hai là cách cai quản việc thờ phượng trong nước.

Phần một: Bảo vệ Tổ Quốc, con phải hiểu thấu triệt và nghiêm chỉnh thực hiện 6 điều như sau:

Một: Con phải hiểu nước Việt Nam thân yêu của chúng ta là một quốc gia có đa sắc tộc do Tổ tiên lưu truyền lại.

Hai: Cá nhân con là một vị vua, con phải công minh, chính trực và thương dân như con.

Ba: Viên chức làm việc trong triều cũng như các địa phương, con phải tổ chức thi tuyển, chọn ra những người có tài có đức để phục vụ nhân dân. Tuyệt đối không đem người thân mà không có tài đức gì vào Bộ máy chính quyền làm việc.

Bốn: Những người gian dối, tham lam, con không thu nhận làm việc trong Bộ máy chính quyền.

Năm: Toàn dân ai cũng bình đẳng như nhau.

Sáu: Hạnh phúc của mỗi công dân, tuyệt đối con và những quan chức phải tôn trọng.

Trên đây là 6 điều con phải thực hiện cho đúng.

Phần hai: Phần tín ngưỡng trong nhân dân, con chỉ công nhận những chánh tín, còn mê tín dị đoan con phải ra lệnh dẹp bỏ.

Vì sao vậy ?

Vì mê tín dị đoan là nguồn gốc đưa quốc gia đến chỗ nguy vong. Phần nhiều, những nước lớn họ sử dụng tín ngưỡng đi trước, sau đó mới đem quân đội thôn tính sau, nên họ thành công rất dễ dàng.

Phụ Vương dạy con rõ:

- Ở thế giới vật lý này, những hiện tượng lạ ở trong không gian cũng như trong vạn vật đều là do biến chuyển của vật lý cả, chớ không có ông Thần bà Thánh hay Ma, Quỷ nào làm ra. Sở dĩ những người thấy hiện tượng lạ, họ nói và thêu dệt thêm, là họ có ý đồ không tốt.

Phụ Vương dạy con rõ thêm:

Trong Tam giới này là nói chung, còn nói rộng là mênh mông trong càn khôn vũ trụ và các loài trên trái đất: Loài nào sinh hoạt theo loài đó.

Ví dụ: Loài người không sanh ra loài khác được, bất cứ loài nào cũng vậy. Vì vậy, các cõi khác họ cũng lo cho cõi của họ, chứ đâu họ có đến thế giới này ban phước giáng họa cho ai. Phần mê tín dị đoan, nếu con không dẹo bỏ, khi có ngoại bang xâm chiếm nước ta, thì những người mê tín này, chắc chắn họ không đồng tình với con chống giặc ngoại giữ nước.

Vì sao vậy ?

Như phụ vương đã nói ở trên, kẻ nào muốn xâm lăng nước khác. Đầu tiên, họ đưa mê tín vào trước để cho nhân dân nước mà họ muốn xâm chiếm không còn yêu nước nữa, mà tâm trí của những người này, ngày đêm cứ mơ mộng chuyện trên trời dưới đất. Thử hỏi, con làm sao giữ vững quốc gia Việt Nam mình cho được.

Phụ vương nói rõ cho con hiểu:

Trước kia, phụ vương chưa giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy, thì phụ vương cũng như bao người khác. Nhưng nay, phụ vương đã giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” rồi, phụ vương biết tất cả những điều biến chuyển của vật chất là tự nhiên của nó. Còn nói về tinh thần, phụ vương cũng hiểu và biết rất rõ như sau:

- Về vật chất: Trên trái đất này, không vật gì đứng yên một chỗ cả, mà nó phải luân chuyển theo dòng Thành -Trụ - Hoại - Diệt.

- Về tinh thần: Con phải hiểu như sau, tất cả chủng loài động vật, trong đó có con người. Loài nào cũng có tính của nó cả, loài người cũng vậy.

Phụ vương dạy cho con rõ về tánh người như sau:

1. Tánh người, người nào cũng mang một khối nghiệp mà họ đã tạo ra từ vô lượng kiếp trước đến nay.

2. Tứ đại hình thành ra một con người, phải trải qua công thức vật lý âm dương của cha mẹ, thì mới sinh ra được.

3. Khi cha mẹ giao hợp, rất nhiều “Trung ấm thân”(3)đến dự và nhào vô bào thai để làm con của cha mẹ đó. Nhưng trung ấm thân nào có vay hoặc trả nhiều với cha mẹ thì tự nhiên được nghiệp hút vào, liền khi đó tâm người được hình thành, đủ ngày tháng một con người được sinh ra.

4. Về tinh thần mà loài người gọi là tâm, là sản phẩm duyên hợp vật chất mới có được.

5. Trên trái đất này, hay khắp trong tam giới, hoặc trong càn khôn vũ trụ này không có bàn tay quyền năng nào làm việc này cả.

- Thái tử Trần Anh Tông, nghe phụ vương dạy như vậy, nên đứng lên lễ phép thưa hỏi:

- Kính thưa phụ vương, cái ban đầu của một con người hay muôn vật là do đâu mà có?

Đức vua Trần Nhân Tông dạy Thái tử Trần Anh Tông:

- Bất cứ ai muốn trả lời câu hỏi này, thì người đó phải nhận ra “Tánh Thanh tịnh Phật tánh của chính mình”. Từ tánh thanh tịnh Phật tánh đó: Thấy, Nghe, Nói và Biết mới đúng được, còn chưa nhận ra Phật tánh thanh tịnh của mình, mà trả lời câu này, là phải sử dụng tánh người của chính mình, Tưởng tượng, suy nghĩ để trả lời thôi, thì không thể nào đúng được.

Phụ vương dạy rõ con phần ban đầu này:

Trong càn khôn vũ trụ này có căn bản 2 phần như sau:

Một là Phật giới, tức thế giới Mười phương chư Phật ở. Trong Phật giới có 4 phần như sau:

1/- Không gian mênh mông trùm khắp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni gọi là “Phật”, phụ vương cũng thấy và gọi như vậy.

2/- Điện từ Quang mênh mông trùm khắp này, là điện từ lúc nào cũng rung động, có bổn phận là chuyển đi Thấy, Nghe, Tiếng, Biết đi xa hoặc thu gần lại. Điện từ Quang này chính là sự sống của chư Phật, tánh Phật ở trong Phật giới. Cũng chính điện từ Quang này, là sự sống cho loài người và muôn loài ở trái đất cũng như trong một tam giới.

3/- Trong Phật giới có hằng hà sa số cái Ý, không thể nào đếm được. Vì vậy, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới ví dụ, đem số cát của một tỷ sông Hằng ra đếm, thì số Ý trong “Bể tánh Thanh tịnh Phật giới” còn nhiều hơn số cát của mấy tỷ sông Hằng này nữa.

Trong mỗi cái Ý có 4 thứ như sau:

Thấy, lúc nào cũng thấy, gọi là hằng Thấy.
Nghe, lúc nào cũng nghe, gọi là hằng Nghe..
Pháp, tức tiếng nói, khi Ý muốn phát ra tiếng, có tiếng phát ra liền.
Biết, cái biết này biết 3 thứ trên, gọi là hằng Biết.

Trong “Bể tánh Thanh tịnh” có hằng hà sa số cái Ý, trong mỗi cái Ý nó nằm gọn trong vỏ bọc cấu tạo bằng điện từ Quang. Vỏ bọc này Đức Phật gọi là “Tánh”, cho nên Ngài gọi gọn là “Phật Tánh”, phụ vương cũng biết và thấy như vậy.

Phần hai: Tam giới là nói một Thái Dương hệ.

Tam giới này có bao nhiêu, phụ vương dạy con::

Một Thái Dương hệ là một Tam giới.

Trong một Tam giới có:

1. Có 33 cõi Trời và 6 nước Tịnh Độ, có vô số loài Trời và Tiên sinh sống.

2. Có một cõi Thần, có vô số loài Thần.

3. Có một cõi Người, có vô số loài Người.

4. Có một cõi Ngạ Quỷ, có vô số Ngạ quỷ.

5. Có một cõi Súc sinh, có vô số loài Súc sinh.

6. Có một cõi Địa ngục, có 18 tầng, có vô số loài.

Mỗi Tiểu thiên thế giới có 1 ngàn Thái Dương hệ.

Mỗi Tiểu thiên thế giới nhân cho 1 ngàn, số ra này là Trung thiên thế giới, là một triệu tam giới.

Số Trung thiên thế giới nhân cho 1 ngàn nữa, số ra này là Đại thiên thế giới, Đại thiên thế giới này có một tỷ tam giới. Lấy 1 tỷ tam giới nhân cho 3 lần nữa, số ra này là Tam thiên đại thiên thế giới; mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như phụ vương hiểu biết thật rõ ràng là trong càn khôn vũ trụ này có hằng hà sa số Tam thiên Đại thiên thế giới như vậy.

Phụ vương dạy con:

- Trong mỗi loài có sự sống riêng của loài đó, loài này không thể xen vào loài khác được.
- Hình thành một con người, là do tinh cha noãn mẹ hợp lại mà hình thành 1 con người.
- Trong mỗi con người có cái tánh, mà mỗi tánh người có đến 16 thứ, trong kinh Đức Phật gọi là: Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy, Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác, Kiến.

Nhờ tánh Phật, mà loài người nói riêng, còn muôn loài nói chung mới có sự sống. Sự sống này là do cái Ý trong Phật tánh hoạt động. Nhờ vậy, nên loài người hay muôn vật: Thấy, Nghe, Nói và Biết được.

Phụ vương dạy con tổ chức trong một Tam giới như sau:

Trong một Tam giới: Gồm có 6 hành tinh cấu tạo bằng ngũ hành như trái đất chúng ta đang sống, gồm: (Đất, Nước, Không khí, Lửa và Điện từ Âm Dương). Là nơi 5 loài đang sống chung gồm có: Loài Người, loài Thần, loài Ngạ quỷ, loài Súc sinh, loài Địa ngục.

Trái đất mà loài người đang sống có 2 đầu hút và đẩy:

1/- Đầu hút vào gọi là cửa Hải Triều Âm: Nơi hút Phật tánh từ Phật giới
vào thế giới loài người để đi luân hồi; nơi hút các Trung ấm thân từ trong các nơi trở lại làm người để nghiệp mới đi luân hồi nữa.

2/- Đầu đẩy ra gọi là cửa Hải Triều Dương: Nơi duy nhất đẩy vỏ bọc tánh Phật và khối công đức trở lại Phật giới để hình thành ra ngôi Nhà pháp thân thanh tịnh và kim thân của một vị Phật.

Đức vua Trần Nhân Tông dạy chánh tín và mê tin:

1. Đền: Thờ những vị Anh Hùng dân tộc, để cho toàn dân chiêm ngưỡng, nhớ công ơn và học gương hạnh của các Ngài là chánh tín, còn mê tín, là lạy các Ngài, tưởng rằng các Ngài là Thần linh.

2. Đình: Nơi thờ Hồn Thiêng Sông Núi, hay những người có công trận lớn với địa phương. Đến với các Ngài, chúng ta nhớ ơn và noi theo việc làm đúng của các Ngài là chánh tín, còn lạy và cầu xin các Ngài là mê tín.
3. Lăng: Nơi an nghỉ của các vị vua, hay những vị có công trận thật lớn với quốc gia. Chúng ta chỉ đến viếng các Ngài, bằng cái tâm ngưỡng mộ là chánh tín, còn lạy và cầu xin là mê tín.

4. Miếu: Nơi thờ những vị quan có chức vụ lớn trong quốc gia, hay những người dân bình thường mà cũng có công trận lớn với địa phương, đến để kính viếng là chánh tín, còn lạy và cầu xin là mê tín.

Thái tử Trần Anh Tông nghe phụ vương giải thích quá rõ ràng, hết sức vui mừng và cám ơn phụ vương.
Đức vua Trần Nhân Tông nói:

- Trước khi Trẫm hành lễ truyền ngôi lại cho Thái tử Trần Anh Tông. Vậy, tất cả những vị có mặt hôm nay, ai có thắc mắc điều chi về giữ nước cũng như tín ngưỡng xin mời hỏi, Trẫm giải đáp rõ ràng cho, khi Trẫm đã lên núi Trúc Lâm Yên Tử ở rồi, quý vị có thắc mắc điều chi không ai giải đáp. Đặc biệt, là các quý cụ cao tuổi, khó lên trên núi được

Phần này gồm 12 vị đặt câu hỏi : Nội dung các câu hỏi tập chung xung quanh vấn đề giữ nước và tín ngưỡng Phật giáo, trong đó có câu hỏi cuối cùng của buổi lễ là Thái tử Trần Anh Tông. Đức vua Trần Nhân Tông hoan hỷ trả lời. (xin được trích dẫn nguyên văn một số câu hỏi và trả lời dưới đây):

Vị thứ nhất:

Cụ Lê Trọng Chính, 75 tuổi, người ở nội thành Thăng Long, đứng lên thưa hỏi như sau:

- Kính thưa Đức vua, tôi xin thay mặt cho những vị cao niên trong nước, xin nguyện hứa với Đức vua và Thái tử Trần Anh Tông rằng: Chúng tôi sẽ dạy con cháu và người thân 6 diều như sau:

1- Tuyệt đối phải trung thành với Tổ Quốc.

2- Bất cứ ai cũng phải có bổn phận bảo vệ Tổ Quốc này.

3- Tuyệt đối, không cho người ngoại bang xâm chiếm một tấc đất nào.

4- Chúng tôi dạy con cháu biết điều hay lẽ phải.

5- Tôn trọng pháp luật.

6- Người người nhà nhà, ai cũng có nghĩa vụ với Tổ Quốc.

Cụ Lê Trọng Chính vừa dứt lời, những người dự lễ nơi đại sảnh đều đứng lên vỗ tay và nói:

- Chúng tôi được Đức vua mời dự lễ là một danh dự rất lớn, xin hứa với Đức vua và Thái tử, chúng tôi xin làm tròn 6 phần mà cụ Lê Trọng Chính hứa với Đức vua và Thái tử nơi đại sảnh này.

Vị thứ ba:

Cụ Lê Khánh Truyền, 68 tuổi, ở Ninh Bình đứng lên trình thưa hỏi:

- Khính thưa Đức vua, Ngài đã dạy trong “Bể tánh Thanh tịnh Phật giới”, nhưng vì chúng tôi chưa rõ lắm, vậy kính xin Đức vua dạy thật rõ cho chúng tôi hiểu, xin thành thật cám ơn?

Đức vua trả lời cho cụ Lê Khánh Tuyền:

- Câu hỏi cụ thật là cao xa. Ở nơi đại sảnh này, theo Trẫm biết chưa có vị nào hiểu Thiền tông rõ cả. Nhờ câu hỏi của cụ, Trẫm nói ra nếu vị nào chăm chú nghe thì sẽ hiểu, vị đó coi như giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”. Vậy cụ hãy lắng nghe, trong Phật giới gồm:

1- Điện từ Quang trùm khắp.

2- Có hằng hà sa số cái Ý, trong mỗi cái Ý có 4 thứ như sau:

A- Ý luôn lúc nào cũng Thấy, nên Trẫm gọi là hằng Thấy.

B- Ý luôn lúc nào cũng Nghe, nên Trẫm gọi là hằng Nghe.

C- Ý luôn lúc nào cũng động, khi Ý muốn phát ra tiếng thì liền có tiếng, nên Trẫm gọi là hằng Pháp.

D- Ý luôn lúc nào cũng Biết, nên Trẫm gọi là hằng Tri.

- Bốn thứ: Thấy, Nghe, Nói, Biết, nó nằm gọn trong vỏ bọc của điện từ Quang, nên Đức Phật cũng như Trẫm gọi là “Tánh”.

- Trong không gian mênh mông không biên giới, Đức Thích Ca cũng như Trẫm gọi là “Phật”.

- Phật trùm đến đâu, thì đơn vị tánh có đầy khắp theo đó, nên Đưc Thích Ca cũng như Trẫm gọi chung là “Phật Tánh”. Giống như ở thế gian này, nước biển có đến đâu thì cá có đến đó, nên loài người gọi là “cá biển” vậy.

Nói riêng về phần Trẫm:

- Từ vô lượng kiếp trước, Trẫm đã tạo ra công đức rất nhiều, còn phước đức thì vô lượng, nên đời này Trẫm được làm vua chức vua của Trẫm ở thế giới này, nếu đem so sánh với một vị nhận ra Phật tánh và hằng sống với tánh Phật của chính mình, thì chức vua của Trẫm chỉ là cái ảo tưởng của vật lý mà thôi.

Vì Trẫm đại may mắn giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”, đạt luôn ‘Bí mật Thiền tông” và hằng sống với tánh Phật của Trẫm, nên Trẫm thấy và biết rõ như nói trên. Vì vậy, Trẫm quyết định truyền ngôi vua lại cho con để lên núi Trúc Lâm Yên Tử khai lập đạo Thiền tông Việt Nam, để cho ai muốn giác ngộ và giải thoát biết và lưu lại cho các đời sau. Trẫm cũng nói rõ cho quý cụ biết, Tại núi Trúc Lâm Yên Tử này, ngoài Trẫm ra còn có các vị kế tiếp đạt được “Bí mật Thiền tông” nữa, làm Tổ sư của dòng Thiền tông Thích Ca Văn.

Vị thứ sáu:

Cụ Lương Thành Đạt, 78 tuổi, ở Thái Bình hỏi:

- Kính thưa Đức vua, làm sao tạo ra công đức và làm sao tạo ra phước đức?

Đức vua trả lời:

- Muốn có công đức, cụ phải tìm hiểu 4 căn bản như sau:

1- Trong “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” là gì?

2- Phật tánh cấu tạo bằng những gí?

3- Tu sao được giải thoát?

4- Tu sao bị luân hồi?

Chỉ cần cụ thông hiểu 4 phần trên và đi nói lại cho người khác biết, nếu người khác cũng thông hiểu như cụ là cụ có công đức. Còn muốn có phước đức, cụ bố thí hay giúp đỡ người khác là có phước đức.

Vị thứ bảy:

Cụ Lý Chánh Trung, 69 tuổi, ở Nam Định, thưa hỏi:

- Thưa Đức vua, Ngài 45 tuổi, tức còn quá trẻ, Ngài thấy ngôi vua và Thiền tông bên nào quý hơn?

Đức vua trả lời cụ Lý Chánh Trung:

- Người ham chức ham quyền nơi thế giới này, thì ngôi vua là quý nhất.

- Người thích Giác ngộ và Giải thoát, thì pháp môn Thiền tông này là quý nhất.

Vị thứ chín:

Cụ Trưng Thế Hoành, 80 tuổi, ở Ninh Bình hỏi:

- Kinh thưa Đức vua, Thần trước kia làm quan trong Triều, đã nghỉ hưu 15 năm rồi, Đức vua hằng sống với tánh Phật Thanh tịnh, thì làm sao đánh giặc Nguyên - Mông được. Vậy, kính xin Đức vua cho Thần hiểu, tại sao Đức vua lại đánh đuổi được giặc ngoại xâm dễ dàng như vậy, kinh xin cám ơn Đức vua?

Đức vua dạy cụ Trương Thế Hoành:

- Người tu theo Thiền tông Phật giáo phải hiểu mỗi con người có 2 tánh:

- Một là tánh Phật thanh tịnh: Người nào hằng sống với tánh Phật thanh tịnh của chính mình, là người không dính mắc.

- Hai là tánh người: Người nào sống với tánh người, thì dính mắc chuyện thế gian.

Trẫm nói cho khanh rõ:

- Người tu theo Thiền tông, nếu muốn giúp người giác ngộ và giải thoát, thì sử dụng tánh Phật.

- Còn người bảo vệ Tổ Quốc, gia đình và làng xóm, thì sử dụng tánh người, nhưng phải kèm theo ý chí là không sợ, tức để tâm thanh tịnh mà pháp môn Thiền tông Đức Phật dạy, thì việc gì cũng dễ thành công.

Trẫm cũng nói cho khanh rõ:

Người tu theo pháp môn Thiền tông có những cái lợi:

Một là, không mê tín dị đoan.

Hai là, không cầu khẩn thần quyền.

Cụ Trương Thế Hoành hết sức vui mừng và cám ơn Đức vua.

Vị thứ mười hai (cuối cùng)

Thái tử Trần Anh Tông có trình thưa hỏi phụ vương như sau:

- Kính thưa phụ vương, thuật đánh xâm lược của phuj vương con đã hiểu. Vậy, kính xin phụ vương dạy con căn bản giữ nước như thế nào cho bền vững?

Đức vua dạy Thái tử Trần Anh Tông:

- Con muốn quốc gia cường thịnh và yên ổn thì con phải dạy nhân dân như sau:

Một: Quốc gia mất thì nhà phải tan!

Hai: Không tủi nhục nào bằng dân mất nước!

Ba: Phải làm nô lệ cho người cướp nước mình!

Trên đây là 3 căn bản tủi nhục của người bị mất nước.

- Một vị cầm quân giỏi thì phải hiểu rõ 4 phần:

Một: Hiểu rõ chiến thuật của đối phương.

Hai: Hiểu rõ quân số của đối phương.

Ba: Hiểu rõ lương thực của kẻ xâm lăng nuôi số binh sĩ của họ được bao nhiêu ngày?

Bốn: Con phải dạy cho toàn quân, toàn dân thuật đánh quân xâm lược như sau:

A- Khi đối mặt với quân thù, tâm phải kiên cường và không sợ.

B- Đừng vội tấn công.

Vì sao vậy ?

Vì quân thù khi đưa quân xâm lược nước ta, ban đầu họ rất hung hăng. Cứ để cho họ hung hăng bước vào nước ta đi. Khi họ mệt mỏi, thì con ra lệnh tấn công và khóa chặt biên giới lại, không cho quân tiếp viện cũng như rút lui.

Con phải nhớ một điều là, khi bọn họ bị thua chạy về nước của họ, con đừng đuổi theo, còn người bị con bắt là tù binh, con phải đối đãi tử tế với họ. Chính lòng bao dung này, mà họ kính nể Vua, Dân nước ta.

Nếu quân thù quá mạnh, con phải sử dụng “Tiêu thổ”, không cho bọn họ ở trong nhà mình, còn tất cả những gì ăn được, uống được, thì phải chôn giấu hết. Khi bọn họ hết lương thực rồi, thì con ra lệnh đánh nhanh, đánh chắc và quyết thắng.

Khi kẻ xâm lược vào nước ta rồi, tức khắc con phải sử dụng một đội quân tinh nhuệ khóa cửa biên giới lại, không cho tiếp viện hay tháo lui. Đây là thuật nhốt quân trong chiến trận.

Thái tử Trần Anh Tông nghe phụ vương dạy, Thái tử vâng lời và hứa cố gắng thực hiện đúng lời phụ vương dạy.

Đọc những lời của Đức vua Trần Nhân Tông dạy, đánh giặc mà không sợ, đây là tuyệt binh thư đời Nhà Trần Việt Nam.

Thay lời kết

Như phần trên đã đề cập, năm Quý Tỵ 1293 vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, còn Ngài lên làm Thái Thượng Hoàng, ở địa vị này 6 năm, đến tháng 10 năm 1299 ( 41 tuổi), Ngài chính thức xuất gia và tu hành ở Yên tử, lấy hiệu là Hương Vân đầu đà, sau Ngài lại đổi hiệu là Trúc Lâm đầu đà. Và từ đây Thiền phái Trúc lâm Yên Tử ra đời, một Phái Thiền nhập thế riêng có ở Việt Nam. Và theo các nhà nghiên cứu Phật học thì đây có thể coi là sự Chuyển luân thích ứng với tinh thần của Phật giáo phát triển Đại Thừa.

Qua buổi lễ truyền ngôi báu cho con của vua Trần Nhân Tông mà soạn giả Nguyễn Nhân đề cập trong cuốn sách “Đức vua Trần Nhân Tông dạy con trị nước và tín ngưỡng Phật giáo.” (Do Nxb Hồng Đức ấn hành - 2017).Chúng tôi thấy đây là một tư liệu quý nói về việc giữ nước và tìn ngưỡng của Phật giáo thời Trần cách đây trên 700 năm. Và hôm nay nhìn lại, ta vẫn không khỏi kinh ngac về bản lĩnh trí tuệ viên dung cả đời và đạo của cha ông ta trong viêc dựng nước và giữ nước.

Khi nói đến lich sử thời Lý-Trần, là người ta nghĩ ngay đến một Quốc gia Phật giáo, bởi Phật giáo đã thể nhập toàn diện vào đời sống con người, xã hội và Dân tộc ta thời ấy. Nhờ tín ngưỡng Phật giáo mà Dân tộc ta có được sự cấu kết lòng dân trong việc dựng nước và giữ nước để đánh bại giặc ngoại xâm. Đó là 3 cuộc kháng chiến Đại thắng Nguyên-Mông vĩ đại. Nhìn lại lịch sử thời Trần, chúng ta càng thấy vị trí và vai trò không nhỏ của đạo Phật trong việc giữ nước an dân. Về điều này: P. Tilich, Nhà nghiên cứu tôn giáo Nga nói: “Tín ngưỡng Tôn giáo là mối quan tâm cao nhất của con người và tôn giáo là nội dung thiết yếu của văn hóa.”

Soi lại tấm gương lớn lịch sử Dân tộc, người viết bài này bỗng nhớ, và cần phải nhắc lại câu nói của Giáo sư Cao Huy Thuần khi đề cập về đạo Phật thời Lý Trần trong bài: “Hãy bay với hai cánh vào hiện đại” (Nhân tuần Văn hóa Phật giáo 2012 tại Nghệ An) giáo sư nói với giới trẻ như thế này: “Chẳng lẽ đạo Phật trí tuệ đã bay cả rồi qua bên Tây? Chẳng lẽ Tây phương thừa hưởng hết tinh túy của Phật giáo? May thay chúng ta rất giàu lòng tin, nhưng buồn thay, lắm khi, nắm nơi vẫn còn mê tín, đó không phải là đạo Phật. Không, nhất thiết ta không để gãy đôi cánh trí tuệ của con đại bàng Lý Trần. Nhất quyết ta củng cố lòng tin Chân chính.” Đoạn văn trên, như một lời thôi thúc nhắc giới trẻ nước nhà cần phải thay đổi cách tiếp cận giáo lý đạo Phật bằng tư duy Khoa học, khi mà giáo lý của đạo Phật đang được các nước phương Tây đón nhận với một thái độ Minh triết và khoa học. Có như vậy, mới không hổ thẹn với cha ông và Dân tộc.
 
Bài viết: "Từ buổi lễ truyền ngôi cho con của vua Trần Nhân Tông, nghĩ về phái Thiền nhập thế"
Cư sĩ: Nguyễn Đức Sinh - Vườn hoa Phật giáo
Số: 18. Phố Quang Trung
TP. Uông Bí – Qảng Ninh.

----------------------

Chú thích:

(Thơ văn Lý Trần – UBKHXH)

(Lich sử Phật giáo VN – (Viện Triết học UBKHXH.)

Trung ấm thân, gọi theo thuật ngữ đạo Phật; tín ngưỡng Dân gian gọi linh hồn, vong.

P. Tilich - (1959 Thần học văn hóa - Nxb – Matxcowva. tr5)

Tài liệu tham khảo:

Vua Trần Nhân Tông dạy con cách tri nước và tín ngưỡng Phật giáo – Soạn giả Nguyễn Nhân – (Nxb-Hông Đức- 2017)

Bài: Tính nhập thế của Phật giáo Việt Nam qua Thiền phái Trúc lâm – Thích Gia Quang – (Nội san nghiên cứu Phật học số 6-1992)

Thiền học đời Trần (nhiều tác giả) – (Nxb-Tôn giáo-2003)

Bài: Hay bay với đôi cánh vào hiện đại – Báo Điện Tử phatgiao.org.vn.

Về Menu

từ buổi lễ truyền ngôi cho con của vua trần nhân tông nghĩ về phái thiền nhập thế tu buoi le truyen ngoi cho con cua vua tran nhan tong nghi ve phai thien nhap the tin tuc phat giao hoc phat

築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 即刻往生西方 Nhóm Khai Tuệ tổ chức buffet chay xây nghe biet å æ æ î Ï 工作计划写的改进怎么写 tang thu sanh tu chú quang nhung hinh anh dep cua dl phat giao chao mung 1000 四十二章經全文 Ï thẩm mỹ và làm đẹp dưới góc nhìn 佛教极乐世界指什么 ä¹Œé¾Ÿä Šæ ç å ä¹ อบายยาม ขม 河南有专属的佛教 dÃ Æ Duong 8 điều nhất định không được nói tan man ve tam va vat tu phan mem excel tvtl 人生是了缘不是结缘 ä çœŸæ³ ç Œ chương xii về trí bân và giải hàn 簡単便利戒名授与水戸 福生市永代供養 元代 僧人 功德碑 ศ กษาพระพ ทธะว 佛教叫化缘道教叫什么 do oi 法华经 讲解 น ยาม ๕ 牧牛 丢失菩提心的因缘 生日祝福语 お寺との付き合い 檀家 生日快乐 村上市お墓 塩谷八幡宮 tu ai can ban cua nhan quyen 醒者 代表着无上的智慧和慈悲 ï¾ï½ thÃ Æ Magnesium sa 仏道を習うというは自己を習うなり