Bốn vị này là 8221 Tứ đại Thiên vương 8221 mà dân gian thường gọi là 8217 Tứ đại Kim cương 8221 Điện Thiên vương chính là ban Cảnh vệ bảo vệ chùa Các Thiên vương ngoài việc giữ gìn Phật pháp còn có trách nhiệm trông nom bốn phương cho mưa thuận
Tứ đại Thiên vương trong đạo Phật là những ai?

Bốn vị này là ”Tứ đại Thiên vương” mà dân gian thường gọi là ’Tứ đại Kim cương”. Điện Thiên vương chính là ban Cảnh vệ bảo vệ chùa. Các Thiên vương ngoài việc giữ gìn Phật pháp còn có trách nhiệm trông nom bốn phương cho mưa thuận gió hoà. Vì thế các Thiên vương cũng được gọi là ”Hộ thế Thiên tôn”.
Mỗi khi chúng ta đi tới gần một ngôi chùa Phật thì điều đầu tiên trông thấy là điện thờ Thiên vương. Tại đây, người ta thờ bốn vị vũ tướng nom rất uy vũ hùng tráng. Một vị mặc áo xanh, tay cầm thanh bảo kiếm, một vị mặc đại bào màu trắng, tay ôm cây đàn tì bà, một vị mặc đại bào màu lục, tay cầm cây dù nạm ngọc trai, một vị mặc áo đại bào màu đỏ có con rồng quấn trên tay.

Bốn vị này là "Tứ đại Thiên vương" mà dân gian thường gọi là "Tứ đại Kim cương". Điện Thiên vương chính là ban Cảnh vệ bảo vệ chùa. Các Thiên vương ngoài việc giữ gìn Phật pháp còn có trách nhiệm trông nom bốn phương cho mưa thuận gió hoà. Vì thế các Thiên vương cũng được gọi là "Hộ thế Thiên tôn".

Tứ đại Thiên vương vốn là bốn vị đại tướng của Thiên đế trong các kinh Phật của Ấn Độ. Theo truyền thuyết trong kinh Phật, thế giới của con người được phân làm bốn đại bộ châu, các đại bộ châu này được cho bốn đại Thiên vương chia nhau bảo vệ. Họ ở trên đỉnh Thiền Đà La thuộc ngọn Tu Di hay được nhắc đến trong các kinh sách nhà Phật.

Nam Thiên vương vì có khả năng kết hợp chúng sinh, phát triển thiện căn, nên gọi là Tăng Trưởng.

Đông Thiên vương bảo hộ sinh linh, giữ gìn đất đai trong nước, gọi là Trì Quốc.

Bắc Thiên vương, bảo vệ đạo trường của đức Như Lai, thường được nghe đức Như Lai thuyết pháp, gọi là Đa Văn (nghe nhiều).

Tây Thiên vương có thể mở to mắt quan sát thế giới, gọi là Quảng Mục (tầm mắt rộng).

Sau khi đạo Phật truyền nhập vào Trung Quốc, Tứ đại Thiên vương đã có những trang phục, binh khí, thậm chí chức trách Hán hoá.

Thiên vương Tăng Trưởng cầm kiếm vì mũi kiếm được gọi là "phong" (mũi nhọn), đã lấy chữ đồng âm là "phong" (gió), và chức trách của ông ta là "phong".

Thiên vương Trì Quốc ôm cây đàn tì bà, và muốn gảy đàn thì trước hết phải điều chỉnh các dây, cho nên lấy chữ "điều", và chức vụ của ông ta là "điều".

Thiên vương Đa Văn cầm cái dù. Vì trời có mưa thì mới phải cầm dù, cho nên lấy chữ "vũ" (mưa), và chức vụ của ông ta là "vũ"

Thiên vương Quảng Mục có con rồng quấn trên tay. Vì rồng và rắn đều phải "thuận", cho nên lấy chữ "thuận", và chức vụ của ông ta là "thuận".

Văn hóa của người Hán vốn có tính bao dung rất lớn, vì thế đã làm cho bốn vị thiên thần từ nước ngoài du nhập vào trở thành những vị thần linh chính cống Trung Quốc. Người dân đã gửi gắm vào các vị ấy ước mơ hạnh phúc của dân tộc mình, cùng với tâm nguyện mưu cầu hòa bình tốt đẹp.
 
Bài viết: "Tứ đại Thiên vương trong đạo Phật là những ai?"
La Duẫn Hòa - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

tứ đại thiên vương trong đạo phật là những ai? tu dai thien vuong trong dao phat la nhung ai tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

y nghia viec xuat gia Tu niem xu thiếu dat den binh an qua an binh noi tai Hoa sen Mẹ 10 điều tuổi trẻ thường lãng phí chuyện cổ Thiền có thể giúp ngăn ngừa các thangka nhung hinh anh dang nho tai khoa tu mua he 2013 nhin 蒋川鸣孔盈 the jogye huy thuc tuy ky Nam nhung thu dung bao gio nuoi tiec ti nh tam binh the gioi binh 11 nang luc cua tap trung tu luc va tha luc la nhung phuong tien de dat duoc phan 3 long tu bi va con nguoi dai buddhanandi noi van linh bat dau 八大人覺經註 chuong v tinh thuong va su chuyen hoa xuan van hanh con duong cuu kho chung sanh la triec san cham dut chien ngoc quy trong hoa sen phat khái nguoi yeu rot cuoc la ai giac ngo va giai thoat mÓ côi hàng trăm ngọn nến lung linh dâng lên cha korea tieu su hoa thuong thich tu van 1866 nghĩa TÃo thach thuc lon cua phat entry cam niem ve duc phat di da