Này các Tỳ khưu, Tôi sẽ hộ trì cho mình , tức là niệm xứ cần phải thực hành Này các Tỳ khưu, Tôi sẽ hộ trì người khác , tức là niệm xứ cần phải thực hành Trong khi hộ trì cho mình, này các Tỳ khưu, là hộ trì người khác Trong khi hộ trì người khác
Tự độ, độ tha

Này các Tỳ-khưu, "Tôi sẽ hộ trì cho mình", tức là niệm xứ cần phải thực hành. Này các Tỳ-khưu, "Tôi sẽ hộ trì người khác", tức là niệm xứ cần phải thực hành. Trong khi hộ trì cho mình, này các Tỳ-khưu, là hộ trì người khác. Trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình.


Kinh Sedaka
(Tương ưng 47.19)
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch

Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sumbha tại Sedakà, một thị trấn của dân chúng Sumbhà.
Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỳ-khưu và bảo:

– Thuở trước, này các Tỳ-khưu, một người nhào lộn với cây tre, sau khi dựng lên một cây tre, liền bảo người đệ tử tên là Medakathàlikà: "Này Medakathàlikà, hãy đến, leo lên cây tre và đứng trên vai ta""Thưa thầy, vâng". Này các Tỳ-khưu, đệ tử Medakathàlikà vâng đáp người nhào lộn trên cây tre, leo lên cây tre và đứng trên vai của thầy.
Rồi này các Tỳ-khưu, người nhào lộn trên cây tre, nói với đệ tử Medakathàlikà: "Này Medakathàlikà, Ông hộ trì cho ta và ta sẽ hộ trì cho Ông. Như vậy, chúng ta nhờ che chở cho nhau, nhờ hộ trì cho nhau, trình bày các tiết mục, thâu hoạch được lợi tức và leo xuống cây tre một cách an toàn".

Khi được nghe nói vậy, này các Tỳ-khưu, đệ tử Medakathàlikà nói với người nhào lộn trên cây tre: "Thưa thầy, không nên như vậy. Thưa thầy, nên như vầy: Thầy nên hộ trì cho thầy và con sẽ hộ trì cho con. Như vậy, chúng ta tự che chở cho mình, tự hộ trì cho mình, trình bày các tiết mục, thâu hoạch được lợi ích, và leo xuống cây tre một cách an toàn. Ðây là chánh lý (nàyo) cần phải làm".

Thế Tôn nói:
– Này các Tỳ-khưu, như đệ tử Medakathàlikà đã nói với thầy của ông ấy: "Tôi sẽ hộ trì cho mình", tức là niệm xứ cần phải thực hành. Này các Tỳ-khưu, "Chúng ta sẽ hộ trì người khác", tức là niệm xứ cần phải thực hành. Trong khi hộ trì cho mình, này các Tỳ-khưu, là hộ trì người khác. Trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình.

Và này các Tỳ-khưu, thế nào trong khi hộ trì cho mình, là hộ trì người khác? Chính do sự thực hành (àsevanàya), do sự tu tập (bhàvanàya), do sự làm cho sung mãn. Như vậy, này các Tỳ-khưu, trong khi hộ trì cho mình, là hộ trì người khác.
Và này các Tỳ-khưu, thế nào trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình? Chính do sự kham nhẫn, do sự vô hại, do lòng từ, do lòng ai mẫn. Như vậy, này các Tỳ-khưu, trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình.

Này các Tỳ-khưu, "Tôi sẽ hộ trì cho mình", tức là niệm xứ cần phải thực hành. Này các Tỳ-khưu, "Tôi sẽ hộ trì người khác", tức là niệm xứ cần phải thực hành. Trong khi hộ trì cho mình, này các Tỳ-khưu, là hộ trì người khác. Trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình.

Tương đương với bài kinh trên, trong Bắc tạng có kinh Tư-đà-già (Sedaka) như sau:
Tư-đà-già
(Kinh 589, Tương ưng Niệm xứ, Tạp A-hàm, T-99)
Thích Đức Thắng dịch Việt

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật du hành trong nhơn gian, đến trong rừng Thân-thứ, tại phía bắc xóm Tư-già-đà (Sedaka). Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-khưu:

"Thời quá khứ có một nghệ sư leo phướn, dựng cột phướn trên vai và bảo học trò: 'Các con hãy leo lên, leo xuống cột phướn. Hãy hộ trì ta, ta cũng hộ trì các con; thay đổi nhau mà hộ trì, đi dạo làm trò vui, chúng ta sẽ kiếm được nhiều tiền của.' Lúc ấy, người học trò bạch thầy, 'Không bằng nói như vầy: 'Chỉ cần mỗi người tự chăm sóc hộ trì chính mình, đi dạo làm trò vui, sẽ kiếm được nhiều tiền của, thân được thư thả an ổn mà lên xuống.' Ông thầy đáp: 'Đúng như lời con nói, mỗi người phải tự chăm sóc hộ trì chính mình. Nhưng nghĩa này cũng như ta đã nói. Khi hộ trì mình, tức là hộ trì người khác. Khi hộ trì người khác cũng là hộ trì chính mình.'

"Tâm tự thân cận, tu tập; tùy sự hộ trì mà tác chứng. Đó gọi là tự hộ trì mình tức là hộ trì người. Thế nào là tự hộ trì mình tức là hộ trì người? Không khủng bố người khác, không chống trái người khác, không hại người khác, có từ tâm thương xót người. Đó gọi là tự hộ trì mình tức là hộ trì người. Cho nên, các Tỳ-khưu, cần phải học như vậy. Người tự hộ trì là tu tập bốn niệm xứ. Hộ trì người cũng là tu tập bốn niệm xứ."

Phật dạy kinh này xong, các Tỳ-khưu sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành .

____________________________________________
Nguồn: http://tuvien.com/img/budsas.blogspot.com/2011/06/tu-o-o-tha.html

Cám ơn anh Bình gởi link này.

Về Menu

tự độ độ tha tu do do tha tin tuc phat giao hoc phat

山地剝 高島 白話 ペット供養 สรนาาใสย สงขฝลล 念空王啸 南懷瑾 Vận động 加持是什么意思 还愿怎么个还法 Nửa chuyện về một con đường お墓 更地 五痛五燒意思 Tri đệ vẠ白骨观全文 cÃn chùa đại thánh quán bÃn Ä Æ 利用宗教敛财的危害 phước 機十心 無分別智 đạo Mẹ Từ Bi của Dịch giả cuốn sách nổi tiếng Đức 一吸一呼 是生命的节奏 LÃ Æ 住相 白骨观 危险性 사념처 Phật giáo 单三衣 Trăm nhớ ngàn thương 皈依的意思 Hồi quang phản chiếu Mệt rồi ư 不可信汝心 汝心不可信 Bí quyết cho răng đẹp nụ cười xinh æ ä½ å 寺院 募捐 co 梵僧又说 我们五人中 空中生妙有 ï¾ï¼ Vị Ni ra sách về ẩm thực nhà chùa giai nghi ve nhan