Này các Tỳ khưu, Tôi sẽ hộ trì cho mình , tức là niệm xứ cần phải thực hành Này các Tỳ khưu, Tôi sẽ hộ trì người khác , tức là niệm xứ cần phải thực hành Trong khi hộ trì cho mình, này các Tỳ khưu, là hộ trì người khác Trong khi hộ trì người khác
Tự độ, độ tha

Này các Tỳ-khưu, "Tôi sẽ hộ trì cho mình", tức là niệm xứ cần phải thực hành. Này các Tỳ-khưu, "Tôi sẽ hộ trì người khác", tức là niệm xứ cần phải thực hành. Trong khi hộ trì cho mình, này các Tỳ-khưu, là hộ trì người khác. Trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình.


Kinh Sedaka
(Tương ưng 47.19)
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch

Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sumbha tại Sedakà, một thị trấn của dân chúng Sumbhà.
Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỳ-khưu và bảo:

– Thuở trước, này các Tỳ-khưu, một người nhào lộn với cây tre, sau khi dựng lên một cây tre, liền bảo người đệ tử tên là Medakathàlikà: "Này Medakathàlikà, hãy đến, leo lên cây tre và đứng trên vai ta""Thưa thầy, vâng". Này các Tỳ-khưu, đệ tử Medakathàlikà vâng đáp người nhào lộn trên cây tre, leo lên cây tre và đứng trên vai của thầy.
Rồi này các Tỳ-khưu, người nhào lộn trên cây tre, nói với đệ tử Medakathàlikà: "Này Medakathàlikà, Ông hộ trì cho ta và ta sẽ hộ trì cho Ông. Như vậy, chúng ta nhờ che chở cho nhau, nhờ hộ trì cho nhau, trình bày các tiết mục, thâu hoạch được lợi tức và leo xuống cây tre một cách an toàn".

Khi được nghe nói vậy, này các Tỳ-khưu, đệ tử Medakathàlikà nói với người nhào lộn trên cây tre: "Thưa thầy, không nên như vậy. Thưa thầy, nên như vầy: Thầy nên hộ trì cho thầy và con sẽ hộ trì cho con. Như vậy, chúng ta tự che chở cho mình, tự hộ trì cho mình, trình bày các tiết mục, thâu hoạch được lợi ích, và leo xuống cây tre một cách an toàn. Ðây là chánh lý (nàyo) cần phải làm".

Thế Tôn nói:
– Này các Tỳ-khưu, như đệ tử Medakathàlikà đã nói với thầy của ông ấy: "Tôi sẽ hộ trì cho mình", tức là niệm xứ cần phải thực hành. Này các Tỳ-khưu, "Chúng ta sẽ hộ trì người khác", tức là niệm xứ cần phải thực hành. Trong khi hộ trì cho mình, này các Tỳ-khưu, là hộ trì người khác. Trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình.

Và này các Tỳ-khưu, thế nào trong khi hộ trì cho mình, là hộ trì người khác? Chính do sự thực hành (àsevanàya), do sự tu tập (bhàvanàya), do sự làm cho sung mãn. Như vậy, này các Tỳ-khưu, trong khi hộ trì cho mình, là hộ trì người khác.
Và này các Tỳ-khưu, thế nào trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình? Chính do sự kham nhẫn, do sự vô hại, do lòng từ, do lòng ai mẫn. Như vậy, này các Tỳ-khưu, trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình.

Này các Tỳ-khưu, "Tôi sẽ hộ trì cho mình", tức là niệm xứ cần phải thực hành. Này các Tỳ-khưu, "Tôi sẽ hộ trì người khác", tức là niệm xứ cần phải thực hành. Trong khi hộ trì cho mình, này các Tỳ-khưu, là hộ trì người khác. Trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình.

Tương đương với bài kinh trên, trong Bắc tạng có kinh Tư-đà-già (Sedaka) như sau:
Tư-đà-già
(Kinh 589, Tương ưng Niệm xứ, Tạp A-hàm, T-99)
Thích Đức Thắng dịch Việt

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật du hành trong nhơn gian, đến trong rừng Thân-thứ, tại phía bắc xóm Tư-già-đà (Sedaka). Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-khưu:

"Thời quá khứ có một nghệ sư leo phướn, dựng cột phướn trên vai và bảo học trò: 'Các con hãy leo lên, leo xuống cột phướn. Hãy hộ trì ta, ta cũng hộ trì các con; thay đổi nhau mà hộ trì, đi dạo làm trò vui, chúng ta sẽ kiếm được nhiều tiền của.' Lúc ấy, người học trò bạch thầy, 'Không bằng nói như vầy: 'Chỉ cần mỗi người tự chăm sóc hộ trì chính mình, đi dạo làm trò vui, sẽ kiếm được nhiều tiền của, thân được thư thả an ổn mà lên xuống.' Ông thầy đáp: 'Đúng như lời con nói, mỗi người phải tự chăm sóc hộ trì chính mình. Nhưng nghĩa này cũng như ta đã nói. Khi hộ trì mình, tức là hộ trì người khác. Khi hộ trì người khác cũng là hộ trì chính mình.'

"Tâm tự thân cận, tu tập; tùy sự hộ trì mà tác chứng. Đó gọi là tự hộ trì mình tức là hộ trì người. Thế nào là tự hộ trì mình tức là hộ trì người? Không khủng bố người khác, không chống trái người khác, không hại người khác, có từ tâm thương xót người. Đó gọi là tự hộ trì mình tức là hộ trì người. Cho nên, các Tỳ-khưu, cần phải học như vậy. Người tự hộ trì là tu tập bốn niệm xứ. Hộ trì người cũng là tu tập bốn niệm xứ."

Phật dạy kinh này xong, các Tỳ-khưu sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành .

____________________________________________
Nguồn: http://tuvien.com/img/budsas.blogspot.com/2011/06/tu-o-o-tha.html

Cám ơn anh Bình gởi link này.

Về Menu

tự độ độ tha tu do do tha tin tuc phat giao hoc phat

荐拔功德殊胜行 饒益眾生 忍四 천태종 대구동대사 도산스님 ไๆาา แากกา tụng niệm 別五時 是針 Người làm ngành nghề nào có khả mot りんの音色 进寺庙需要空腹吗 达赖和班禅有啥区别 Nguyện ước của mẹ Khám phá mới về các chất chống 香川 団体 座禅 精霊供養 墓地の販売と購入の注意点 市町村別寺院数 Suy nhược tinh thần làm tăng nguy cơ ト妥 墓 購入 nhá 七五三 大阪 ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 皈依是什么意思 築地本願寺 盆踊り いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 å ส วรรณสามชาดก 佛经讲 男女欲望 度母观音 功能 使用方法 Không hẳn lúc nào cũng là thuốc kháng Ngạc nhiên vì điều trị tự kỷ 願力的故事 色登寺供养 随喜 四十二章經全文 Họa phat 蒋川鸣孔盈 陈光别居士 己が身にひき比べて 佛教教學 お墓参り 每年四月初八 必使淫心身心具断 佛教算中国传统文化吗 Lên chùa lạy Phật ก จกรรมทอดกฐ น 曹洞宗総合研究センター chùa tây tạng vết chân đầu tiên của オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ