Chuyện kể rằng Một ngày trên đỉnh Linh Sơn, Đức Bổn Sư ngồi pháp tòa chuẩn bị thuyết pháp Đại chúng trời người đông đảo vây quanh Đức Phật, lắng sâu tâm thức, chiêm ngưỡng dung nhan Ngài Lúc ấy, một vị Phạm vương dâng cúng Phật bó hoa sen quý
Từ Linh Sơn đến Yên Tử

Chuyện kể rằng: Một ngày trên đỉnh Linh Sơn, Đức Bổn Sư ngồi pháp tòa chuẩn bị thuyết pháp. Đại chúng trời người đông đảo vây quanh Đức Phật, lắng sâu tâm thức, chiêm ngưỡng dung nhan Ngài. Lúc ấy, một vị Phạm vương dâng cúng Phật bó hoa sen quý.                                 Đỉnh Linh Thứu Sơn (Gṛdhrakūṭa / Vulture Peak / 靈驚山) 

Đức Phật im lặng cầm một cành sen giơ lên, đôi mắt màu sen xanh từ hòa nhìn khắp lượt đại chúng. Tất cả nhìn cành hoa, nhìn lên Phật và nhìn nhau ngơ ngác. Không ai hiểu Thế Tôn muốn nói gì, làm gì. Cũng không ai dám thốt lên lời thỉnh cầu Đức Phật chỉ dạy. Bầu không khí vắng lặng bao trùm. Mọi người như nín thở.
 
Khiêm tốn ngồi ở góc xa, có một vị Sa môn gầy gò, râu tóc lâu ngày không cạo, khoác lá y kết bằng trăm mảnh vải vụn. Tôn giả chắp tay búp sen cung kính, đôi mắt sáng ngời nhìn lên Đức Phật. Bốn mắt gặp nhau, một làn chớp giật. Không lời mà ngàn muôn ngôn ngữ, một khắc mà tựa thiên thu. Nụ cười mỉm nở trên môi vị Sa môn làm sáng bừng khuôn mặt khắc khổ, như mặt trời ra khỏi đám mây, tỏa ánh vàng chói lọi lên muôn cây cỏ.

Đức Thế Tôn đặt cành hoa xuống, cất giọng Phạm âm:

- Ta có Chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn Diệu tâm, thực tướng vô tướng, nay truyền trao cho Ca Diếp!

Thế là, người được kế thừa tông phong, nhận lãnh Tổ vị là Tôn giả Ca Diếp, Đại đệ tử Đầu đà bậc nhất của Đức Phật. Chỉ bằng một nụ cười mỉm, Tôn giả đã được Thế Tôn truyền tâm ấn, trở thành Sơ tổ Thiền tông. Phật pháp có lẽ nào đơn giản đến thế?

Khoảng 19 thế kỷ sau hội Linh Sơn, nước Đại Việt sản sinh một vị vua thiền sư. Khi còn trên ngôi báu, Ngài đã trực nhận bản tâm theo tôn chỉ nhà Thiền "Phản quan tự kỷ" (xoay lại soi sáng chính mình). Lúc nhường ngôi cho con, về Yên Tử tu hạnh Đầu đà, Ngài có thời gian bảo nhậm Thánh thai, sống cùng Đức Phật tự tâm. Vị vua thiền sư ấy là Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông, Sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Núi Yên Tử nhờ nhân kiệt mà thành địa linh, và ngược lại, nhờ linh khí của non thiêng bao đời làm tâm người trải rộng thênh thang, hòa hợp cùng thiên nhiên kỳ diệu.

Hai câu kệ trong bài phú Cư trần lạc đạo do Điều ngự viết, cho thấy người sống giữa trần thế cũng vui với Đạo:

                         Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
                         Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền.


Hành giả tu Thiền phải nhận ra Phật tâm sẵn đủ của chính mình, không tìm cầu bên ngoài. Khi tiếp xúc với trần cảnh, không khởi niệm phân biệt đẹp xấu, hay dở mà vẫn rõ ràng thường biết. Vô tâm là không có vọng tưởng điên đảo nhưng cái biết sáng ngời vẫn luôn hiện hữu; khi đối cảnh mà vô tâm thì ngay đó là Thiền, không cần hỏi Thiền làm chi nữa. Và khi về Yên Tử, Điều ngự đã cảm tác bài thơ xuân như sau:

                          Thuở bé chưa từng rõ sắc không,
                          Xuân về hoa nở rộn trong lòng.
                          Chúa xuân nay bị ta khám phá,
                          Chiếu trải giường thiền ngắm cánh hồng.


Thuở chưa biết Đạo, chưa từng hiểu lý nghĩa sắc không của các pháp, Thái tử thấy lòng rộn rã theo hương xuân đất trời, tâm dong ruổi chạy theo các cảnh vô thường sanh diệt. Đến lúc trưởng thành, nhận ra chúa xuân lồng lộng đất trời, Ngài an nhiên tự tại giữa cảnh đời biến đổi. Chúa xuân ấy là cái chân thường trong vạn pháp vô thường, là cái biết sáng ngời chưa bao giờ thiếu vắng. Cái biết sáng ngời ấy, có phải Tổ Ca Diếp đã trình lên Đức Phật ngày nào trong hội Linh Sơn, làm nên sự tích Niêm hoa vi tiếu vang vọng muôn đời?


Cái biết sáng ngời hay Phật tánh, Chân tâm, Tánh giác... thật ra không có tên gọi, không thể dùng lời diễn tả, không thể tưởng tượng suy lường. Tất cả chúng sanh đều bình đẳng nơi Tánh giác, ở phàm chẳng bớt, nơi Thánh chẳng thêm. Phàm phu chúng ta mê muội, chạy theo bóng dáng ngũ dục lục trần bỏ quên Tánh giác, tạo nghiệp rồi thọ sanh vào các cõi.

Vòng luân hồi dường như khép kín, không có lối ra. Tuy nhiên, nếu biết phản tỉnh, nhận lại của báu trong nhà, chúng ta có thể tìm được mối manh thoát khỏi vòng sanh tử. Như thế, giác ngộ là biết mình có tánh giác thường hằng, nhận ra và sống cùng tánh giác; từ đó, giải thoát khỏi phiền não và sanh tử luân hồi. Cho nên có thể nói, Giác ngộ và Giải thoát là tiêu chí của người tu Phật, dù xuất gia hay tại gia.

Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh là một sự kiện lịch sử, nhưng mang một ý nghĩa siêu nhiên: Một bậc Giác ngộ thị hiện nơi đời chỉ cho tất cả chúng sanh hiểu rằng, ai cũng đều bình đẳng ở tánh giác, ai cũng có khả năng thành Phật. Trong nhà Thiền, sự kiện này còn có ý nghĩa vi tế: Một niệm giác là Phật đản sanh, một vọng khởi là Phật nhập diệt. Đức Phật ấy là Phật tự tâm của mỗi người, và việc tìm ra Đức Phật là bổn phận của từng cá nhân, không ai có thể làm thay cho ai được. Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cùng chư Tổ biết bao đời khô cổ đắng miệng, kinh lục nhiều như lá rừng nước biển, tựu trung cũng chỉ tuyên thuyết thông điệp ấy mà thôi. Các Ngài là những bậc dẫn đường tận tụy cho chúng sanh, trao đèn nối đuốc không hề mệt mỏi.

Còn việc đi theo sự chỉ dẫn ấy, đạt mục tiêu tối thượng là Giác ngộ và Giải thoát sanh tử, là việc của ai? Tất cả chúng ta, xin hãy ngẫm nghĩ điều này.

Về Menu

từ linh sơn đến yên tử tu linh son den yen tu tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

truyê n ngă n 7 bước đến miền cực Trưởng lão Hoà thượng Thích Thanh Bích Tai biến mạch máu não Xin nhớ ba chữ Kẹo nhai nicotine không tốt cho sức khỏe phat khoi lam cuoc tinh Câu chuyện của Steve Jobs về tình yêu S Lâm Đồng Tổ chức lễ đại tường 8 điều nhất định không được nói 16 nền tảng Nấm phát sáng Điều nguon goc va muc dich cua dao phat chùa huyền không cùng tìm hiểu học viện phât giáo larung Mộc có nên quy kính tăng chưa thực hành đúng çŠ Chén trà ngày xuân Bài thuốc giảm béo của lương y Thích Khánh Hòa Tưởng niệm Tiểu tường cố già hay song chu dung ton tai Quảng lich su cuoc doi duc phat thich ca qua nhung hinh Thanh âm mùa hạ từng sợi tóc nhẹ nhàng rơi xuống Khói bếp chiều qua đông giau sang hay ngheo hen deu boi muon than tam duoc yen tinh hay quay ve voi hoi 永平寺宿坊朝のお勤め Lễ tưởng niệm húy nhật Đức niềm vui còn đó an cư là mùa nạp năng lượng nhiều Ăn chay giải pháp tốt nhất với bệnh luÃ Æ n フォトスタジオ 中百舌鳥 Ăn chay 22 dieu sau se giup cuoc song cua ban tro nen hanh 12 cau hoi lon trong doi Tùy bút Ơn thầy Bác sĩ Erich Wulff ân nhân của Phật giáo cung gia tien nen dang le man hay chay ki tich luon duoc tao ra boi nhung con nguoi co qua bao nhan tien 経典 kiếp trước kiêu ngạo kiếp này cả tướng thần