Tứ Như Ý Túc còn gọi là Tứ Thần Túc Tứ Như Ý Túc là bốn điều ước nguyện phải đạt được kết quả đầy đủ như ý
Tứ Như Ý Túc

Tứ Như Ý Túc còn gọi là Tứ Thần Túc. Tứ Như Ý Túc là bốn điều ước nguyện phải đạt được kết quả đầy đủ như ý
Con người, hầu như, ai cũng biết và chấp nhận rằng : cuộc đời của chính mình, luôn luôn, bị ràng buộc, lôi cuốn vào trong vòng phiền não, lưu chuyển của trần lao, từng phút, từng giây, mà không thể chối bỏ hay thoát ly khỏi sự khống chế này một cách dễ dàng.

Tứ Niệm Xứ giúp cho người tu tập tỉnh thức được giá trị căn bản đích thực của Thân, Thọ, Tâm, Pháp, và ngăn chặn những sự sinh hoạt của các phiền não tham dục chấp trước.

Tứ Chánh Cần giúp cho người tu tập, chuyên cần hành trì một cách chân chánh, để trợ duyên cho các hạt giống thiện trong Tâm Thức, và cùng phát triển tất cả hạnh lành khác của Bồ Tát Hạnh.

Tứ Như Ý Túc còn gọi là Tứ Thần Túc. Tứ Như Ý Túc là bốn điều ước nguyện phải đạt được kết quả đầy đủ như ý. Mặc dù Tứ Như Ý Túc có nhiều cách giải thích, trình bày cách khác nhau trong những kinh luận, nhưng chung quy không ngoài những nội dung dưới đây :

Dục Như Ý Túc : khi phát nguyện thọ trì, thì bất cứ giá nào phải đạt cho được như ý. Dục ở đây chỉ cho ước muốn, và nên phân biệt rõ ràng những mong muốn này với giải thoát hay vô minh?

Tinh Tấn Như Ý Túc : tinh tấn giữ gìn tư tưởng tốt, loại bỏ tư tưởng xấu, một cách nhất tâm để đạt đến kết quả viên mãn như ý. Đây là điều kiện tốt nhất và thuận lợi nhất cho việc năng hóa giải tận gốc rễ các việc mập mờ, khiến con người hiểu biết sai lầm.

Tinh tấn siêng năng nổ lực không phải chỉ là sự hắng hái, bồng bột trong nhất thời, mà là sự thực tập không bao giờ gián đoạn. Trong kinh Di Giáo Đức Phật có nói : "...Như người dùi cây lấy lửa, cây chưa nóng đã thôi, tuy muốn được lửa, nhưng khó thể được".

Tư Duy Như Ý Túc : nghiên cứu đạo lý và tư duy hay quán chiếu yếu chỉ của các pháp môn tu tập một cách thông suốt như ý muốn, như một người nói tiếng mẹ đẻ của mình không cần ý để ý đến việc tìm chữ, để diễn đạt tư tưởng, nhưng nói không sai một chữ. Đức Phật có nói trong kinh Di giáo : " Chú tâm vào một chỗ, không việc gì không thành".

Niệm Như Ý Túc hay Thiền Định Như Ý Túc : khi tu tập phải dùng trí tuệ quán sát tư duy lý pháp mình đang tu và, nhờ đó mà định phát sinh. Khi định đã có thì định tuệ quân bình. Khi quán trí này do định phát sanh thì, trí này là tịnh trí, chính vì nhờ tịnh cho nên nó có thể thông đạt thật nghĩa của các pháp trong vũ trụ một cách như thật.

Nếu gió không thổi, nước không chảy, mặt trời không mọc lên và lặn xuống, tất cả vạn vật đều dừng thì đây là sự bất động cũa vũ trụ. Trong việc tu hành, nếp sống đạo là nếp sống luôn luôn tỉnh thức, không buông trôi, không phóng túng. Cái gương mà Đức Phật nói, không phải là cái gương soi mặt, mà là cái gương tâm hồn soi chiếu lại mọi ý nghĩ, lời nói và việc làm của mình.

Về Menu

tứ như ý túc tu nhu y tuc tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Nhớ tháng Giêng Kinh 1 mười hai nhân duyên cải tạo và xây mới các công trình tín thoi phap thuyet giang cho mot cu gia sap lam an cu Dấu ngắm nhìn những ngôi chùa độc đáo ở hành nguoi ấn ç æŒ 大法寺 愛西市 若我說天地 Nên ăn nhiều rau củ quả để giảm tam kinh thoi dai cuộc đời thánh tăng ananda phần 6 hoÃ Æ công đức phóng sanh 赞观音文 ton giao o viet nam chiếc lá về nguồn บทสวดพาห งมหากา ngam nhin nhung ngoi chua doc dao o thai lan cai chet lÃÅ ï¾ ï½½ Phương Tây chuộng chữa bệnh bằng cach Bơi lội tốt cho sức khỏe và hoạt ト妥 20 điều đại tu dưỡng trong đời Các loại đậu không phải là thực phẩm บวช người cha tốt chính là thầy hiệu GiẠcon duong phat trien tam linh Ăn Tết ở nơi mô an chay voi dau hu xao kim chi dien tín và tuệ trong thiền bình tĩnh trước những khen chê của 8 điều dễ và khó của kiếp người phuoc bau hien tien Bệnh nhược cơ dễ gây tử vong 山地剝 高島 白話 ón mười điều tâm niệm tinh thần trách nhiệm lam the nao de khong tro thanh nan nhan tu nhung