Tứ Như Ý Túc còn gọi là Tứ Thần Túc Tứ Như Ý Túc là bốn điều ước nguyện phải đạt được kết quả đầy đủ như ý
Tứ Như Ý Túc

Tứ Như Ý Túc còn gọi là Tứ Thần Túc. Tứ Như Ý Túc là bốn điều ước nguyện phải đạt được kết quả đầy đủ như ý
Con người, hầu như, ai cũng biết và chấp nhận rằng : cuộc đời của chính mình, luôn luôn, bị ràng buộc, lôi cuốn vào trong vòng phiền não, lưu chuyển của trần lao, từng phút, từng giây, mà không thể chối bỏ hay thoát ly khỏi sự khống chế này một cách dễ dàng.

Tứ Niệm Xứ giúp cho người tu tập tỉnh thức được giá trị căn bản đích thực của Thân, Thọ, Tâm, Pháp, và ngăn chặn những sự sinh hoạt của các phiền não tham dục chấp trước.

Tứ Chánh Cần giúp cho người tu tập, chuyên cần hành trì một cách chân chánh, để trợ duyên cho các hạt giống thiện trong Tâm Thức, và cùng phát triển tất cả hạnh lành khác của Bồ Tát Hạnh.

Tứ Như Ý Túc còn gọi là Tứ Thần Túc. Tứ Như Ý Túc là bốn điều ước nguyện phải đạt được kết quả đầy đủ như ý. Mặc dù Tứ Như Ý Túc có nhiều cách giải thích, trình bày cách khác nhau trong những kinh luận, nhưng chung quy không ngoài những nội dung dưới đây :

Dục Như Ý Túc : khi phát nguyện thọ trì, thì bất cứ giá nào phải đạt cho được như ý. Dục ở đây chỉ cho ước muốn, và nên phân biệt rõ ràng những mong muốn này với giải thoát hay vô minh?

Tinh Tấn Như Ý Túc : tinh tấn giữ gìn tư tưởng tốt, loại bỏ tư tưởng xấu, một cách nhất tâm để đạt đến kết quả viên mãn như ý. Đây là điều kiện tốt nhất và thuận lợi nhất cho việc năng hóa giải tận gốc rễ các việc mập mờ, khiến con người hiểu biết sai lầm.

Tinh tấn siêng năng nổ lực không phải chỉ là sự hắng hái, bồng bột trong nhất thời, mà là sự thực tập không bao giờ gián đoạn. Trong kinh Di Giáo Đức Phật có nói : "...Như người dùi cây lấy lửa, cây chưa nóng đã thôi, tuy muốn được lửa, nhưng khó thể được".

Tư Duy Như Ý Túc : nghiên cứu đạo lý và tư duy hay quán chiếu yếu chỉ của các pháp môn tu tập một cách thông suốt như ý muốn, như một người nói tiếng mẹ đẻ của mình không cần ý để ý đến việc tìm chữ, để diễn đạt tư tưởng, nhưng nói không sai một chữ. Đức Phật có nói trong kinh Di giáo : " Chú tâm vào một chỗ, không việc gì không thành".

Niệm Như Ý Túc hay Thiền Định Như Ý Túc : khi tu tập phải dùng trí tuệ quán sát tư duy lý pháp mình đang tu và, nhờ đó mà định phát sinh. Khi định đã có thì định tuệ quân bình. Khi quán trí này do định phát sanh thì, trí này là tịnh trí, chính vì nhờ tịnh cho nên nó có thể thông đạt thật nghĩa của các pháp trong vũ trụ một cách như thật.

Nếu gió không thổi, nước không chảy, mặt trời không mọc lên và lặn xuống, tất cả vạn vật đều dừng thì đây là sự bất động cũa vũ trụ. Trong việc tu hành, nếp sống đạo là nếp sống luôn luôn tỉnh thức, không buông trôi, không phóng túng. Cái gương mà Đức Phật nói, không phải là cái gương soi mặt, mà là cái gương tâm hồn soi chiếu lại mọi ý nghĩ, lời nói và việc làm của mình.

Về Menu

tứ như ý túc tu nhu y tuc tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

即刻往生西方 宾州费城智开法师的庙 佛陀会有情绪波动吗 Hồi Dù Chùa Vĩnh Nghiêm 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 燃指供佛 chiến thắng lòng ganh ghét và tánh vị Hải Dương Tưởng niệm Tổ sư Thông bÃƒÆ o ร บอ ปก  hoc khói potala palace and jokhang temple Chua huyền Tuệ giác vô thường lối 弘忍 同朋会運動 北海道 評論家 pháp Nhiều 空寂 Đi トO pham thien phat giao đừng 自悟得度先度人 VÃ Æ Gỏi trái sung la i ve oi gio heo may lá ƒ 除淫欲咒 Đổ mồ hôi nhiều là biểu hiện của nghi tu trai tim ở đây tôi không nói những gì cao siêu 機十心 中国渔民到底有多强 ngu gói 四十二章經全文 築地本願寺 盆踊り hoà phương tiện vào cửa tham thiền Khi ăn nên nhai kỹ Đồ Nam Tử Nguyễn Trọng Thuật 一念心性 是