Tứ Như Ý Túc còn gọi là Tứ Thần Túc Tứ Như Ý Túc là bốn điều ước nguyện phải đạt được kết quả đầy đủ như ý
Tứ Như Ý Túc

Tứ Như Ý Túc còn gọi là Tứ Thần Túc. Tứ Như Ý Túc là bốn điều ước nguyện phải đạt được kết quả đầy đủ như ý
Con người, hầu như, ai cũng biết và chấp nhận rằng : cuộc đời của chính mình, luôn luôn, bị ràng buộc, lôi cuốn vào trong vòng phiền não, lưu chuyển của trần lao, từng phút, từng giây, mà không thể chối bỏ hay thoát ly khỏi sự khống chế này một cách dễ dàng.

Tứ Niệm Xứ giúp cho người tu tập tỉnh thức được giá trị căn bản đích thực của Thân, Thọ, Tâm, Pháp, và ngăn chặn những sự sinh hoạt của các phiền não tham dục chấp trước.

Tứ Chánh Cần giúp cho người tu tập, chuyên cần hành trì một cách chân chánh, để trợ duyên cho các hạt giống thiện trong Tâm Thức, và cùng phát triển tất cả hạnh lành khác của Bồ Tát Hạnh.

Tứ Như Ý Túc còn gọi là Tứ Thần Túc. Tứ Như Ý Túc là bốn điều ước nguyện phải đạt được kết quả đầy đủ như ý. Mặc dù Tứ Như Ý Túc có nhiều cách giải thích, trình bày cách khác nhau trong những kinh luận, nhưng chung quy không ngoài những nội dung dưới đây :

Dục Như Ý Túc : khi phát nguyện thọ trì, thì bất cứ giá nào phải đạt cho được như ý. Dục ở đây chỉ cho ước muốn, và nên phân biệt rõ ràng những mong muốn này với giải thoát hay vô minh?

Tinh Tấn Như Ý Túc : tinh tấn giữ gìn tư tưởng tốt, loại bỏ tư tưởng xấu, một cách nhất tâm để đạt đến kết quả viên mãn như ý. Đây là điều kiện tốt nhất và thuận lợi nhất cho việc năng hóa giải tận gốc rễ các việc mập mờ, khiến con người hiểu biết sai lầm.

Tinh tấn siêng năng nổ lực không phải chỉ là sự hắng hái, bồng bột trong nhất thời, mà là sự thực tập không bao giờ gián đoạn. Trong kinh Di Giáo Đức Phật có nói : "...Như người dùi cây lấy lửa, cây chưa nóng đã thôi, tuy muốn được lửa, nhưng khó thể được".

Tư Duy Như Ý Túc : nghiên cứu đạo lý và tư duy hay quán chiếu yếu chỉ của các pháp môn tu tập một cách thông suốt như ý muốn, như một người nói tiếng mẹ đẻ của mình không cần ý để ý đến việc tìm chữ, để diễn đạt tư tưởng, nhưng nói không sai một chữ. Đức Phật có nói trong kinh Di giáo : " Chú tâm vào một chỗ, không việc gì không thành".

Niệm Như Ý Túc hay Thiền Định Như Ý Túc : khi tu tập phải dùng trí tuệ quán sát tư duy lý pháp mình đang tu và, nhờ đó mà định phát sinh. Khi định đã có thì định tuệ quân bình. Khi quán trí này do định phát sanh thì, trí này là tịnh trí, chính vì nhờ tịnh cho nên nó có thể thông đạt thật nghĩa của các pháp trong vũ trụ một cách như thật.

Nếu gió không thổi, nước không chảy, mặt trời không mọc lên và lặn xuống, tất cả vạn vật đều dừng thì đây là sự bất động cũa vũ trụ. Trong việc tu hành, nếp sống đạo là nếp sống luôn luôn tỉnh thức, không buông trôi, không phóng túng. Cái gương mà Đức Phật nói, không phải là cái gương soi mặt, mà là cái gương tâm hồn soi chiếu lại mọi ý nghĩ, lời nói và việc làm của mình.

Về Menu

tứ như ý túc tu nhu y tuc tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

thuat vi sao song tu te voi nguoi khac ma luon gap canh vì sao sống tử tế với người khác mà å quan diem cua nguoi phat tu ve ham nong toan cau 度母观音 功能 使用方法 quan điểm của người phật tử về hâm phía sau văn bản đời người 弥陀寺巷 Số người tử vong vì Alzheimer ngày càng Ly tán giữa vàng son sau dieu nguoi an chay can phai biet 佛经讲 男女欲望 phật hoàng trần nhân tông linh hồn của phat thuyet ve cong hanh nguoi xuat gia phật thuyết về công hạnh người xuất 与佛文化有关的字词常见 su menh nguoi phat tu doi voi dan toc va dao phap 因地不真 果招迂曲 happy sứ mệnh người phật tử đối với dân quan diem cua phat giao ve su cham soc nguoi benh Khuyên đờitiến đạo quan điểm của phật giáo về sự chăm nguoi trăng Nam mô a di đà Phật 必使淫心身心具断 世界悉檀 Nhìn 禅诗精选 Vit 一息十念 饿鬼 描写 Nụ cười của người đàn ông khuyết phâ t da y vê Pháp Phật nói xấu người khác những hậu quả và 緣境發心 觀想書 noi xau nguoi khac nhung hau qua va cach chuyen linh cảm ứng quán thế gieo hạt Vài nhung hau qua cua viec noi xau nguoi khac va cach 迴向 意思 những hậu quả của việc nói xấu 曹村村 phan nguoi qua that long dong 仏壇 通販 nhung nguoi nu xuat gia tu phat co chung duoc những người nữ xuất gia tu phật có モダン仏壇 อธ ษฐานบารม