Tứ Như Ý Túc còn gọi là Tứ Thần Túc Tứ Như Ý Túc là bốn điều ước nguyện phải đạt được kết quả đầy đủ như ý
Tứ Như Ý Túc

Tứ Như Ý Túc còn gọi là Tứ Thần Túc. Tứ Như Ý Túc là bốn điều ước nguyện phải đạt được kết quả đầy đủ như ý
Con người, hầu như, ai cũng biết và chấp nhận rằng : cuộc đời của chính mình, luôn luôn, bị ràng buộc, lôi cuốn vào trong vòng phiền não, lưu chuyển của trần lao, từng phút, từng giây, mà không thể chối bỏ hay thoát ly khỏi sự khống chế này một cách dễ dàng.

Tứ Niệm Xứ giúp cho người tu tập tỉnh thức được giá trị căn bản đích thực của Thân, Thọ, Tâm, Pháp, và ngăn chặn những sự sinh hoạt của các phiền não tham dục chấp trước.

Tứ Chánh Cần giúp cho người tu tập, chuyên cần hành trì một cách chân chánh, để trợ duyên cho các hạt giống thiện trong Tâm Thức, và cùng phát triển tất cả hạnh lành khác của Bồ Tát Hạnh.

Tứ Như Ý Túc còn gọi là Tứ Thần Túc. Tứ Như Ý Túc là bốn điều ước nguyện phải đạt được kết quả đầy đủ như ý. Mặc dù Tứ Như Ý Túc có nhiều cách giải thích, trình bày cách khác nhau trong những kinh luận, nhưng chung quy không ngoài những nội dung dưới đây :

Dục Như Ý Túc : khi phát nguyện thọ trì, thì bất cứ giá nào phải đạt cho được như ý. Dục ở đây chỉ cho ước muốn, và nên phân biệt rõ ràng những mong muốn này với giải thoát hay vô minh?

Tinh Tấn Như Ý Túc : tinh tấn giữ gìn tư tưởng tốt, loại bỏ tư tưởng xấu, một cách nhất tâm để đạt đến kết quả viên mãn như ý. Đây là điều kiện tốt nhất và thuận lợi nhất cho việc năng hóa giải tận gốc rễ các việc mập mờ, khiến con người hiểu biết sai lầm.

Tinh tấn siêng năng nổ lực không phải chỉ là sự hắng hái, bồng bột trong nhất thời, mà là sự thực tập không bao giờ gián đoạn. Trong kinh Di Giáo Đức Phật có nói : "...Như người dùi cây lấy lửa, cây chưa nóng đã thôi, tuy muốn được lửa, nhưng khó thể được".

Tư Duy Như Ý Túc : nghiên cứu đạo lý và tư duy hay quán chiếu yếu chỉ của các pháp môn tu tập một cách thông suốt như ý muốn, như một người nói tiếng mẹ đẻ của mình không cần ý để ý đến việc tìm chữ, để diễn đạt tư tưởng, nhưng nói không sai một chữ. Đức Phật có nói trong kinh Di giáo : " Chú tâm vào một chỗ, không việc gì không thành".

Niệm Như Ý Túc hay Thiền Định Như Ý Túc : khi tu tập phải dùng trí tuệ quán sát tư duy lý pháp mình đang tu và, nhờ đó mà định phát sinh. Khi định đã có thì định tuệ quân bình. Khi quán trí này do định phát sanh thì, trí này là tịnh trí, chính vì nhờ tịnh cho nên nó có thể thông đạt thật nghĩa của các pháp trong vũ trụ một cách như thật.

Nếu gió không thổi, nước không chảy, mặt trời không mọc lên và lặn xuống, tất cả vạn vật đều dừng thì đây là sự bất động cũa vũ trụ. Trong việc tu hành, nếp sống đạo là nếp sống luôn luôn tỉnh thức, không buông trôi, không phóng túng. Cái gương mà Đức Phật nói, không phải là cái gương soi mặt, mà là cái gương tâm hồn soi chiếu lại mọi ý nghĩ, lời nói và việc làm của mình.

Về Menu

tứ như ý túc tu nhu y tuc tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

無分別智 住相 quyt 福智恆 書籍 Mười cách tạo phước lành An trú bây giờ giup do tu hoc 人鬼和 chương v khương tăng hội Tứ chanh ngu trong phat giao Tâm tình của Phật tử trong đêm hoc thơ Bông đức phật của tuổi thơ 3 nghệ sĩ chia sẻ chuyện ăn chay Thức ăn ngon nhờ có tình thương 念空王啸 반야심경무료듣기 彿日 不說 般若心経 読み方 区切り Đủ 菩提 muoi Ăn chay ngày ấy Hiến HoẠCông đức 能令增长大悲心故出自哪里 khủng 閩南語俗語 無事不動三寶 Phật giáo æ ä½ å Học 南懷瑾 cậu Về Lời phật dậy 唐朝的慧能大师 ペット葬儀 おしゃれ 梵僧又说 我们五人中 Đạo nåç ï¾ ï½½ 人生七苦 má ³ bÃn tanh khong