Cuộc trò chuyện với vị bác sĩ 72 tuổi vừa cho ra mắt Thấp thoáng lời kinh...

Tác giả Đỗ Hồng Ngọc:

Tự tại hơn, để từ bi hơn...

TTCT trò chuyện với vị bác sĩ 72 tuổi vừa cho ra mắt Thấp thoáng lời kinh (Phương Nam và NXB Hội Nhà Văn) - cuốn sách thứ 34 và là cuốn tùy bút thứ 15 sau rất nhiều cuốn tùy bút được tái bản liên tục của ông...

Bác sĩ - tác giả Đỗ Hồng Ngọc ký tặng độc giả hâm mộ
trong buổi ra mắt tập sách Thấp thoáng lời kinh - Ảnh: Đỗ Thu Thảo

* Nhìn lại kệ sách mang tên Ðỗ Hồng Ngọc, nếu chỉ chọn duy nhất một cuốn để mang theo bên mình, ông sẽ chọn cuốn gì? Và đâu là cuốn mà ông mong có nhiều người đọc nhất?

- Nếu chỉ chọn một cuốn thôi để mang theo bên mình, tôi sẽ chọn Thấp thoáng lời kinh, vì đó là từ những lời Phật dạy để có thể sống hạnh phúc và sẻ chia được với người khác. Từ những "thấp thoáng" buổi ban đầu này, tôi hi vọng có thể đào sâu thêm, "hành thâm" thêm, để từ đó nhận ra những huyền vi đằng sau những câu chữ mà tôi gọi là "lấp lánh ánh vàng". Còn cuốn mà tôi mong nhiều người đọc nhất lại là cuốn Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng.

Tại sao ư? Tại vì nó giúp các bà mẹ nuôi con một cách "sảng khoái", bớt đi những lo âu, sợ hãi, hoang mang... trong thời buổi hiện nay!

* Những bạn đọc "theo dõi" kỹ Ðỗ Hồng Ngọc có thể thấy ông đã cảm nghiệm và ứng dụng vào đời sống của mình nhiều lời Phật dạy để có thể thiết lập một đời sống an lạc. Nếu phải kê một toa thuốc đặc trị bằng ngôn từ cho những người cho rằng họ "không hạnh phúc", bác sĩ sẽ kê toa thế nào?

- Không hạnh phúc chính là "chất liệu" của hạnh phúc. Phải trải nghiệm "không hạnh phúc" rồi mới nhận ra hạnh phúc. Hạnh phúc rất đơn sơ. Vấn đề là nhận ra. Nó quanh ta mà nhiều khi ta không thấy. Đến khi "mất hạnh phúc" rồi ta mới nhận ra. Cũng như tình yêu vậy. Tình yêu là gì không biết, nhưng khi mất tình yêu thì sẽ nhận ra. Biết sống ở đâybây giờ, nghĩa là biết sống trong hiện tại, biết nhận ra vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh chính là "thường lạc ngã tịnh", biết sống với tâm từ bi hỉ xả thì sẽ thấy được hạnh phúc.

Ở mặt khác, chân thành, tôn trọng thấu cảm là những nguyên tắc sống cho người bạn trẻ để tìm thấy hạnh phúc. Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh, như câu hát của Trịnh Công Sơn? Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa Chất lượng cuộc sống là một cảm nhận rất chủ quan của mỗi người từ trong nền văn hóa của họ...

* Ông vừa nhắc đến "nguyên tắc" tôn trọng. Trong Thấp thoáng lời kinh, ông cũng nhắc đến Bồ Tát Thường Bất Khinh mà ông "dịch" là Bồ Tát Luôn Tôn Trọng. Trong thời buổi mà con người không ngại gây tổn thương nhau, ông có nghĩ đây là vị Bồ Tát mọi người cần nghĩ đến nhất không? 

- Đúng đó. Tôn trọng là chấp nhận, là không phân biệt đối xử. Mỗi người đều có nhân phẩm riêng của mình, cần phải được tôn trọng. Một khi mình tôn trọng người khác thì người khác cũng tôn trọng mình. Khi biết tôn trọng nhau thì dễ lắng nghe nhau và hiểu nhau. Mà có "hiểu" thì mới "thương" phải không?

* Ông từng nói "Kẻ làm thầy thuốc có thể chữa được cái đau mà không chữa được cái khổ". Trong buổi ra mắt cuốn sách Thấp thoáng lời kinh mới đây, nhiều bạn đọc chia sẻ những quyển sách của ông đã giúp họ nhận diện chính mình, tìm cách đối diện với nỗi đau, nỗi khổ... Phải chăng đó cũng là một động lực để ông không ngừng "chữa bệnh" qua những trang viết?

- Hình như không có một thứ gọi là "động lực" nào ở đây cả mà chỉ là sự chia sẻ, gần gũi, tùy duyên. Như tôi từng nói, tôi viết trước hết là để "tự chữa bệnh" cho mình, sau đó mới sẻ chia cùng bè bạn, những người "đồng bệnh tương lân". Bè bạn, có thể là những người đã có tuổi nhưng cũng có thể là những người còn rất trẻ, miễn là họ cùng có một thứ bệnh như nhau...

* Ðã có hàng trăm câu hỏi đặt ra cho bác sĩ, nhà văn, nhà thơ... Ðỗ Hồng Ngọc. Nhưng thưa ông, câu hỏi nào ông thường đặt ra cho mình nhất, trong nghề y cũng như trong cuộc sống hằng ngày?

- Tôi thường tự hỏi: Tôi khác gì tôi xưa? Xưa là hôm qua, là mười năm trước... Tôi thấy hình như tôi biết thở hơn (chánh niệm), biết ăn và biết... ngủ hơn (kham nhẫn, tri túc). Tóm lại, nhờ tự hỏi như vậy, tôi dần biết "tự tại" hơn. Và từ đó, "từ bi" với mình và với người hơn!

* Là một người rất yêu thơ, ông có thể đọc tặng độc giả Tuổi Trẻ Cuối Tuần bài thơ mới nhất?

- Bài thơ mới nhất... thì chưa có. Ngày rằm tháng bảy, lễ Vu lan, tôi có viết mấy câu không biết có phải là thơ không nữa:

Bông hồng cho mẹ

Con cài bông hoa trắng
Dành cho mẹ đóa hồng
Mẹ nhớ gài lên ngực
Ngoại chờ bên kia sông...

* Cảm ơn ông.

Linh Thoại thực hiện (Theo TTCT)


Về Menu

Tự tại hơn, để từ bi hơn...

kỷ niệm 20 năm ngày ni trưởng diệu 腳底筋膜炎治療 nay ไๆาา แากกา điều gì quan trọng nhất trong cuộc võ 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 å hÏa 市町村別寺院数順位 墓地の販売と購入の注意点 度母观音 功能 使用方法 ประสบแต ความด mất Cỗ chay Hà Nội Nét văn hóa tâm linh 佛教算中国传统文化吗 mười lăm điều đáng để suy ngẫm trong 梁皇忏法事 色登寺供养 随喜 Y tế cho Hội nghị Sakyadhita lần thứ 11 閼伽坏的口感 いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 Làm thế nào để phòng tránh bệnh tim 浄土宗 2006 video so luoc tieu su ht thich tri tinh 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 thổ 鎌倉市 霊園 文殊 七五三 大阪 供灯的功德 築地本願寺 盆踊り りんの音色 Hà thủ ô Thật giả lẫn lộn 香炉とお香 別五時 是針 簡単便利 戒名授与 水戸 陈光别居士 có tình yêu nào hơn tình yêu của cha và 佛教書籍 曹洞宗総合研究センター 每年四月初八 さいたま市 氷川神社 七五三 อธ ษฐานบารม お仏壇 お供え คนเก ยจคร าน con đường sanh tử và con đường bất hoẠ蒋川鸣孔盈 qua 大法寺 愛西市 お墓参り