Tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng là một công trình kiến trúc tôn giáo, Tu viện Bát Nhã nằm trên khu đồi rộng khoảng 25ha, thuộc Damb ri Bảo Lộc Lâm Đồng
Tu viện Bát Nhã

Tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng là một công trình kiến trúc tôn giáo, Tu viện Bát Nhã nằm trên khu đồi rộng khoảng 25ha, thuộc Damb'ri - Bảo Lộc - Lâm Đồng. Được bắt đầu xây dựng từ năm 1994 đến 2002 thì hoàn thành. Và kể từ sau năm 2005, Bát Nhã đã được mở rộng đồng thời xây mới thêm nhiều cơ sở vật chất phục vụ cho việc tu học, thiện nguyện... Nhưng cái tu viện nằm giữa mênh mông đồi chè và bạt ngàn thông xanh lẫn tiếng suối chảy róc rách này, giờ đây đã không còn được bình yên...

Đường đến tu viện Bát Nhã: Từ thị xã Bảo Lộc, đi hướng khu du lịch thác Đambri khoảng 15 cây số, nhìn bên tay trái bạn sẽ thấy Tu viện.


Thiền Viện Bát Nhã toạ lạc gần thác Đambri, là một ngôi chùa lớn nằm hẳn bên một ngọn đồi , bên kia là một đồi trà, bên dưới có 3 thác nước và suối thật đẹp và yên tĩnh. Bát Nhã là tên phiên âm từ chữ Prajnâ trong tiếng Sanskrit (Ấn Độ cổ) có nghĩa là trí tuệ. Đến đây du khách sẽ tìm được cho mình một cõi tĩnh lặng, trầm tư. Nếu theo lối tam quan, du khách lên tới chánh điện.




Từ thị xã Bảo Lộc, đi hướng khu du lịch thác Đambri khoảng 15km, nhìn bên tay trái bạn sẽ thấy Thiền Viện. Nếu theo lối tam quan, du khách sẽ có được những phút giây tĩnh lặng khi chậm rãi men theo từng bậc đá rêu phong lên tới chánh điện.



Nhưng nếu đi theo cổng phụ, nơi có tảng đá khắc tên Bát Nhã bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, tiếng Sanskrit... để dẫn lối vào tu viện, du khách sẽ bước vào một rừng thông dịu mát để đến nhà khách. Có những buổi sớm, khi sương chưa kịp tan, còn đọng lung linh nơi đầu ngọn lá, cứ như những giọt ngọc đẹp tinh khiết đến tuyệt vời.


Qua khỏi nhà khách, bạn sẽ ngạc nhiên và thích thú không ngờ khi bắt gặp một khu thác suối nhân tạo ngay ở trung tâm Thiền Viện. Nơi đây có đá tảng trầm mặc, có mơn mởn cỏ xanh, có tiếng nước róc rách và có sự an lành trong tâm.




Bạn cũng sẽ vô cùng thích thú khi từ nhà khách bước xuống những bậc tam cấp để xuống chánh điện. Do vận dụng thế đất dốc của đồi nên khoảng cách giữa hai nơi khá cao và được xây thành tường đá với những trụ đèn lồng mang nét cổ điển phương Tây làm bạn cứ ngỡ như mình đang lạc bước ở trời Âu.


Ngay trước thiền đường này là một công trình đầy ý nghĩa và thu hút lòng người: công viên mang tên Bông hồng cài áo được tạo dáng như một đoá hoa hồng mà mỗi thảm hoa cỏ chính là một cánh hoa. Tại trung tâm là tượng đài một người mẹ đang dắt tay hai con hướng về phía trước, được tạc bằng đá trắng, dáng vẻ rạng ngời hạnh phúc.




Vào lúc sáng sớm, du khách còn có thể tham dự buổi thiền hành cùng với các thiền sinh khác tại đây. Mọi người sẽ chầm chậm bước theo lối đi ven đồi, men theo bờ thác suối, giữ cho lòng thanh lặng. Không khí trong lành và thiên nhiên tươi đẹp chung quanh sẽ đem lại cho du khách những phút giây yên bình trong tâm hồn.


Từ thị xã Bảo Lộc, đi hướng khu du lịch thác Đambri khoảng 15 cây số, nhìn bên tay trái bạn sẽ thấy Tu viện. Đến thiền viện Bát Nhã, với khí hậu vùng cao nguyên thường trở lạnh về đêm và sáng sớm,ngắm nhìn  nhìn một xứ xở sương mù đầy quyến rũ, cùng dạo bước trong buổi thiền hành với các thiền sinh khác. Buổi thiền hành vào lúc sáng sớm này, chầm chậm bước theo lối đi ven đồi, men theo bờ thác suối, giữ cho lòng thanh lặng, cùng không khí trong lành và thiên nhiên tươi đẹp chung quanh, sẽ đem lại cho du khách những phút giây yên bình trong tâm hồn.

 

Về Menu

tu viện bát nhã tu vien bat nha tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

cua 閼伽坏的口感 Bệnh nấc cụt Hiccup 10 bài học về kỹ năng tự học từ trở そうとうしゅう 山風蠱 高島 無量義經 妙性本空 无有一法可得 cổ お墓のお手入れ方法 そうとうぜん Chua Ñ 20 to xa da da jayata niem vui cua nguoi tinh thuc 因地不真 果招迂曲 น ทานชาดก 涅槃御和讃 氣和 菩提阁官网 điều 天眼通 意味 thân 乾九 Chà nh bước hoà 蹇卦详解 cửa Giậ Phụ nữ sau khi sinh nên tập thể dục chua hoa nghiem ÄÆ đi cũng là về 永宁寺 佛陀会有情绪波动吗 佛教中华文化 Trà ngày tết nói về hai mươi bốn loài hoa đêm thành đạo ฟ งพระสวด นต ภาสาอ Chợ 加持 khóa tu một ngày sinh vên hướng về 中国渔民到底有多强 Mùa thu đang trôi qua VÃ Æ chùa dược sư 閩南語俗語 無事不動三寶