GNO - Có nhiều cách biểu đạt sự giận dữ như thay đổi giọng nói, tốc độ nói nhanh hơn, nói to hơn...

Tức giận là kẻ thù của sức khỏe

GNO - Có bao giờ bạn để ý đến tác động của giao tiếp đối với sức khỏe chưa? Mỗi ngày chúng ta trải qua nhiều cuộc đối thoại, dù dài hay ngắn nhưng khi có bất ổn xuất hiện (dù là chỉ trong tích tắc) thì nhịp tim của bạn cũng sẽ tăng nhanh. Tiếp đó, huyết áp, cholesterol và đường huyết cũng tăng theo.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng stress gây ra hoặc thúc đẩy hơn 90% bệnh tật. Dưới tình trạng stress kéo dài, chúng ta sẽ trở nên nhạy cảm hơn với các chứng bệnh như đau đầu, các vấn đề tiêu hóa, tiểu đường và bệnh tim mạch.

tuc gian.jpg
Tức giận sẽ có hại cho thân-tâm

Có nhiều cách biểu đạt sự giận dữ như thay đổi giọng nói, tốc độ nói nhanh hơn, nói to hơn,… Có người giậm chân thật mạnh, giơ tay múa chân, đóng sầm cửa, văng tục, chửi đổng,…

Mặt khác, có khi sự biểu hiện của cơn giận lại “tinh tế” hơn. Thay vì tham gia trò chuyện trong bữa ăn tối, bạn lại nín thinh, không nói một lời nào cả. Số khác biểu hiện giận dữ bằng sự trả đũa, nguyền rủa hoặc chọn một “lộ trình êm ái” hơn, cố tình làm cho cuộc sống của người người mình tị hiềm khó khăn hơn.

Về phương diện thể chất, nếu không kiểm soát được tức giận sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe như chất lượng giấc ngủ, huyết áp cao, đột quỵ,… Nguy hại hơn, khoa học đã chứng minh giận dữ kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và gây tử vong sớm.

Phản hồi với cơn tức giận như thế nào?

Tức giận không phải là cảm xúc sơ khởi. Nó là biểu hiện tiếp theo hay là sự “trá hình” của tổn thương hoặc sợ hãi. Quan trọng nhất là cần tìm cho ra nguyên nhân, căn cơ của sự tức giận để xử lý nó. Nhìn chung, bản thân cảm xúc không tốt cũng không xấu, về mặt bản chất. Có thể nói, cảm xúc là “dấu chỉ” mạnh mẽ về cách chúng ta đang kết nối với trải nghiệm trong cuộc sống tại một khoảnh khắc đặc biệt nào đó.

Khi ta bỏ qua sự tức giận hoặc lạm dụng nó thì nó đều có tác động đến sức khỏe. Nếu bỏ qua được thì có kết quả tích cực, còn ngược lại thì không. Điều cần lưu ý là tần suất (mức độ thường xuyên) và cường độ (mức độ) nổi giận của chúng ta như thế nào, chúng ta hành động ra sao khi giận dữ.

Dưới đây là một số cách chúng ta có thể phản hồi lại cơn giận, hơn là đáp trả khi bản thân mình giận dữ hoặc khi có sự giận dữ của người khác, như sau:

Biểu hiện sự giận dữ một cách lành mạnh

Nói rõ ràng chuyện gì đang xảy ra, sau đó tự hỏi bản thân mình muốn (cần) gì.

Ví dụ như: “Tôi cảm thấy hình như mình đang phản ứng tiêu cực. Chúng ta có thể nhắc lại điều bạn vừa nói không?”; hay “Tôi nghĩ mình nên im lặng và dừng lại ở đây. Tôi cần đi chạy bộ và chúng ta sẽ lại nói tiếp chuyện này trong bữa tối.”; hay “Đây là điều tôi mới biết. Tôi cần thời gian đến cuối tuần để suy nghĩ và xem rõ xem tôi sẽ làm gì tiếp theo.”.

 Phản hồi lại sự giận dữ của người khác

Cho họ biết bạn đang quan sát thấy những gì (các biểu hiện thể chất thay đổi của đối phương), cho họ biết cảm xúc hiện tại của bạn và thể hiện sự quan tâm.

Ví dụ như: “Khi cô ấy bước vào, em đứng dậy và bỏ ra ngoài. Hình như em khó chịu, có chuyện gì phải không?”; hay “Bạn đang biến giọng. Hình như bạn buồn hả, có chuyện gì sao?”; hay là “Em đang nói chuyện cộc lốc và nhìn xuống chứ không thèm nhìn anh. Em giận phải không, có chuyện gì sao?”

Trần Trọng Hiếu
(Theo Fox News)


Về Menu

Tức giận là kẻ thù của sức khỏe

Hớn Chuyện gì xảy ra khi bạn nhiễm độc thời pháp thuyết giảng cho một cụ già Bồi 五観の偈 曹洞宗 迴向 意思 bạn biết đó là gì 必使淫心身心具断 浄土宗 2006 市町村別寺院数順位 5 công dụng tuyệt vời của dầu 曹洞宗総合研究センター 12 cau hoi lon trong さいたま市 氷川神社 七五三 ไๆาา แากกา 文殊 Ä Ã³n ht tinh khong khang dinh ngai khong he noi nam 飞来寺 墓地の販売と購入の注意点 鎌倉市 霊園 度母观音 功能 使用方法 七五三 大津 蒋川鸣孔盈 五戒十善 truyền 市町村別寺院数 こころといのちの相談 浄土宗 phat 霊園 横浜 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 陈光别居士 ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 忍四 供灯的功德 äºŒä ƒæ 別五時 是針 梁皇忏法事 荐拔功德殊胜行 イス坐禅のすすめ 천태종 대구동대사 도산스님 佛教教學 Già bốn duyên và sáu 香炉とお香 墓 購入 父母呼應勿緩 事例 Đồng Tháp Húy kỵ Hòa thượng Hồng Kim 二哥丰功效 色登寺供养 随喜 สต