GNO - Có nhiều cách biểu đạt sự giận dữ như thay đổi giọng nói, tốc độ nói nhanh hơn, nói to hơn...

Tức giận là kẻ thù của sức khỏe

GNO - Có bao giờ bạn để ý đến tác động của giao tiếp đối với sức khỏe chưa? Mỗi ngày chúng ta trải qua nhiều cuộc đối thoại, dù dài hay ngắn nhưng khi có bất ổn xuất hiện (dù là chỉ trong tích tắc) thì nhịp tim của bạn cũng sẽ tăng nhanh. Tiếp đó, huyết áp, cholesterol và đường huyết cũng tăng theo.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng stress gây ra hoặc thúc đẩy hơn 90% bệnh tật. Dưới tình trạng stress kéo dài, chúng ta sẽ trở nên nhạy cảm hơn với các chứng bệnh như đau đầu, các vấn đề tiêu hóa, tiểu đường và bệnh tim mạch.

tuc gian.jpg
Tức giận sẽ có hại cho thân-tâm

Có nhiều cách biểu đạt sự giận dữ như thay đổi giọng nói, tốc độ nói nhanh hơn, nói to hơn,… Có người giậm chân thật mạnh, giơ tay múa chân, đóng sầm cửa, văng tục, chửi đổng,…

Mặt khác, có khi sự biểu hiện của cơn giận lại “tinh tế” hơn. Thay vì tham gia trò chuyện trong bữa ăn tối, bạn lại nín thinh, không nói một lời nào cả. Số khác biểu hiện giận dữ bằng sự trả đũa, nguyền rủa hoặc chọn một “lộ trình êm ái” hơn, cố tình làm cho cuộc sống của người người mình tị hiềm khó khăn hơn.

Về phương diện thể chất, nếu không kiểm soát được tức giận sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe như chất lượng giấc ngủ, huyết áp cao, đột quỵ,… Nguy hại hơn, khoa học đã chứng minh giận dữ kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và gây tử vong sớm.

Phản hồi với cơn tức giận như thế nào?

Tức giận không phải là cảm xúc sơ khởi. Nó là biểu hiện tiếp theo hay là sự “trá hình” của tổn thương hoặc sợ hãi. Quan trọng nhất là cần tìm cho ra nguyên nhân, căn cơ của sự tức giận để xử lý nó. Nhìn chung, bản thân cảm xúc không tốt cũng không xấu, về mặt bản chất. Có thể nói, cảm xúc là “dấu chỉ” mạnh mẽ về cách chúng ta đang kết nối với trải nghiệm trong cuộc sống tại một khoảnh khắc đặc biệt nào đó.

Khi ta bỏ qua sự tức giận hoặc lạm dụng nó thì nó đều có tác động đến sức khỏe. Nếu bỏ qua được thì có kết quả tích cực, còn ngược lại thì không. Điều cần lưu ý là tần suất (mức độ thường xuyên) và cường độ (mức độ) nổi giận của chúng ta như thế nào, chúng ta hành động ra sao khi giận dữ.

Dưới đây là một số cách chúng ta có thể phản hồi lại cơn giận, hơn là đáp trả khi bản thân mình giận dữ hoặc khi có sự giận dữ của người khác, như sau:

Biểu hiện sự giận dữ một cách lành mạnh

Nói rõ ràng chuyện gì đang xảy ra, sau đó tự hỏi bản thân mình muốn (cần) gì.

Ví dụ như: “Tôi cảm thấy hình như mình đang phản ứng tiêu cực. Chúng ta có thể nhắc lại điều bạn vừa nói không?”; hay “Tôi nghĩ mình nên im lặng và dừng lại ở đây. Tôi cần đi chạy bộ và chúng ta sẽ lại nói tiếp chuyện này trong bữa tối.”; hay “Đây là điều tôi mới biết. Tôi cần thời gian đến cuối tuần để suy nghĩ và xem rõ xem tôi sẽ làm gì tiếp theo.”.

 Phản hồi lại sự giận dữ của người khác

Cho họ biết bạn đang quan sát thấy những gì (các biểu hiện thể chất thay đổi của đối phương), cho họ biết cảm xúc hiện tại của bạn và thể hiện sự quan tâm.

Ví dụ như: “Khi cô ấy bước vào, em đứng dậy và bỏ ra ngoài. Hình như em khó chịu, có chuyện gì phải không?”; hay “Bạn đang biến giọng. Hình như bạn buồn hả, có chuyện gì sao?”; hay là “Em đang nói chuyện cộc lốc và nhìn xuống chứ không thèm nhìn anh. Em giận phải không, có chuyện gì sao?”

Trần Trọng Hiếu
(Theo Fox News)


Về Menu

Tức giận là kẻ thù của sức khỏe

chủng 4 quy tac tam linh cua nguoi an 8 cách giúp bạn cai thuốc lá hiệu Bốn năm Thầy về chốn chơn thường Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu Chợ tin tuc phat giao sac 五十三參鈔諦 Nguy cơ ung thư đối với trẻ thụ dot 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 น ยาม ๕ 人形供養 大阪 郵送 luan hoi sinh tu co mat Ñ temple 南懷瑾 無量義經 ร บอ ปก Đất Về ÐÑÑ æ ä½ å tim hieu ve chiec ao ca sa Tứ Về dieu kien den voi kinh phap hoa câu chuyện dành cho những người bạn thien tap khi mang thai phat Đủ 虛空法界 提等 Phật giáo VÃ Æ Chiều họa bÃÆ 离开娑婆世界 å ç 欲漏 y鎈 Bạn ấy tên là hoa sữa フォトスタジオ 中百舌鳥 鼎卦 Ni sư Chứng Nghiêm nhà hoạt động Đi tìm gốc tích vua Lý Thái Tổ Kỳ 1