Tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm (Hà Nội), đúng dịp lễ hội tưởng nhớ công ơn Thái hậu Ỷ Lan (từ 19 đến 21-2 ÂL), tượng đài thờ Bà đã được khánh thành. Việc làm này không chỉ giúp nhân dân thêm hiểu về một giai đoạn lịch sử của đất nước, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc và tôn vinh một danh nhân có công lớn, được nhân dân tôn vinh là Bà Tấm, là Quan Âm...

Tượng đài Thái hậu Ỷ Lan: Tôn vinh một nhân vật lịch sử đặc biệt dưới triều Lý

Tượng đài Thái hậu Ỷ Lan - Ảnh: Đức Nguyên
Quần thể đền thờ Thái hậu Ỷ Lan tại xã Dương Xá rộng chừng 3ha. Bên cạnh khu đền cũ rêu phong với tường gạch cổ, được giữ gìn chu đáo, gần như nguyên sơ (lần trùng tu lớn nhất vào năm 1612) thì những kiến trúc mới như: chùa, điện, sơn trang, khu nhà khách... được làm riêng biệt. Ngôi đền thờ có kiến trúc theo lối cung đình, thời Lý, có 72 cửa thuộc loại cổ nhất nước ta. Có giả thuyết cho rằng người đời sau lập đền thờ bà có 72 cửa là để sám hối việc bà đã bức tử Thái hậu Thượng Dương và 72 cung nữ theo hầu.

Trong chùa Linh Nhân Tư Kính dưới bệ thờ Phật hiện còn đôi sư tử được tạc từ một khối đá lớn, cao 1,2m; rộng 1,36m trong tư thế phủ phục, đường nét đặc biệt mềm mại. Đôi sư tử đang vờn ngọc, trên trán có trổ chữ Vương. Các chi tiết, họa tiết điêu khắc khiến cho người xem có ấn tượng con vật như đang sống, vẫn thở nhịp nhàng.

Vốn là người sùng Phật nên đương thời, Thái hậu Ỷ Lan thường vãn cảnh các ngôi chùa danh tiếng, đồng thời cũng để tìm hiểu cuộc sống của dân chúng. Bà rất ham học hỏi, muốn biết tường tận giáo lý đạo Phật. Bà có vai trò quan trọng trong việc phát huy Phật giáo thời ấy. Ngoài việc kê cứu sách Phật, Linh Nhân còn cho đúc chuông, xây chùa khắp nơi. Có lần, bà sai đúc một chiếc chuông lớn cho chùa Diên Hựu (tức chùa Một Cột), tốn công, tốn của nhiều nhưng chuông lại không kêu, đành phải đem bỏ trên cánh đồng trước chùa. Lâu ngày, rùa bò vào ấy ở nên người ta gọi ruộng ấy là Quy Điền (ruộng rùa). Không năm nào mà Linh Nhân không xây và tu bổ lại chùa. Nhất là vào những năm được mùa, chùa, tháp mọc lên liên tiếp ở những nơi danh lam thắng cảnh như núi Tiên Du (Bắc Ninh), An Lão (Kiến An)... Chùa Diên Hựu cũng được trùng tu và xây thêm hai tháp lợp bằng ngói sứ trắng. Tại làng Siêu Loại, quê hương của Linh Nhân, ngôi chùa Sùng Phúc uy nghiêm cũng được dựng lên. Người ta cho rằng, để chuộc tội bức tử Thái hậu Thượng Dương cùng 72 cung nữ nên bà mới cho xây nhiều chùa đến thế. Thực ra Linh Nhân cũng rất hối hận về việc làm tàn nhẫn của mình trước đây và muốn chuộc lại lỗi lầm trên. Bà càng bị day dứt vì vua Nhân Tông đã trưởng thành, đã có hoàng hậu cùng các phi tần, nhưng vẫn chưa có con bị tình trạng hiếm muộn như vua cha ngày xưa.

Trong các chùa Thái hậu Ỷ Lan xây dựng, phải kể đến chùa Lãm Sơn, tức chùa Dạm - ngôi chùa lớn vào bậc nhất Kinh Bắc. Chùa được dựng năm 1086. Vào những năm cuối đời, sau khi xảy ra vụ án “Thái sư Lê Văn Thịnh hóa hổ hại vua” trên hồ Dâm Đàm (Hồ Tây) thì bà lui về tu tại chùa Dạm. Năm 1117, vào mùa thu, Thái hậu Ỷ Lan băng hà. Vua Lý Nhân Tông đặt tên thụy cho bà là Linh Nhân Hoàng Thái hậu. Thái hậu Linh Nhân được táng ở Thọ Lăng, phủ Thiên Đức (đền Bát Đế, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh)...

Nhằm tri ân công đức của Thái hậu Ỷ Lan - người hai lần thay chồng là vua Lý Thánh Tông, thay con là vua Lý Nhân Tông nhiếp chính, được tôn vinh là “Quan Âm nữ”, tôn phong là “Mẫu nghi thiên hạ, thượng đẳng tối linh thần”, được Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam đề nghị UNESCO công nhận là “Người Phụ nữ huyền thoại”; ngày 5-1-2011, đại lễ đúc tượng đồng Hoàng Thái hậu Ỷ Lan đã diễn ra ở đền thờ bà, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm (Hà Nội) trước sự chứng kiến của đông đảo Tăng Ni, Phật tử và du khách thập phương. Mẫu tượng được chọn đúc do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phác thảo trên cơ sở lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học và nhân dân Dương Xá. Tượng được dựng trong tư thế đứng với chiều cao 9,1m, nặng 25 tấn, kèm phù điêu đá xanh và một số công trình phụ trợ khác. Tổng số tiền xây dựng công trình khoảng 22 tỷ đồng, trong đó Nhà nước đầu tư 10 tỷ đồng, Trung ương Hội LHPN tài trợ 1,7 tỷ đồng... và nguồn vốn xã hội hóa.

Việc đúc tượng đài Thái hậu Ỷ Lan sẽ góp phần giúp nhiều người hiểu hơn về một nhân vật lịch sử đặc biệt dưới triều Lý của dân tộc Việt Nam. Từ một thiếu nữ nơi thôn dã, tầng lớp dưới của xã hội phong kiến, bằng sắc đẹp và tài năng của mình, Ỷ Lan đã vươn lên giành ngôi cao tột bậc, trở thành thái hậu (mẹ vua). Dưới sự điều hành quốc gia của Thái hậu Ỷ Lan, đất nước Đại Việt đã có một vị trí đáng tự hào, làm nước lớn nể, nước nhỏ mến phục...

 

Từ Khôi (Theo ĐĐK)


Về Menu

Tượng đài Thái hậu Ỷ Lan: Tôn vinh một nhân vật lịch sử đặc biệt dưới triều Lý

Phòng bách bệnh nhờ đa dạng màu sắc çn thien vien truc lam Đừng trách mùa đông Phật giáo Đà Lạt sẽ hạ thủy 7 đóa thứ duc phat day ve nhan qua dep æ ä½ å loi canh bao cua vi thien su truoc khi lam chung chua giac lam ngoi chua lon tuoi nhat sai gon 機十心 đức lạt ma ole nydahl và con đường 佛教中华文化 lý tưởng cao đẹp của người phật tử Thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ hen suyễn vài suy nghĩ về việc đi chùa của tuổi Lòng từ của cha mẹ hoai linh va nhung nghe sy co duyen voi dao phat giu tam khong cau ue 忉利天 Mẹ tôi ty nhung dong song o giua đề duc phat chi ra 10 an hue cua cuoc doi Phật thủ món quà cho sức khỏe mười nghiệp lành ï¾ å 栃木県 寺院数 hộ tham lam là một liều thuốc độc hai câu chuyện ý nghĩa về dũng khí và Tức Họa xin tư liệu đặc biệt về hậu duệ thánh Ä giáo dục nhân cách trong giáo dục phật Những đức hạnh lý tưởng của người tu tanh di da 5 thay tác giả dalai lama Vu lan cúng dường bố thí đúng pháp ta tu từ những thị phi cuộc đời ban se hanh phuc hon rat nhieu Lễ tưởng niệm Tổ khai sơn chùa Sắc 3 tu bo nhung loi sam hoi cua con toi me テス