Trong những nền văn hóa truyền thống phương Đông, câu nói
Tướng do tâm sinh

“tướng do tâm sinh” rất hay được nhắc đến. Ở đây “tướng” là chỉ hình thức biểu hiện bên ngoài của sự vật, còn sự thay đổi muôn hình vạn trạng của những biểu hiện bên ngoài này đều xuất phát từ trong nội tâm của con người.
Trong Phật giáo, quan niệm “tướng do tâm sinh” là muốn mọi người hiểu rằng “vật trông thấy chưa thật là vật” (khả kiến chi vật, thực vi phi vật), “vạn sự hư vô tồn tại do tâm chướng, tâm người phàm tục toàn là giam ngục” (vạn sự giai không, thực vi tâm chướng; tục nhân chi tâm, xử xử giai ngục). Ở đây, “tướng” là giả tướng, hư tướng, ảo tướng, không phải chân tướng, thực tướng, vì thế nhắn nhủ mọi người không nên câu nệ vào “tướng” để bị khổ vì vật dục của thế gian, muốn đi đến bến bờ hạnh phúc thì phải biết thoát ra.

“Tướng” trong tướng thuật thường là chỉ tướng mạo, là tướng mạo tổng thể, “tướng do tâm sinh” có nghĩa tâm như thế nào thì biểu hiện ra tướng mạo bên ngoài cũng như thế, có thể thông qua diện mạo bên ngoài để biết tâm lý và hành vi của một người.

Nếu bạn đang vui sướng, diện mạo của bạn sẽ ôn hòa, thoải mái, khiến những người khác cũng cảm thấy rằng hành vi và tướng mạo đó thật đẹp đẽ, ngay cả khi nhìn chúng có vẻ đơn điệu và mộc mạc hơn nhiều so với tiêu chuẩn về cái đẹp được chấp nhận hiện nay.

Xưa có một thợ thủ công rất đẹp trai đến từ tỉnh Sơn Đông. Mặc dù anh rất có duyên và lôi cuốn, anh lại thích tạc những hình tượng ma quỷ. Những tác phẩm điêu khắc của anh vô cùng đẹp mắt và sống động, và theo thời gian, việc buôn bán của anh càng ngày càng phát đạt. Một ngày, anh nhìn vào gương và vô cùng kinh ngạc khi thấy rằng diện mạo của mình đã trở nên hung tợn và xấu xí. Anh đã đến gặp rất nhiều danh y nổi tiếng, nhưng không ai có thể giúp được gì.

Chàng trai dừng lại ở một ngôi đền và tâm sự với một người lớn tuổi. Ông lão trả lời: “Tôi có thể giúp điều ước của anh trở thành sự thật, với điều kiện là anh hãy tạc cho tôi một số bức tượng Quan Thế Âm với các dáng điệu khác nhau”. Người nghệ nhân đã đồng ý và bắt đầu nghiên cứu tư tưởng và diện mạo của Phật Bà Quan Âm. Anh cũng cố gắng hết sức để hành động theo đức tính của Ngài, như thể chính mình là đức Quan Âm vậy.

Sau sáu tháng nghiên cứu và làm việc chăm chỉ, anh đã khắc được một số bức tượng của Phật Bà Quan Âm thể hiện lòng từ bi, khoan dung và thần thánh của Ngài. Mọi người rất ngạc nhiên trước những bức tượng sinh động giống như thật. Người nghệ nhân thì ngạc nhiên khi thấy rằng diện mạo của mình đã hoàn toàn thay đổi, giờ đây nhìn anh thật hùng dũng và oai nghiêm.

 
Hình tượng Quan Thế Âm của tác giả Trương Đại Thiên.
Khi bạn phân tích triết lý này từ quan điểm của y học phương Đông cổ đại, sinh lý học và tâm lý học hiện đại, bạn có thể thấy rằng cụm từ “tướng tùy tâm sinh” này rất có ý nghĩa. Mỗi hành động và suy nghĩ mà bạn có trong cuộc đời sẽ được phản ánh thông qua diện mạo của bạn. Bất cứ bạn suy nghĩ và cảm nhận điều gì ở trong nội tâm thì chúng cũng sẽ biểu hiện ra ở ngoại hình và tính cách của bạn.

 Tướng mạo của một người sẽ thay đổi theo tâm niệm thiện ác của người đó.

Kết quả là, nếu nội tâm của bạn yên bình và tĩnh lặng, bạn rất lạc quan, từ bi và ngay chính, cơ thể của bạn sẽ hoạt động một cách trơn tru, bạn sẽ có được một sức khỏe và tinh thần tốt. Điều này tự nhiên sẽ lôi cuốn những người khác đến bên bạn. Vì tâm trạng của bạn sẽ phản ánh trên nét mặt của bạn, nếu tâm trạng tốt chắc chắn sẽ cải thiện ngoại hình của bạn.

Khi trong lòng ta có “Chân, Thiện, Nhẫn”, làm việc theo “Chân, Thiện, Nhẫn” sẽ ảnh hưởng đến xung quanh. Này bạn, liệu bạn đã bỏ công chăm sóc cẩn thận cho tâm hồn của mình chưa?

 
Thiên Long, theo Vision Times

Về Menu

tướng do tâm sinh tuong do tam sinh tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Chuyện suy ngam ve tien bac ï¾ ï¼ Do im lặng cũng là một loại trí tuệ an chay Sống bình an và hiến tặng bình an Tưởng niệm Thánh tử đạo Thích nữ nu dung Da Trái thơm ăn ngon và nhiều dưỡng chất Ăn chay nên ăn đa dạng các loại chất Văn hóa uống trà Nét đẹp truyền dựng ngÒ có hay không đời sống kiếp sau muốn viễn Thủy sám 俱利伽羅劍用處 大乘与小乘的区别 Bệnh nhược cơ dễ gây tử vong chùa nghĩa hòa Sơ lược tiểu sư Tổ Huệ Đăng thien su nhat huu tong thuan 第一 相 正式 lần 5 biểu hiện thiếu vitamin thường thấy 即刻往生西方 phÃƒÆ Pho tượng như người thật ở chùa Quán quả phÃp hồ giå Nhờ Bác Hồ và Phật giáo Cà chua Đậu hủ Thức ăn giàu Hồi ức một quận chúa vãµ Từ thiện Canh củ năng rong biển nhin sau nghi ky de cam thong voi nguoi đêm tuệ giác vô cùng Lễ húy kỵ lần thứ 19 cố Đại lão đức đạt lai lạt ma chúng ta cần một B Thực phẩm chống rét xà O Câu Chuyện Dòng Sông và dịch giả Phùng