Tương bần hay tương của người làng Bần (nay thuộc thị trấn Bần Yên Nhân, Hưng Yên) nổi tiếng thơm ngon khắp cả nước, là đặc sản của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

	Tương làng Bần

Tương làng Bần

 làng Bần, tương là một nghề gia truyền qua các thế hệ. Ngày trước, vào mỗi mùa tương (từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm) nhà nào cũng rục rịch chuẩn bị làm vài ba hũ tương để dùng quanh năm…những năm gần đây do quá trình đô thị hóa và những thông tin về an toàn thực phẩm, khiến nghề làm tương của làng mai một dần. Hiện chỉ một số gia đình còn truyền thống làm tương tại nhà, thay vào đó, tương  được làm theo công nghệ hiện đại, bán trên khắp cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài.



Cô Vân Loan đang dùng đũa đảo để mốc lên màu vàng đều

Nguyên liệu làm tương được người làng Bần chọn gồm gạo nếp, đậu nành, muối. Gạo nếp được vo kỹ, ngâm nước rồi hấp thành xôi. Rải xôi trên nia ( được làm bằng tre) hay trên mặt phẳng rộng phơi nơi thoáng mát cho lên mốc vàng. Mỗi ngày dùng đũa đảo cơm nếp để mốc lên đều. Khi xôi đã thành mốc, nhuộm một màu vàng ươm thì có thể chuẩn bị ngâm đậu nành.



Xôi nếp đang lên mốc vàng

Đậu nành:  loại bỏ những hạt lép, rồi rang trên bếp với ngọn lửa nhỏ để bên trong chín giòn, vỏ ngoài vàng đều. Để nguội đậu nành đã rang, cho vào hũ sành ngâm nước sạch khoảng 1 tuần. Ngâm đậu nành cũng phải rất khéo thì tương mới đạt độ ngon ngọt như mong muốn, nếu ngâm non quá hay già quá một tuần đều có thể ảnh hưởng tới chất lượng tương sau này. Nếu đúng là đặc sản làng Bần thì đậu nành, gạo nếp đều được trồng trên chính đất của làng, uống nước của làng, thì tương làm ra sẽ thơm ngon hơn nhiều.



Chum sành dùng để ngâm và ủ tương ở làng Bần

Sau một tuần ngâm đậu nành, dùng nước ngâm này cho mốc vào bóp nhuyễn, khi mốc đã nhuyễn cho thêm đậu nành, muối vào đảo đều. Muốn tương ngon, phải ngâm trong những chiếc chum (vại) bằng sành. Vì khi mang tương ra ngoài nắng phơi, ánh sáng mặt trời làm nóng chum, giúp tương chín nhanh hơn. Trời càng nhiều nắng thì tương chín càng nhanh. Để tương nhuyễn và lên màu, người làm tương phải thường xuyên khuấy tương vào buổi sáng, và trưa. Tương phải được phơi nắng ít nhất 2 tháng, và cao hơn có thể từ 2 đến 3 năm. Tương càng được phơi kỹ trong nắng thì càng dậy mùi. 



Tương bần

Khi tương đã chín, chiết tương từ những chum sành sang hũ, chai lọ...để dùng dần. Cũng từ đây tương bần bắt đầu lên phố, đi khắp các vùng miền của Việt Nam. Tương bần rất dễ ăn, ăn kèm với bánh đúc, đậu phụ chiên, rau muống, cà… hay dùng để làm gia vị cho các món canh, kho cá… Vị ngọt thơm của nếp, nồng ngậy của tương kết hợp với nhau làm nên hương vị đặc sản không lẫn vào đâu được của người dân làng Bần.

Đoàn Xuân (PNTPHCM)


Về Menu

Tương làng Bần

thức tỉnh khi đọc bức thư của chàng Chiếc bạnh dầu chuyến tu di keo tre lo xuan thi Thiên thu tuyệt tác hoa thuong duy luc Ăn chay làm giảm lượng phát thải khí Cảm ơn đạo phật trong văn học dân gian việt Khánh Hòa Lễ húy nhật tổ khai sơn chùa đau mot rÃƒÆ Tt vi sao ta cu mai dam me trong tinh yeu áp em là sen gì thế the dang sau cau chuyen vi dai gia ngay nao cung an nuoi ác khẩu làm tổn thương người khác dÃƒÆ Củ cải kho tương ăn cơm ngon Tôi không ghét ai hết ao anh cua tam Lá đu đủ có thể chữa sốt xuất Tùy bút Gói tình thương mang về Củ sen hạt sầu riêng kho tương 天地八陽神咒經 詞典 Đất chùa bồng lai thế Phòng LÃm Năm nguyên tắc của sức khỏe tinh ruc Chi phat a di da Bức thư của một chú cún chua an quang Bông Phật giáo lời thật thì mất lòng lòng vị tha pháp hành cần thiết trên Nộm thập nhị nhân duyên