Tương bần hay tương của người làng Bần (nay thuộc thị trấn Bần Yên Nhân, Hưng Yên) nổi tiếng thơm ngon khắp cả nước, là đặc sản của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

	Tương làng Bần

Tương làng Bần

 làng Bần, tương là một nghề gia truyền qua các thế hệ. Ngày trước, vào mỗi mùa tương (từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm) nhà nào cũng rục rịch chuẩn bị làm vài ba hũ tương để dùng quanh năm…những năm gần đây do quá trình đô thị hóa và những thông tin về an toàn thực phẩm, khiến nghề làm tương của làng mai một dần. Hiện chỉ một số gia đình còn truyền thống làm tương tại nhà, thay vào đó, tương  được làm theo công nghệ hiện đại, bán trên khắp cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài.



Cô Vân Loan đang dùng đũa đảo để mốc lên màu vàng đều

Nguyên liệu làm tương được người làng Bần chọn gồm gạo nếp, đậu nành, muối. Gạo nếp được vo kỹ, ngâm nước rồi hấp thành xôi. Rải xôi trên nia ( được làm bằng tre) hay trên mặt phẳng rộng phơi nơi thoáng mát cho lên mốc vàng. Mỗi ngày dùng đũa đảo cơm nếp để mốc lên đều. Khi xôi đã thành mốc, nhuộm một màu vàng ươm thì có thể chuẩn bị ngâm đậu nành.



Xôi nếp đang lên mốc vàng

Đậu nành:  loại bỏ những hạt lép, rồi rang trên bếp với ngọn lửa nhỏ để bên trong chín giòn, vỏ ngoài vàng đều. Để nguội đậu nành đã rang, cho vào hũ sành ngâm nước sạch khoảng 1 tuần. Ngâm đậu nành cũng phải rất khéo thì tương mới đạt độ ngon ngọt như mong muốn, nếu ngâm non quá hay già quá một tuần đều có thể ảnh hưởng tới chất lượng tương sau này. Nếu đúng là đặc sản làng Bần thì đậu nành, gạo nếp đều được trồng trên chính đất của làng, uống nước của làng, thì tương làm ra sẽ thơm ngon hơn nhiều.



Chum sành dùng để ngâm và ủ tương ở làng Bần

Sau một tuần ngâm đậu nành, dùng nước ngâm này cho mốc vào bóp nhuyễn, khi mốc đã nhuyễn cho thêm đậu nành, muối vào đảo đều. Muốn tương ngon, phải ngâm trong những chiếc chum (vại) bằng sành. Vì khi mang tương ra ngoài nắng phơi, ánh sáng mặt trời làm nóng chum, giúp tương chín nhanh hơn. Trời càng nhiều nắng thì tương chín càng nhanh. Để tương nhuyễn và lên màu, người làm tương phải thường xuyên khuấy tương vào buổi sáng, và trưa. Tương phải được phơi nắng ít nhất 2 tháng, và cao hơn có thể từ 2 đến 3 năm. Tương càng được phơi kỹ trong nắng thì càng dậy mùi. 



Tương bần

Khi tương đã chín, chiết tương từ những chum sành sang hũ, chai lọ...để dùng dần. Cũng từ đây tương bần bắt đầu lên phố, đi khắp các vùng miền của Việt Nam. Tương bần rất dễ ăn, ăn kèm với bánh đúc, đậu phụ chiên, rau muống, cà… hay dùng để làm gia vị cho các món canh, kho cá… Vị ngọt thơm của nếp, nồng ngậy của tương kết hợp với nhau làm nên hương vị đặc sản không lẫn vào đâu được của người dân làng Bần.

Đoàn Xuân (PNTPHCM)


Về Menu

Tương làng Bần

nguyện chuoi hat trong doi song ban tre พระร ตนตร ย 加持 thượng Thử bàn về hai cuộc kiết tập kinh anh hai bÃÆ nhat thiền là biết cách làm chủ thân khẩu Nằm 人生七苦 Þ y nghia cua viec cung nuoc tren ban tho phat loi ich hanh gia tri chu dai bi 1934 น ทานอ สป Vai trò ngôi chùa trong việc giáo dục 楞嚴咒 福袋 否卦 i Đi chùa ăn chay huong viên thương Tuá 每天都能聽到同行善友的善行 佛經 thuan theo tu nhien la mot loai phuc 佛说如幻三昧经 西南卦 ç æˆ ï¾ 建菩提塔的意义与功德 lÃ Æ 既濟卦 放下凡夫心 故事 僧秉 Món ăn chay bổ dưỡng 三身 Tạp bút Lề đời Văn hóa uống trà Nét đẹp truyền お寺小学生合宿 群馬 Về một bức thủ bút chữ Nôm của Bồ พนะปาฏ โมกข 一仏両祖 読み方 çŠ トo ï¾ ï½