Tổ sanh năm 1895, tại xã Phổ Nhì, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Tên đời là Võ Hóa. Xuất gia năm 22 tuổi. Pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, thuộc dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh. Tổ đình Chúc Thánh - Hội An.

	Tưởng niệm Hòa thượng Tổ Khánh Anh (1895-1961)

Tưởng niệm Hòa thượng Tổ Khánh Anh (1895-1961)

- Thượng thủ Giáo hội Tăng già Toàn quốc (1959)

- Pháp chủ Giáo hội Tăng già Nam Việt (1957)

- Chứng minh Đạo sư Hội Phật học Nam Việt (1955)

- Pháp sư Hội Lưỡng Xuyên Phật học Trà Vinh (1935)

- Giáo sư Trường Gia Giáo chùa Giác Hoa - Bạc Liêu (1927)

- Trụ trì chùa Long An (1931), Phước Hậu (1942), Trà Ôn - Vĩnh Long

Tổ sanh năm 1895, tại xã Phổ Nhì, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Tên đời là Võ Hóa. Xuất gia năm 22 tuổi. Pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, thuộc dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh. Tổ đình Chúc Thánh - Hội An.

Tổ viên tịch ngày 31 tháng Giêng, Tân Sửu (1961), tại chùa Long An - Trà Ôn - Vĩnh Long.

Tổ Khánh Anh là một vị cao tăng của miền Nam đã sản sinh ra Hòa thượng Thích Thiện Hoa cũng là một bậc cao tăng. Và rồi nảy sinh ra một người cháu là Hòa thượng Thích Thanh Từ. Quả là:

Sông Trà Ôn thao thao dòng Phật thủy

Trời Đồng Nai vòi vọi đạo vàng cao.

(Thơ Vũ Hoàng Chương)

Sông Trà Ôn là như vậy. Ngọt lịm chất phù sa trên dòng Cửu Long diệu kỳ:

"Phước" từ trước như bể cả sông sâu Thỏ lội ngập đầu Voi đi ướt đít

"Hậu" về sau tợ đường dài đất rộng Cò bay thẳng cánh Chó chạy ngay đuôi.

Hòa thượng Tổ Khánh Anh đã xướng lời như vậy.

chuaphatquang.jpg

"Bể cả sông sâu" đó chính là "Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp" (Vòi vọi không trên Pháp thật hay). Pháp Phật đà, Ôi! Hay biết dường nào. Hòa thượng Tổ đã nếm được hương vị đó. Ngài đã "Nguyện giải Như Lai chơn thực nghĩa" (Nguyện hiểu nghĩa chơn thật của Như Lai). Pháp mầu vi diệu đó như "sông sâu" khiến "Thỏ phải lội ngập đầu", đó là hàng "Tiểu căn, Tiểu trí" không kham nổi "Đại cơ đại dụng" nên bị chìm lỉm trong pháp mầu của Như Lai, không thấy được "Như Lai khai bí quyết". Trong khi đó thì hàng "Đại căn, Đại trí" nghe thấm ướt mát mẻ vô cùng, khác nào như con Voi được tắm mát trong dòng nước ngập mông "ướt đít".

Sông Trà Ôn là vậy! "Thao thao dòng Phật thủy".

Hòa thượng Tổ Khánh Anh, vì vậy, phà lên sức sống: "Phật tánh" để tuyên dương pháp mầu.

Sinh thời, Tổ đã nhiệt tâm hoằng hóa pháp Như Lai. Ngài đã từng nhắc nhở Tăng Ni, Phật tử rằng:

Tu mà không học là tu mù

Học mà không tu là đãy sách.

Vấn đề "Tu" và "Học" được Ngài dạy một cách rõ ràng là vậy.

"Tu" là phải học. Nhất định là phải học. Không học mà tu đó là "Tu mù" (Tu mù rất là nguy hiểm chẳng khác nào người mù đi bên bờ vực thẳm mà không gậy!).

Có "Học" mà không chịu thực hiện cái học để mà "Tu" thì chẳng khác gì như cái đãy, cái cần xé đựng sách vở mà thôi. Việc này chỉ là vô ích, vô nghĩa.

"Học" và "Tu" đây là hai việc tối quan trọng của một người nguyền đi theo con đường Phật. Ngài thật xứng đáng là một vị "Pháp chủ".

Ngài luôn mong mỏi những người có duyên với Phật đều được lợi ích, giác ngộ trên con đường hành đạo. Qua bài thơ "Vịnh Ổ Rồng", Ngài đã nhắn nhủ, nhắc nhở người có duyên với Phật, với chùa rằng:

"Cỏ chi mọc ở lưng chừng?

Kẻ hô Ướp quả người xưng Ổ Rồng

Thật là cây sống giữa đồng

Khác hơn những cỏ trong vồng ngoài nương

Lá như thay chỉ bốn phương

Xòe lên như đỡ, dưới nâng như dìu

Nương đây bóng mát sớm chiều

Gốc da giác ngộ ít nhiều hay chăng?!"

Tấm lòng của Hòa thượng Tổ Khánh Anh là như vậy! Giác ngộ là vấn đề chính, trọng đại nhất mà người có duyên ở chùa được các bậc thầy dìu dẫn, chăm sóc cho, hãy sớm mà giác ngộ để tự độ mình và độ chúng sanh. Giác ngộ cái gì? - Đó là, hãy sớm giác ngộ: Phật tánh.

Hôm nay, lễ giỗ lần thứ 49 của Hòa thượng Tổ, toàn thể môn nhân pháp quyến, để tưởng niệm công ơn sâu dày khai hóa Pháp bảo Như Lai đã thành tâm đại trùng tu ngôi già lam nơi Tổ viên tịch gọi là cúng dường lên giác linh của Ngài. Ngôi chùa Long An cổ tự đã được đại trùng tu và cử hành Lễ lạc thành vào đúng ngày Tổ viên tịch, 30 tháng Giêng năm Canh Dần – 2010.

Nguyện cầu Giác linh Tổ chứng minh cho tấm lòng thành của chúng con.

TK.Thích Phước Tú


Về Menu

Tưởng niệm Hòa thượng Tổ Khánh Anh (1895 1961)

long tu bi va van de cong ly thach thuc lon cua phat giao 虛空法界 chớ phải mất bao lâu để học cách lắng tai sinh y nghia cua su giac ngo Tùy bút Ơn thầy vo giet chong vi dau nen noi học phật treo comungphat dan nhung uoc mo da gia trong hoai Lâm Đồng Lễ đại tường Đại lão Giàu có lÃÅ Nguyễn Sinh Sắc Một tín đồ Phật moc ban kinh phat chua vinh nghiem duoc cong nhan mười lăm điều đáng để suy ngẫm trong 経典 Ăn gì để giảm viêm nhiễm 26 con vao da tụng kinh di san hay rac day huyen dieu vo uu Trái tim bất tử Kỳ cuối Bí mật Bánh xèo chay giòn ngon dễ làm Sự tương đồnggiữa kinh Vu lan trong Hán Lễ húy kỵ vua Cảnh Thịnh tại chùa 27 hanh phuc chan thuc Lễ húy kỵ Tổ khai sơn tổ đình Nghĩa khßi Cái chữ của mạ bình an Trẻ đẹp nhờ ăn nấm 佛教中华文化 đại luận sư vô trước quan điểm của phật giáo về việc nói ai tham dinh khong tuc la sac Trẻ đẹp nhờ ăn nấm Hãy quay về nương tựa chính mình Hạt bí đỏ giàu chất dinh dưỡng và nguồn gốc hình tượng rồng việt trong quÃƒÆ niem vui con do tri tam bao luc Gió