GNO - Hòa thượng thế danh là Nguyễn Văn Cung, sinh tháng 6 năm Kỷ Sửu (1889) vào triều Thành Thái...

TT-Huế:

Tưởng niệm HT.Thích Tịnh Hạnh (1889 - 1933)

GNO - Sáng qua, 16-9 (23-8-Giáp Ngọ), tại tổ đình Tường Vân (Trần Thái Tông, P.Thủy Xuân, TP.Huế), chư tôn đức Tăng Ni trong sơn môn pháp phái đã cử hành lễ tưởng niệm húy nhật cố HT.Thích Tịnh Hạnh.

1 hue 2.jpg
Chư tôn đức PG Huế và sơn môn pháp phái tưởng niệm HT.Thích Tịnh Hạnh

Đến dâng hương, đảnh lễ và cử hành lễ húy nhật có chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni môn phái tổ đình Tường Vân.

Chư tôn đức đã thành kính đảnh lễ giác linh cố Hòa thượng, ôn lại cuộc đời và đạo nghiệp của ngài với những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo Tăng tài.

Theo đó, Hòa thượng thế danh là Nguyễn Văn Cung, sinh tháng 6 năm Kỷ Sửu (1889) vào triều Thành Thái nguyên niên, ở làng Dưỡng Mong thượng, tổng Ngọc Anh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên.

Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Toán, pháp danh Trừng Qui, tự Thiện Toán, hiệu Tịnh Căn, cụ bà là Tôn Nữ Phước Lý, pháp danh Trừng Tế, hiệu Diên Long. Ngài sinh ra trong một gia đình mang cốt cách Nho giáo ở phía Nam kinh thành Huế. Nơi đây phong cảnh làng quê hữu tình, sau sông, chung quang là ruộng lúa, cả làng dân tình hiền hòa.

Song thân ngài đều một lòng tin kính Tam bảo. Nhà có em ruột là HT.Thích Tịnh Khiết - Tăng thống Giáo hội (thế danh Nguyễn Văn Kính). Ngài và em được cha mẹ chiều theo ý nguyện - cho xuất gia ở tuổi thiếu niên tại chùa Tường Vân, thờ Hòa thượng Thanh Thái làm thầy. Năm đó, ngài vừa tròn 16 tuổi.

1 hue 1.jpg
Chân dung cố Hòa thượng được thờ tại tổ đường Tường Vân

Tám năm sau, Hòa thượng Vĩnh Gia mở Đại giới đàn ở chùa Phước Lâm (Quảng Nam), ngài được thọ Cụ túc giới (1910) - lúc ngài được 21 tuổi và được Hòa thượng Bổn sư ban cho pháp danh Trừng Hương, tự Thiền Duyệt, hiệu Tịnh Hạnh.

Sau đó, ngài ra chùa Thiên Hưng theo học lớp Phật pháp do Hòa thượng Huệ Pháp mở tại đây. Vào năm Khải Định thứ 5, Hòa thượng Phước Chỉ viên tịch, ngài được tông môn công cử làm toạ chủ tổ đình Tường Vân. Ngài cũng thường tới chùa Tây Thiên và Trúc Lâm để nghe Hòa thượng Phước Huệ ở chùa Thập Tháp tỉnh Bình Định ra giảng.

Năm 1932, ngài được Hội An Nam Phật học cung thỉnh vào Ban Chứng minh đại Đạo sư cho Hội tại Huế cùng với các Đại lão Hòa thượng Phước Huệ, Hòa thượng Giác Tiên, Hòa thượng Giác Nhiên và Hòa thượng Tịnh Khiết...

Do cuộc sống kham khổ, công việc Phật sự đa đoan, sức khỏe giảm sút nhanh chóng nên ngài đã thu thần thị tịch lúc 4 giờ sáng ngày 24-8-Kỷ Sửu (13-10-1933), hưởng dương 45 tuổi, 23 Hạ lạp.

PG Huế


Về Menu

Tưởng niệm HT.Thích Tịnh Hạnh (1889 1933)

song cho ban than va hay yeu khong hoi tiec Chị em nghiền thực phẩm chay mùa 戒淫汇说 そうとうしゅう Bồi Bồ ภะ ï¾ å 佛教四劫 co đâu Tham thâm lận mạt lấn bán to hiep phÃp Cảnh 萬分感謝師父 阿彌陀佛 三身 hoc phat Cưỡi xe đạp giúp giảm một nửa nguy 佛教中华文化 ทำว ดเย น çŠ Trẻ nhìn màn hình trong bao lâu thì an 五痛五燒意思 một bông hồng trắng vo 山地剝 高島 白話 Điều Bệnh viêm khớp mãn tính tình yêu cổ Tranh luận về hiếu giữa Phật giáo và truyện lục tổ huệ năng phần 3 Ngủ Lý æ ä½ å 曹洞宗 長尾武士 Ước mơ của con và 10 bông hoa gạo coi Cuộc vận động chống chế độ Ngô 人鬼和 hãy dịu dàng như nước vượt qua nỗi cô đơn Ước mơ của con và 10 bông hoa gạo cay 経典 น ท Ð Ð Ð chua bat thap 持咒 出冷汗 luãƒæ n