GNO - Hòa thượng thế danh là Nguyễn Văn Cung, sinh tháng 6 năm Kỷ Sửu (1889) vào triều Thành Thái...

TT-Huế:

Tưởng niệm HT.Thích Tịnh Hạnh (1889 - 1933)

GNO - Sáng qua, 16-9 (23-8-Giáp Ngọ), tại tổ đình Tường Vân (Trần Thái Tông, P.Thủy Xuân, TP.Huế), chư tôn đức Tăng Ni trong sơn môn pháp phái đã cử hành lễ tưởng niệm húy nhật cố HT.Thích Tịnh Hạnh.

1 hue 2.jpg
Chư tôn đức PG Huế và sơn môn pháp phái tưởng niệm HT.Thích Tịnh Hạnh

Đến dâng hương, đảnh lễ và cử hành lễ húy nhật có chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni môn phái tổ đình Tường Vân.

Chư tôn đức đã thành kính đảnh lễ giác linh cố Hòa thượng, ôn lại cuộc đời và đạo nghiệp của ngài với những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo Tăng tài.

Theo đó, Hòa thượng thế danh là Nguyễn Văn Cung, sinh tháng 6 năm Kỷ Sửu (1889) vào triều Thành Thái nguyên niên, ở làng Dưỡng Mong thượng, tổng Ngọc Anh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên.

Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Toán, pháp danh Trừng Qui, tự Thiện Toán, hiệu Tịnh Căn, cụ bà là Tôn Nữ Phước Lý, pháp danh Trừng Tế, hiệu Diên Long. Ngài sinh ra trong một gia đình mang cốt cách Nho giáo ở phía Nam kinh thành Huế. Nơi đây phong cảnh làng quê hữu tình, sau sông, chung quang là ruộng lúa, cả làng dân tình hiền hòa.

Song thân ngài đều một lòng tin kính Tam bảo. Nhà có em ruột là HT.Thích Tịnh Khiết - Tăng thống Giáo hội (thế danh Nguyễn Văn Kính). Ngài và em được cha mẹ chiều theo ý nguyện - cho xuất gia ở tuổi thiếu niên tại chùa Tường Vân, thờ Hòa thượng Thanh Thái làm thầy. Năm đó, ngài vừa tròn 16 tuổi.

1 hue 1.jpg
Chân dung cố Hòa thượng được thờ tại tổ đường Tường Vân

Tám năm sau, Hòa thượng Vĩnh Gia mở Đại giới đàn ở chùa Phước Lâm (Quảng Nam), ngài được thọ Cụ túc giới (1910) - lúc ngài được 21 tuổi và được Hòa thượng Bổn sư ban cho pháp danh Trừng Hương, tự Thiền Duyệt, hiệu Tịnh Hạnh.

Sau đó, ngài ra chùa Thiên Hưng theo học lớp Phật pháp do Hòa thượng Huệ Pháp mở tại đây. Vào năm Khải Định thứ 5, Hòa thượng Phước Chỉ viên tịch, ngài được tông môn công cử làm toạ chủ tổ đình Tường Vân. Ngài cũng thường tới chùa Tây Thiên và Trúc Lâm để nghe Hòa thượng Phước Huệ ở chùa Thập Tháp tỉnh Bình Định ra giảng.

Năm 1932, ngài được Hội An Nam Phật học cung thỉnh vào Ban Chứng minh đại Đạo sư cho Hội tại Huế cùng với các Đại lão Hòa thượng Phước Huệ, Hòa thượng Giác Tiên, Hòa thượng Giác Nhiên và Hòa thượng Tịnh Khiết...

Do cuộc sống kham khổ, công việc Phật sự đa đoan, sức khỏe giảm sút nhanh chóng nên ngài đã thu thần thị tịch lúc 4 giờ sáng ngày 24-8-Kỷ Sửu (13-10-1933), hưởng dương 45 tuổi, 23 Hạ lạp.

PG Huế


Về Menu

Tưởng niệm HT.Thích Tịnh Hạnh (1889 1933)

佛教与佛教中国化 trà Š赞观音文 nhin va lam chu cai gian Ð Ð³Ñ 康 惡 萬分感謝師父 阿彌陀佛 有人願意加日我ㄧ起去 sơ lượt về cuộc đời trưởng lão hòa トO thien thu trong tung khoanh khac chuong ii Vi 佛教的出世入世 lÃƒÆ đừng phẠn 正智舍方便 tuong chua song tien 氣和 Khảo về thân trung ấm 人生是 旅程 風景 Cung 一吸一呼 是生命的节奏 乾九 佛教 临终关怀 đôi nét về y phục của phật giáo việt de thue duoi goc nhin cua mot tu si phat giao 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 dem thap nen tri an ve cha me nhieu cam xuc hóa chua lanh tam san han Dạy con hiếu thuận dieu uoc sao bang テ Sáu công dụng trị bệnh của nghệ Leo vách núi và thái cực quyền giúp Mẹ 大法寺 愛知県 Ä Chùa Phú Thạnh Chùa Truông Ăn uống thế nào để khỏe mạnh Về お墓の墓地 霊園の選び方 chùa đại thánh quán Hãy cẩn thận khi ăn nấm Tỳ Sa Môn Thiên Vương chua dong ngo ngÒ 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟