GNO - Hòa thượng thế danh là Nguyễn Văn Cung, sinh tháng 6 năm Kỷ Sửu (1889) vào triều Thành Thái...

TT-Huế:

Tưởng niệm HT.Thích Tịnh Hạnh (1889 - 1933)

GNO - Sáng qua, 16-9 (23-8-Giáp Ngọ), tại tổ đình Tường Vân (Trần Thái Tông, P.Thủy Xuân, TP.Huế), chư tôn đức Tăng Ni trong sơn môn pháp phái đã cử hành lễ tưởng niệm húy nhật cố HT.Thích Tịnh Hạnh.

1 hue 2.jpg
Chư tôn đức PG Huế và sơn môn pháp phái tưởng niệm HT.Thích Tịnh Hạnh

Đến dâng hương, đảnh lễ và cử hành lễ húy nhật có chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni môn phái tổ đình Tường Vân.

Chư tôn đức đã thành kính đảnh lễ giác linh cố Hòa thượng, ôn lại cuộc đời và đạo nghiệp của ngài với những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo Tăng tài.

Theo đó, Hòa thượng thế danh là Nguyễn Văn Cung, sinh tháng 6 năm Kỷ Sửu (1889) vào triều Thành Thái nguyên niên, ở làng Dưỡng Mong thượng, tổng Ngọc Anh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên.

Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Toán, pháp danh Trừng Qui, tự Thiện Toán, hiệu Tịnh Căn, cụ bà là Tôn Nữ Phước Lý, pháp danh Trừng Tế, hiệu Diên Long. Ngài sinh ra trong một gia đình mang cốt cách Nho giáo ở phía Nam kinh thành Huế. Nơi đây phong cảnh làng quê hữu tình, sau sông, chung quang là ruộng lúa, cả làng dân tình hiền hòa.

Song thân ngài đều một lòng tin kính Tam bảo. Nhà có em ruột là HT.Thích Tịnh Khiết - Tăng thống Giáo hội (thế danh Nguyễn Văn Kính). Ngài và em được cha mẹ chiều theo ý nguyện - cho xuất gia ở tuổi thiếu niên tại chùa Tường Vân, thờ Hòa thượng Thanh Thái làm thầy. Năm đó, ngài vừa tròn 16 tuổi.

1 hue 1.jpg
Chân dung cố Hòa thượng được thờ tại tổ đường Tường Vân

Tám năm sau, Hòa thượng Vĩnh Gia mở Đại giới đàn ở chùa Phước Lâm (Quảng Nam), ngài được thọ Cụ túc giới (1910) - lúc ngài được 21 tuổi và được Hòa thượng Bổn sư ban cho pháp danh Trừng Hương, tự Thiền Duyệt, hiệu Tịnh Hạnh.

Sau đó, ngài ra chùa Thiên Hưng theo học lớp Phật pháp do Hòa thượng Huệ Pháp mở tại đây. Vào năm Khải Định thứ 5, Hòa thượng Phước Chỉ viên tịch, ngài được tông môn công cử làm toạ chủ tổ đình Tường Vân. Ngài cũng thường tới chùa Tây Thiên và Trúc Lâm để nghe Hòa thượng Phước Huệ ở chùa Thập Tháp tỉnh Bình Định ra giảng.

Năm 1932, ngài được Hội An Nam Phật học cung thỉnh vào Ban Chứng minh đại Đạo sư cho Hội tại Huế cùng với các Đại lão Hòa thượng Phước Huệ, Hòa thượng Giác Tiên, Hòa thượng Giác Nhiên và Hòa thượng Tịnh Khiết...

Do cuộc sống kham khổ, công việc Phật sự đa đoan, sức khỏe giảm sút nhanh chóng nên ngài đã thu thần thị tịch lúc 4 giờ sáng ngày 24-8-Kỷ Sửu (13-10-1933), hưởng dương 45 tuổi, 23 Hạ lạp.

PG Huế


Về Menu

Tưởng niệm HT.Thích Tịnh Hạnh (1889 1933)

仏壇 おしゃれ 飾り方 市町村別寺院数順位 Ð Ð³Ñ 班禅额尔德尼 Những cách giảm huyết áp 浄土宗 2006 ý nghĩa của cầu nguyện 佛教書籍 vinh nghiem 寺庙的素菜 一日善缘 緣境發心 觀想書 佛教算中国传统文化吗 福生市永代供養 nguyen Phật giáo Từ tượng vua Lý ở Hà Nội đến 净土网络 ç åÆ åÆ æ º 深恩正 vu lan 父母呼應勿緩 事例 二哥丰功效 文殊 否卦 cùng cầu nguyện tịnh tâm truyền năng 簡単便利 戒名授与 水戸 Ão オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ lòng biết ơn cần thể hiện thế nào cho Tai biến mạch máu não Xin nhớ ba chữ ทาน 供灯的功德 仏壇 拝む 言い方 ประสบแต ความด ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 饿鬼 描写 築地本願寺 盆踊り Æ 墓地の販売と購入の注意点 Từ Quận chúa Hồ Thị Hạnh đến Sư 曹村村 å Bánh cúng món ăn mùi nhớ 日本的墓所 香港六宝典 饒益眾生 五観の偈 曹洞宗 ao nhu lai 川井霊園 モダン仏壇 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 横浜 永代供養墓