GNO - Trên cương vị lãnh đạo tối cao, bằng trí tuệ, đức độ cao thâm, Hòa thượng đã dấn thân không mệt mỏi...

	Tưởng niệm HT.Thích Tịnh Khiết

Tưởng niệm HT.Thích Tịnh Khiết

GNO - Ngày 13-2-2012, tại tổ đình Tường Vân, TP.Huế, môn đồ tứ chúng bổn tự đã trang nghiêm cử hành lễ tưởng niệm 39 năm ngày Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết viên tịch.

Chư tôn giáo phẩm Thường trực Ban Trị sự THPG Thừa Thiên Huế, các tổ đình tự viện và đông đảo Phật tử các đạo tràng, đoàn chúng đã đến đảnh lễ và tưởng niệm.

03.jpg

Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết trước phương trượng ở chùa Tường Vân Huế

Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết, thế danh Nguyễn Văn Kỉnh, sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (17-12-1891) tại làng Dưỡng Mong, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Năm Bính Ngọ (1906), xuất gia với Đại lão HT.Thanh Thái Phước Chỉ (1858-1921), tại chùa Tường Vân; Năm 19 tuổi (Canh Tuất-1910) được đặc cách thọ Tỳ-kheo Bồ-tát giới và được Bổn sư ban Pháp danh là Trừng Thông, Pháp tự là Chơn Thường.

Năm Canh Thân (1920), ngài đắc pháp, được Bổn sư ban pháp hiệu là Tịnh Khiết. Năm Quý Dậu (1933), ngài đảm nhận chức vị trú trì chùa Tường Vân.

Năm Mậu Dần (1938) sau khi xây dựng xong chùa Hội quán Từ Đàm, An Nam Phật học hội cung thỉnh ngài kiêm nhiệm trú trì và Chứng minh đạo sư của hội.

Năm Canh Thìn (1940), ngài làm Giám đốc Đạo hạnh cho Viện Cao đẳng Phật học tại tổ đình Báo Quốc.

Đầu năm Tân Mão (1951), Hòa thượng chứng minh và chủ tọa Hội nghị thành lập Giáo hội Tăng già Trung Việt tại chùa Linh Quang, Huế.

Năm Kỷ Hợi (1959) Đại hội kỳ III của Tổng Hội Phật giáo Việt Nam họp tại chùa Ấn Quang, Sài Gòn, toàn thể Hội nghị đã cung thỉnh Hòa thượng đảm nhận ngôi vị Hội chủ.

Những năm sau đó, những cuộc đàn áp, khủng bố liên tiếp xảy ra, nặng nề nhất là ở các tỉnh thuộc Trung nguyên và Cao nguyên Trung phần ngày càng nghiêm trọng, vào ngày 2-2-1962 (6-1-Nhâm Dần), Đại lão Hòa thượng đã ký văn thư gởi Ngô Đình Diệm và Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, với khuyến cáo “Tôi muốn tránh cho lịch sử dân tộc một chấm đen, đồng thời muốn ngăn ngừa một tai họa cho quốc gia, khi mà hàng Phật tử thấy cần bảo vệ đúng mức tôn giáo của mình!”

Thế nhưng chính quyền Ngô Đình Diệm đã không chịu lắng nghe, tiếp tục khủng bố, đàn áp lại càng diễn ra khốc liệt hơn. Vì thế, cuộc đấu tranh của Phật giáo mùa Hè năm Quý Mão (1963) đã bùng phát mạnh mẽ.

Trên cương vị lãnh đạo tối cao, bằng trí tuệ, tài năng và đức độ cao thâm của một bậc Tăng-già 72 tuổi, Hòa thượng đã dấn thân không mỏi mệt để dẫn dắt cho phong trào, vẫn luôn đồng cam cộng khổ cùng chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử để lèo lái cho phong trào đến ngày thành tựu.

Đầu năm Giáp Thìn (1964), Hội nghị của 11 Giáo phái và Hội đoàn Phật giáo tại Sài Gòn, Hòa thượng cung cử lên ngôi vị Đệ nhất Tăng thống GHPGVNTN.

Đại lão Hòa thượng viên tịch vào lúc 20 giờ, 45 phút ngày 23 tháng Giêng năm Quý Sửu (ngày 25-2-1973), trụ thế 82 tuổi đời và 63 tuổi đạo.

Hàng ngàn người đã nhận ân giáo dưỡng, đặc biệt là sự khuyến tấn tu học, nhiệt tâm phụng sự Đạo pháp và Dân tộc nơi ngài, nhiều đệ tử của Đại lão Hoà thượng đã phần nào noi gương ngài có những đóng góp cho Phật giáo, trong đó phải kể đến HT.Thích Minh Châu, HT.Thích Chơn Thiện, HT.Thích Chơn Tế, HT.Thích Chơn Hương…

Hôm nay, Tăng chúng tổ đình Tường Vân, Huế và chư tôn đức Tăng Ni thành kính đảnh lễ kỷ niệm 39 năm ngày Đại lão Hòa thượng viên tịch để tưởng niệm công hạnh tu tập và hoằng dương Phật pháp của ngài, đặc biệt là khả năng nhiếp phục nội ma, ngoại chướng và vô cùng sáng suốt để lèo lái con thuyền Giáo hội đến một thời kỳ hưng thịnh, đóng góp xứng đáng công sức vào trang lịch sử vàng son của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại...

Không Lực


Về Menu

Tưởng niệm HT.Thích Tịnh Khiết

b羅i hàn sơn tự hoc Tp chua ly quoc su biet cuối sự kiện quan trọng nhất cuộc đời Tiếng chim mầu nhiệm lòng ï¾ï½ Ăn chay ngày ấy 泰卦 Mỡ tôi ơi mi mê lầm rồi trái toi muon nhin thay nu cuoi cua ban tinh xa ngoc tam Mẹ về chốn bình an Đa dạng sắc màu ẩm thực chay nguoc ch羅a đôi nét về cuộc đời sư bà hải dạo nía con se thong minh hon khi duoc bo quan tam lá ƒ nghệ thuật hạnh phúc trong thế giới phap luan cong co phai phap mon cao cap cua phat việt mat ngu Nguy cơ ung thư đối với trẻ thụ tinh Công đức ăn sテΠnÃu thuÑc hành vấn đề hộ niệm cho người sắp lâm Dâu Đau do lở miệng triệu chứng và điều Những đóng góp của các thương gia em thấy nhân duyên là thấy pháp tự tánh di đà 2 怎么面对自己曾经犯下的错误 tự tánh di đà 2 đức phật và nền hòa bình nhân loại Nhớ khói quê nhà Xương rồng thường Giáo cha me va con cai la moi nhan duyen tu kiep truoc Phật giáo cha oi chi nam phut nua thoi メス hòa thượng thích tâm nguyện 1917 Khái niệm thời gian trong Phật giáo đọc day Đồng Tháp Lễ tưởng niệm cố CÃn nguong vong chon kinh Nguyên Bài thuốc đông y trị sởi lăn Tưởng niệm Đức Đệ nhị Pháp niêm