GNO - Trên cương vị lãnh đạo tối cao, bằng trí tuệ, đức độ cao thâm, Hòa thượng đã dấn thân không mệt mỏi...

	Tưởng niệm HT.Thích Tịnh Khiết

Tưởng niệm HT.Thích Tịnh Khiết

GNO - Ngày 13-2-2012, tại tổ đình Tường Vân, TP.Huế, môn đồ tứ chúng bổn tự đã trang nghiêm cử hành lễ tưởng niệm 39 năm ngày Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết viên tịch.

Chư tôn giáo phẩm Thường trực Ban Trị sự THPG Thừa Thiên Huế, các tổ đình tự viện và đông đảo Phật tử các đạo tràng, đoàn chúng đã đến đảnh lễ và tưởng niệm.

03.jpg

Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết trước phương trượng ở chùa Tường Vân Huế

Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết, thế danh Nguyễn Văn Kỉnh, sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (17-12-1891) tại làng Dưỡng Mong, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Năm Bính Ngọ (1906), xuất gia với Đại lão HT.Thanh Thái Phước Chỉ (1858-1921), tại chùa Tường Vân; Năm 19 tuổi (Canh Tuất-1910) được đặc cách thọ Tỳ-kheo Bồ-tát giới và được Bổn sư ban Pháp danh là Trừng Thông, Pháp tự là Chơn Thường.

Năm Canh Thân (1920), ngài đắc pháp, được Bổn sư ban pháp hiệu là Tịnh Khiết. Năm Quý Dậu (1933), ngài đảm nhận chức vị trú trì chùa Tường Vân.

Năm Mậu Dần (1938) sau khi xây dựng xong chùa Hội quán Từ Đàm, An Nam Phật học hội cung thỉnh ngài kiêm nhiệm trú trì và Chứng minh đạo sư của hội.

Năm Canh Thìn (1940), ngài làm Giám đốc Đạo hạnh cho Viện Cao đẳng Phật học tại tổ đình Báo Quốc.

Đầu năm Tân Mão (1951), Hòa thượng chứng minh và chủ tọa Hội nghị thành lập Giáo hội Tăng già Trung Việt tại chùa Linh Quang, Huế.

Năm Kỷ Hợi (1959) Đại hội kỳ III của Tổng Hội Phật giáo Việt Nam họp tại chùa Ấn Quang, Sài Gòn, toàn thể Hội nghị đã cung thỉnh Hòa thượng đảm nhận ngôi vị Hội chủ.

Những năm sau đó, những cuộc đàn áp, khủng bố liên tiếp xảy ra, nặng nề nhất là ở các tỉnh thuộc Trung nguyên và Cao nguyên Trung phần ngày càng nghiêm trọng, vào ngày 2-2-1962 (6-1-Nhâm Dần), Đại lão Hòa thượng đã ký văn thư gởi Ngô Đình Diệm và Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, với khuyến cáo “Tôi muốn tránh cho lịch sử dân tộc một chấm đen, đồng thời muốn ngăn ngừa một tai họa cho quốc gia, khi mà hàng Phật tử thấy cần bảo vệ đúng mức tôn giáo của mình!”

Thế nhưng chính quyền Ngô Đình Diệm đã không chịu lắng nghe, tiếp tục khủng bố, đàn áp lại càng diễn ra khốc liệt hơn. Vì thế, cuộc đấu tranh của Phật giáo mùa Hè năm Quý Mão (1963) đã bùng phát mạnh mẽ.

Trên cương vị lãnh đạo tối cao, bằng trí tuệ, tài năng và đức độ cao thâm của một bậc Tăng-già 72 tuổi, Hòa thượng đã dấn thân không mỏi mệt để dẫn dắt cho phong trào, vẫn luôn đồng cam cộng khổ cùng chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử để lèo lái cho phong trào đến ngày thành tựu.

Đầu năm Giáp Thìn (1964), Hội nghị của 11 Giáo phái và Hội đoàn Phật giáo tại Sài Gòn, Hòa thượng cung cử lên ngôi vị Đệ nhất Tăng thống GHPGVNTN.

Đại lão Hòa thượng viên tịch vào lúc 20 giờ, 45 phút ngày 23 tháng Giêng năm Quý Sửu (ngày 25-2-1973), trụ thế 82 tuổi đời và 63 tuổi đạo.

Hàng ngàn người đã nhận ân giáo dưỡng, đặc biệt là sự khuyến tấn tu học, nhiệt tâm phụng sự Đạo pháp và Dân tộc nơi ngài, nhiều đệ tử của Đại lão Hoà thượng đã phần nào noi gương ngài có những đóng góp cho Phật giáo, trong đó phải kể đến HT.Thích Minh Châu, HT.Thích Chơn Thiện, HT.Thích Chơn Tế, HT.Thích Chơn Hương…

Hôm nay, Tăng chúng tổ đình Tường Vân, Huế và chư tôn đức Tăng Ni thành kính đảnh lễ kỷ niệm 39 năm ngày Đại lão Hòa thượng viên tịch để tưởng niệm công hạnh tu tập và hoằng dương Phật pháp của ngài, đặc biệt là khả năng nhiếp phục nội ma, ngoại chướng và vô cùng sáng suốt để lèo lái con thuyền Giáo hội đến một thời kỳ hưng thịnh, đóng góp xứng đáng công sức vào trang lịch sử vàng son của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại...

Không Lực


Về Menu

Tưởng niệm HT.Thích Tịnh Khiết

long biet on can the hien the nao cho dung hoa giai nhung rac roi trong quan he gia dinh theo hóa giải những rắc rối trong quan hệ Ăn uống thế nào để khỏe mạnh noi quan diem cua phat giao ve van de chuyen gioi quan điểm của phật giáo về vấn đề lắng Bí quyết giảm nguy cơ đột quỵ lần quan diem cua phat giao ve van de hop tuoi nhau gioi thieu ve niem tin trong phat hoc hoa giai xung dot vo chong qua nhung loi phat day dao phat dang lan truyen den nhung vung moi me nhu chung ta song chu khong don thuan chi la ton tai LÃƒÆ m Tiếng chim mầu nhiệm chương ii phật giáo sau thời hai bà đạo phật đang lan truyền đến những Tương quan Tăng sĩ Cư sĩ và vấn đề duc phat da xu su nhu the nao khi chung kien ca đức phật đã xử sự như thế nào khi đức phật chỉ ra 10 ân huệ của cuộc ngam ve cach dung tu gieo duyen khi noi ve phat như ng nhi n nhâ n sai lâ m cu a phâ t giai thoai ve vi tam giao thien tang phat an dai 10 dieu nhan nhu toi ban than luc doi mat voi moi 10 điều nhắn nhủ tới bản thân lúc ngu vi tan va nhung dieu cam ky trong viec an sanh thien hay lua chon mot ton giao chan chinh cho quả báo phải chịu khi nói lời ác Ä Ã³n ï¾ cau sieu va tao phuoc de hoi huong cho huong linh Bàn tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn Lễ Vu Lan xa mẹ Sỏi đỏ giấy bổi vàng Tản mạn chuyện khai bút đầu năm Sơ lược tiểu sư Tổ Huệ Đăng vầng Món chay Xíu mại sa kê củ sen 成住坏空 tịnh xá ngọc trang Đậu hũ chiên giòn gioi thieu sach moi nhat cua thien su thich nhat giới thiệu sách mới nhất của thiền Ão duyên khởi và vô ngã phúc gioi thieu buc thu tam huyet cua su co phap hy