Có những vị Tôn túc, khi họ đã vĩnh viễn xa ta, ta mới nhận ra mình đã mất một cái gì quý giá Bởi ngày thường, những người ấy vẫn sống lặng lẽ, thậm chí khuất lấp đâu đó giữa dòng đời
Tưởng niệm Tổ sư Minh Đăng Quang - Còn lại những bài pháp

Có những vị Tôn túc, khi họ đã vĩnh viễn xa ta, ta mới nhận ra mình đã mất một cái gì quý giá. Bởi ngày thường, những người ấy vẫn sống lặng lẽ, thậm chí khuất lấp đâu đó giữa dòng đời.


Tổ Sư Minh Đăng Quang nguyên Tổ khai sáng Hệ Phái Khất Sĩ Việt Nam là một trong những người như vậy, cũng sống như bao nhiêu người khác trên thế gian này.

Nhưng có những điểm đặc biệc là giác ngộ và trí huệ hơn thường và Ngài có một đời sống an lạc trong giáo pháp Phật đà, hành theo hạnh Khất sĩ thời bấy giờ để hoằng dương chánh pháp cho chúng sanh, hạnh Khất sĩ là thay Đức Thế Tôn: “Đem đạo vào đời, vì lợi ích chúng sanh”.

Ngày mùng 01 tháng 02 năm Giáp Ngọ (1954), với 32 tuổi đời, vừa tròn 10 năm hoằng hoá. Khi Chư Tôn Hoà Thượng, Thượng Toạ, Đại Đức Tăng Ni – Phật Tử được tin Tổ Sư vắng bóng. Tôi được nghe đến sự Vắng Bóng của Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang do Chư Tôn đức kể lại, trong tâm khảm của tôi dâng lên lòng thương tưởng đến một vị Thánh Tăng vì Phật Pháp; vì Chúng sanh mà Ngài nghiêm cứu Giáo pháp Nam Bắc Phật Giáo từ đó lấy trung đạo mà khai sáng Hệ Phái Khất Sĩ Việt Nam.

Nghe xong tôi có một cảm giác tróng rỗng trong lòng. Khi đọc lại cuốn Chơn Lý của Ngài viết để lại cho hậu nhân, tôi chợt hiểu: Tôi sanh ra thì Tổ Sư đã Vắng bóng lâu lắm rồi, ước gì Tôi sanh thời đó để được hiểu Ngài hơn và nghe những lời dạy của Tổ Sư chắc hạnh phúc lắm. Trong Kinh Pháp Hoa có viết: “Được thân huệ mạng là khó, gặp thiện tri thức và học pháp khó hơn”, sư thật chúng ta không phủ nhận được vì Tổ Sư đã vắng bóng.

Tổ Sư Minh Đăng Quang tên thật Nguyễn Thành Đạt, tự Lý Hườn, sinh ra đời ngày 26 tháng 9 năm Quý Hợi (1923) tại làng Phú Hậu, Tam Bình, Vĩnh Long. Năm 15 tuổi (1973), đi Nam Vang học đạo. Năm 19 tuổi về Sài Gòn. Đầu năm 22 tuổi, Ngài về Thất Sơn xuất gia học đạo. Ngài chu du khắp miền Thất sơn trọn một năm. Sau đó, Ngài đã tham thiền suốt bảy ngày đêm và ngộ chứng ý pháp “Thuyền Bát Nhã” tại Mũi Nai Hà Tiên. Từ đó Ngài đi Khắp Miền Nam mà cứu độ chúng sanh.

Mãn khai vô thượng liên đài,
Trang nghiêm thị hiện Như Lai toạ thiền.

Ngài phát nguyện “Nôi truyền Thích Ca Chánh Pháp”, noi gương Phật Tăng xưa sống đời phạm hạnh giải thoát.

Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Dục cùng sanh tử lộ
Khất hoá độ xuân thu.

Trong những buổi thuyết pháp, Ngài luôn luôn kêu gọi Tăng đồ trở về với giới luật và nên sống chung tu học. Tổ sư kêu gọi nhân loại hãy thương yêu nhau: “không tự lấy để trừ tham, không tự làm để tránh ác”. Và Ngài cũng khuyến khích mọi người hãy cùng chung xây dựng một cõi đời đạo đức, một xứ thiên đường, một cuộc sống an vui hạnh phúc cho nhân loại ngay tại trần gian này bằng cách:

Mỗi người phải biết chữ
Mỗi người phải thuộc giới
Mỗi người phải tránh ác
Mỗi người phải (học đạo) làm thiện.

Con đường ấy kêu là đạo. Đạo của cuộc sống là xin nhau sống chung, Đạo của Biết là hcoj sống chung, đạo của Linh là tu chung. Chư Tăng Ni xuất gia theo con đường mà Ngài chỉ, Tăng Ni  là người học đạothời bấy giờ có trên trăm vị, còn Phật tử quy y thọ giới tại gia cũng cả vạn người. Tịnh xá được thành lập hơn 20 ngôi tại các tỉnh Miền Đông và Miền Tây. Ngài hành đạo khoảng mười năm thì thọ nạn và vắng bóng.

Đọc lại những bài pháp trong cuốn Chơn Lý của Tổ Sư, tôi tin, nhiều bài pháp nhỏ đó sẽ bình thản, an lạc trong giáo pháp Phật đà sau khi Ngài vắng bóng, và sẽ còn lại rất lâu. Giống như chư Tôn Đức những người hậu nhân học và hành trong Chơn Lý đã thành đạt trong nhà Phật. Trong chúng ta có một niềm an ủi: dù Tổ Sư vắng bóng, nhưng Chơn Lý Tổ Sư còn lại với ta, còn lại với cuộc đời muôn nỗi gian nan trong cuộc sống này. Vậy cũng là được.
 

SƯ HUỆ NGHIÊM (Học Viện K.7)
 


Về Menu

tưởng niệm tổ sư minh đăng quang còn lại những bài pháp tuong niem to su minh dang quang con lai nhung bai phap tin tuc phat giao hoc phat

テ 七五三 大阪 Tiểu 香炉とお香 おりん 木魚のお取り寄せ 築地本願寺 盆踊り Vu lan con trai nói với ba 蒋川鸣孔盈 Gia Lai Lễ húy kỵ cố Trưởng lão L盻 CÃn trương 供灯的功德 n廕簑 Khám phá mới về các chất chống イス坐禅のすすめ 簡単便利 戒名授与 水戸 別五時 是針 hÓn 阿修羅 川井霊園 お仏壇 お供え 色登寺供养 随喜 tuc 佛教算中国传统文化吗 こころといのちの相談 浄土宗 己が身にひき比べて 元代 僧人 功德碑 五戒十善 浄土宗 2006 tÕng อธ ษฐานบารม Vipassana อธ ษฐานบารม Lễ húy nhật lần thứ 35 của cố äºŒä ƒæ ส วรรณสามชาดก cÃn 藥師琉璃光如來本願功德經 五観の偈 曹洞宗 曹洞宗総合研究センター 忍四 お札の仏壇への供え方 即刻往生西方 精霊供養 佛经讲 男女欲望 霊園 横浜 父母呼應勿緩 事例 必使淫心身心具断 bên 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢